Tìm về Nhà cổ Mã Mây, không gian lưu giữ nét đẹp Hà Nội xưa

38

Hà Nội là một thành phố ngàn năm văn hiến và cũng là thủ đô của Việt Nam. Trải qua những năm tháng lịch sử, Hà Nội ngày nay đang trở thành một thành phố hiện đại đầy năng động. Tuy nhiên trong đó, có những dấu ấn của một Hà Nội xưa vẫn còn được lưu giữ cho tới nay trong căn . Ngôi nhà với nét cổ kính, là một điểm nhấn trong lòng Hà thành.

nhà cổ Mã Mây

Mặt tiền nhà khá rộng

nhà cổ Mã Mây

Khoảng sân ngăn cách các không gian

nhà cổ Mã Mây

Tờ hướng dẫn tham quan

Vẫn còn rất nhiều ngôi nhà cổ còn tồn tại cho tới ngày nay tại Hà Nội. Tuy nhiên, căn nhà cổ 87 Mã Mây có kiến trúc đặc biệt, được bảo tồn, là một phần ký ức không thể quên của người dân nơi đây. Ngày xưa căn nhà này thuộc sở hữu của tư nhân và đã trải qua một vài đời chủ. Cùng với sự bảo trợ của Hội đồng thành phố Toulouse (Pháp), căn nhà đã được Ban Quản lý Phố Cổ tiến hành bảo tồn từ năm 1999.

Lịch sử của Nhà cổ Mã Mây

Ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỉ XIX, đây là 1 trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội còn giữ được cấu trúc gần như nguyên vẹn của nhà cổ Hà Nội. Do đó, ngôi nhà được đưa vào diện bảo tồn để lưu giữ lại dấu ấn của một Hà Nội xưa.

nhà cổ Mã Mây

Nơi đây được công nhận là Di sản

nhà cổ Mã Mây

Không gian đậm chất Hà Nội xưa

Qua nhiều thế kỷ, chủ nhân của ngôi nhà đã thay đổi nhiều lần. Vào trước năm 1945, một gia chủ kinh doanh bán gạo đã ở đây, sau năm đó, ngôi nhà được một thương gia người Hoa bán thuốc bắc mua lại để ở và kinh doanh. Sau khi gia đình này di cư vào nam, Nhà nước đã quản lý ngôi nhà cổ này. Tiếp theo đó, có 5 gia đình được cho phép sinh sống ở đây cho đến năm 1999. Ngôi nhà được bảo tồn với sự hợp tác giữa thành phố Hà Nội và Toulouse – Pháp trong một dự án. Mọi kết cấu, vật liệu xây dựng, kiến trúc, những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên. Căn nhà 87 Mã Mây được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận là Di sản cấp quốc gia vào ngày 16 tháng 2 năm 2004.

Kiến trúc đặc trưng của nhà xưa Hà Nội

Với diện tích 157,6 m2, ngôi nhà cổ được xây dựng vuông góc với đường phố, chiều dài 28m, chiều rộng 5m, mặt hậu 6m. Ngôi nhà đã tuân theo cách suy nghĩ của người xưa là đất làm nhà nên nở hậu, có ý nghĩa sẽ mang lại phúc lộc cho đến nhiều đời sau.

nhà cổ Mã Mây

Gian đầu tiên của ngôi nhà

Tìm hiểu về kết cấu của ngôi nhà, các bạn có thể thấy rằng kết cấu chịu lực chính là gỗ, gồm có hệ thống cột gỗ và dầm gỗ, và kèo gỗ. Tường bao xung quanh là tường gạch với kỹ thuật xây dựng truyền thống từ xa xưa (gạch được đúc đặc thủ công bằng vữa vôi, không sử dụng xi măng). Hệ thống kết cấu mái là hệ thống kèo gỗ theo kiểu nhà dân gian truyền thống (chồng rường). Mái nhà dốc về hai phía được lợp bằng ngói ta, gồm có 2 lớp ngói: lớp ngói lót là ngói chiếu, lợp ngói bên trên là ngói mũi hài. Các chi tiết trong kiến trúc của ngôi nhà đều được xây dựng theo phương pháp đối xứng với nhau, cửa đi ở giữa, hai bên là hai cửa rộng dùng làm nơi bán hàng. Cửa sổ rộng giáp với mặt phố là cửa lùa bằng gỗ ván đặt theo chiều đứng và có thể tháo ra được, còn các cửa ra vào với cửa bán hàng là cửa bức bàn có then cài. Cửa ra vào tầng hai của lớp nhà hai được thiết kế theo kiểu cửa thượng song hạ bản, có trang trí hình khắc gỗ tứ quý. Phía trên cửa đi và cửa bán hàng là phần ô cửa thông thoáng được trang trí bằng các con tiện gỗ chạy dọc suốt mặt tiền. Vì vậy, khi phần cửa dưới được đóng toàn bộ thì phần cửa trên chính là nơi để lấy ánh sáng và thông gió cho toàn bộ ngôi nhà.

nhà cổ Mã Mây

Khu vực bể nước

Ngôi nhà cổ này là một minh chứng cho kiến trúc truyền thống tại một trung tâm đô thị cũ của Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 và dành để giao thương, buôn bán. Hà Nội được biết đến với những ngôi nhà ống, và căn nhà này cũng không ngoại lệ. Nhà ống là một dạng ống dài, hẹp và được chia thành các khu vực phục vụ mọi nhu cầu của gia đình, thương mại và nơi ở. Ngay khi bước vào bên trong, các bạn sẽ thấy những khoảng trống lớn.

Được tạo thành từ ba gian nhà sắp xếp và nối tiếp nhau, ngôi nhà được ngăn cách bởi các sân và lấy ánh sáng từ giếng trời. Công trình này được chia thành nhiều lớp nhà. Lớp ngoài cùng là căn phòng đầu tiên tại tầng trệt được dành cho việc buôn bán và khu vực tiếp khách được đặt tại giữa gian phòng. Lớp nhà này không có vách ngăn và thông ra phố. Bộ bàn ghế được làm bằng gỗ đặt chính giữa và có một bộ ấm trà dùng để mời khách thưởng trà. Trên hai cột trụ bằng gỗ là hai câu đối được viết trên nền đỏ. Phía hai bên của căn phòng dùng để trưng bày cổ vật xưa như tranh, bình gốm…

nhà cổ Mã Mây

Đồ vật đều mang dấu ấn thời gian

Đi qua một khoảng sân, các bạn sẽ tới lớp nhà thứ hai, gian nhà hậu hay còn được cho là phòng khách. Gian phòng này có một bộ bàn tròn và bốn ghế gỗ được dùng cho việc ăn uống. Khu vực thứ hai này còn trưng bày cả khung dệt, đồ gốm sứ chủ yếu từ làng gốm Bát Tràng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác.

nhà cổ Mã Mây

Bộ bàn ghế gỗ “bề thế”

Lớp nhà phía sau cùng là khu vực kho hàng và bếp. Những chiếc kiềng, chạn hay mâm đồng… hiện ra rất ấm áp, yên bình và gọn gàng. Mọi đồ vật ở đây làm cho cho ta gợi nhớ lại những điều xưa cũ với bếp nấu bằng củi, tro chấu. Sự ngăn nắp của gian bếp cũng đủ cho các bạn hình dung về tài nội trợ, nữ công gia chánh của người con gái Hà Thành xưa.

nhà cổ Mã Mây

Bếp củi ngày xưa

nhà cổ Mã Mây

Gian bếp

Tầng hai là khu vực phòng ngủ và khu vực tiếp khách riêng. Ở gian phòng này, gia chủ kê một sập gụ tủ chè ở chính giữa, trên tường treo một bức đại tự, hai bên là hai thanh bảo kiếm. Bức tranh tứ bình vẽ tùng cúc trúc mai thanh nhã đối diện với bức đại tự. Toàn bộ kiến trúc thể hiện sự sung túc và giàu có cũng như sang trọng của chủ nhân ngôi nhà.

nhà cổ Mã Mây

Không gian tầng 2

Mái hiên phía trước phòng ngủ tại tầng hai có kết cấu vỏ cua theo lối kiến trúc Trung Hoa. Trên hai đầu đỉnh mái ngói có hai khối hình chữ nhật nhô lên được xây bằng gạch, gọi là trụ đấu mái. Tường giáp với hai nhà liền kề được xây cao 1m, trang trí giật tam cấp và giảm chiều cao để chống cháy và chống thấm. Từ trụ đấu mái tới bờ nóc đều được trang trí gờ chỉ.

nhà cổ Mã Mây

Sập gỗ

Nối giữa các phòng đều là cấu trúc xuyên phòng, tận dụng khoảng không để kê đồ vật sát một mặt tường dọc. Do nhu cầu của người dân lúc đó còn đơn giản, họ chưa cần phải có những khoảng không gian riêng tư như ngày nay, vì vậy việc xây dựng không gian xuyên suốt từ gian phòng này sang phòng khác là điểm đặc trưng nổi bật của không gian nhà ở xưa.

nhà cổ Mã Mây

Hành lang dẫn sang không gian khác

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, một căn nhà truyền thống ở Việt Nam không thể thiếu phòng thờ. Có một đoạn thơ rất hay được treo tại gian phòng này:

Nếu ai đó bỏ tổ tiên không thờ phụng, tức là quên đi nguồn gốc của mình. Bàn thờ biểu thị sự gần gũi giữa con người thực tại với thế giới tâm linh. Trong ngôi nhà, phòng thờ được đặt tại nơi trang trọng nhất, năm ở tầng hai phía trước. Bàn thờ được đặt ngay ngắn chính giữa gian phòng. Trên tường có treo các hoành phi, câu đối.

Nhà cổ ngày nay

Sau hơn 100 năm tồn tại trên mảnh đất thủ đô, Nhà cổ hiện nay đã trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Hà Nội. Đồng thời cũng là nơi kết hợp trưng bày các sản phẩm thủ công của các làng nghề như trà, dệt lụa hay gốm sứ… Đến với nhà cổ vào mùa đông, nơi đây còn được trang trí bởi những loài hoa đặc trưng của Hà Nội như cúc hoạ mi hay hoa đào khoe sắc. Nhà cổ 87 Mã Mây thực sự là một nơi lưu giữ dấu mốc vững vàng cho lịch sử phát triển kiến trúc của phố cổ Hà Nội.

nhà cổ Mã Mây

Bình cúc hoạ mi trắng tinh khôi

nhà cổ Mã Mây

Toàn cảnh không gian “bán hàng”

nhà cổ Mã Mây

Sản phẩm chè đặc sản