Top 9 đặc sản Sơn La độc lạ gây ấn tượng khó quên
1. Vịt Chiềng Mai
Vịt Chiềng Mai là giống vịt đặc sản Sơn La, từ lâu đã nổi tiếng thơm ngon. Nó có xương nhỏ, da màu vàng, thịt thơm ngọt và mềm nhưng không bị bở. Các đầu bếp ở bản Chiềng Mai (Mai Sơn) dùng vịt để chế biến thành các món vịt luộc, vịt om măng, vịt xào sả ớt, vịt rang riềng,… Cắn vào miếng thịt vịt này, bạn sẽ cảm nhận được một hương vị đặc biệt không thể hòa lẫn vào đâu được.
2. Bê chao
Bê chao Mộc Châu (Sơn La), được xem là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Món ăn với thịt bê mềm, thơm, có mùi sả với lớp da giòn “sần sật” ăn kèm tương bần đậm đà khiến cho món ăn trở nên đậm vị hơn. Thêm vào đó là một vài cọng rau thơm như bạc hà, ngò rí, rau rừng, nên khi ăn đến đâu bạn sẽ thấy được hương vị của nó tuyệt vời đến đó. Với người dân Sơn La, ăn bê chao, nhâm nhi cùng chút rượu táo mèo là điều tuyệt vời.
3. Cháo mắc nhung
Cháo được nấu từ quả mắc nhung sẽ có một mùi thơm đặc biệt kèm vị béo. Quả mắc nhung là món quà của Tây Bắc dành tặng cho người Sơn La. Loại quả này có vị ngăm đắng, hơi the cay và có chút ngọt. Quả mắc nhung được nấu cùng gạo nếp trong nước hầm xương nhiều giờ, tạo nên món ăn vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng.
4. Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp hay còn được biết đến là món cá gập nướng, món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. Với món ăn này, người ta phải chọn cá thật tươi sống, sau đó làm sạch, ướp đầy đủ gia vị như sả, gừng, ớt rừng, rau thơm, mắc khén… rồi nướng trên than củi. Thịt cá sau khi nướng vẫn giữ nguyên độ ngọt, dai tự nhiên. Các hương vị của núi rừng hòa quyện vào từng thớ cá. Món cá nướng này thường được chấm cùng chẩm chéo hoặc ăn cùng xôi nếp Tây Bắc, sẽ khiến cho bạn dễ “phát nghiện” hơn.
5. Nộm da trâu
Nộm da trâu là món ăn độc lạ, cực ấn tượng với cách chế biến công phu có sự góp mặt của các nguyên liệu và gia vị địa phương như: mắc khén, mùi ta, trám rừng, lạc rang, rau thơm… Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu sẽ khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi, không quên hương vị núi rừng Tây Bắc.
Thật lạ khi miếng da trâu đen xì, dầy bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn lại biến thành món ăn cực hấp dẫn trong mắt nhiều thực khách. Khi thái mỏng tang, sẽ thấy miếng da trâu có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại “sần sật”, giòn giòn và là lạ.
6. Nậm pịa
Nậm pịa là một món ăn độc lạ. Nguyên liệu để làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”. Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi.
Có nhiều người, khi trông thấy bát nậm pịa lúc đầu và ngửi thấy mùi đã không ăn được. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi vị thì những miếng tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi.
7. Rêu suối
Nghe tên “rêu suối” có vẻ lạ nhưng nó lại trở thành món ăn khá quen thuộc của người Thái, bản Mòng (Sơn La). Rêu xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo khác nhau như rêu nộm; rêu hấp; rêu nấu với măng đắng bằng nước luộc gà, xương hầm; rêu xào tóp mỡ ăn với xôi… Món nào cũng mang hương vị ngon ngọt, hấp dẫn riêng.
Thịt trâu gác bếp với hương vị thơm của thịt đã khiến món ăn này trở nên “đắt giá” hơn và được dữ trữ làm thức ăn phổ biến của đồng bào Thái, Sơn La. Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc đồ lại cho thịt mềm, dễ ăn. Món này hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp, mùi thơm không trộn lẫn cùng vị tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn của hạt mắc khén.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Du lịch Tây Bắc: Lạc vào biển mây tựa tiên cảnh ở Tà Xùa
Du lịch Tây Bắc, thưởng thức món gỏi cá nhảy Sơn La độc đáo
Hồ Tiền Phong – Sơn La, vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc