Thương nhớ một thời các loại rau miền Tây dân dã

82


Thương nhớ một thời các loại rau miền Tây dân dã

Ảnh minh họa: Miền Tây nổi tiếng với các loại rau dân dã.

Rau dệu

Nhắc đến các loại rau miền Tây không thể nào bỏ qua món rau dệu, đây là một loại rau thuộc họ dền, còn có tên là “diếp không cuốn”, “rau diếp bò”. Rau có màu xanh đậm, trên thân được tô điểm thêm những bông hoa trắng, mọc hoang tại bờ ruộng, ao có nước, ven đường, nơi ẩm thấp,…

Rau vừa ngon, cung cấp dinh dưỡng lại có nhiều công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh như: chữa vô sinh, ngăn ngừa ung thư, trị quáng gà, giúp ngủ ngon, chữa bệnh trĩ, chữa bệnh vàng da,… Được biết, rau khá mềm, thường được nấu cùng tép sẽ giúp tăng thêm hương vị thơm ngon và đặc biệt cho món ăn.

Rau trai

Rau trai cũng là một loại rau quen thuộc của miền Tây, rau trai hay còn được gọi với tên khác là “rau trai thường” thuộc họ thài lài. Thân rau thường ngã xuống, lá hình ngọn giáo hoặc lá thuôn. Ở gốc không cuốn, có bẹ rộng 1- 2cm, dài khoảng 2 – 10cm.

Rau trai có tính hơi lạnh, vị ngọt nhẹ, có tác dụng chống viêm, giải nhiệt, tiêu sưng, lợi tiểu. Toàn cây thường được sử dụng để làm thuốc. Rau khô hay tươi đều được sử dụng để điều trị viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Rau trai xào tỏi. Ảnh: songmoi.vn.

Rau trai thường được chế biến thành nhiều món ăn cho gia đình chẳng hạn như: rau trai xào tỏi, rau trai luộc chấm tương, rau trai nấu canh,… Mỗi món sẽ có một hương vị khác nhau nhưng nhìn chung đều mang đến một món ăn thơm ngon thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe.

Rau muống

Rau muống đồng cọng đỏ. Ảnh: Fb Shop Thuận Food.

Rau muống là một loại rau phổ biến và có mặt ở hầu khắp các chợ miền Tây. Rau muống cũng có nhiều ở nhà người dân, đặc biệt là những ao nước. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong rau muống có chứa khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Rau được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon trong mâm cơm của người dân miền Tây như: rau muống ngâm chua ngọt, rau muống xào, rau muống nấu canh chua hay ăn với lẩu, thậm chí có thể ăn sống rau muống cũng rất ngon,…

Dưa rau muống. Ảnh: ngoisao.vnexpress.net.

Rau ngổ

Đây là một loại rau được trồng phổ biến ở miền Tây, ưa nước, có thân mảnh, sống nhờ phù sa trên sông mà không cần bùn đất. Thường bắt gặp rau mọc theo bờ ruộng, đìa, ao,… Mặc dù không cần phải chăm sóc hay bón phân nhưng có thể thấy rau phát triển khá nhanh và thích nghi rất tốt với môi trường sống.

Rau ngổ thường chế biến thành rất nhiều món chẳng hạn như: rau ngổ xào tỏi, rau ngổ nấu canh chua, rau ngổ luộc,… Mặc dù rau có chút vị đắng nhưng không đáng kể nên vẫn được mọi người ở nhiều độ tuổi yêu thích.

Rau ngổ xào thịt bò. Ảnh: Thanh Hà/Báo Người Lao Động.

Rau càng cua

Rau càng cua khá ngon và được nhiều người yêu thích. Là một loại rau bình dị, mộc mạc, thường xuất hiện vào mùa mưa do nó khá yêu thích môi trường ẩm ướt.

Rau càng cua. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Rau càng cua chứa nhiều dưỡng chất, có tác dụng tan máu ứ, giải độc, khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết. Thường được dùng để chữa các bệnh viêm họng, viêm ruột thừa, đau nhức xương khớp,…

Mắm kho ăn cùng với rau càng cua. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Đặc biệt, rau càng cua dùng làm gỏi rất ngon, vị chua chua của rau khi được trộn cùng nước mắm chua ngọt giúp mang đến một hương vị mới lạ và rất kích thích vị giác. Ngoài rau càng cua bóp gỏi, rau cũng được chế biến thành nhiều món ngon khác như: càng cua nấu canh cua, rau càng cua xào,… Chính vì hương vị khá dễ ăn, không quá nhiều mùi nồng hay đắng mà rau luôn được mọi lứa tuổi yêu thích.

Rau càng cua trộn.

Rau đọt nhãn lồng

Ảnh: Báo Pháp Luật.

Tại các vùng quê của miền Tây, nhãn lồng được coi như rau mọc hoang, được người dân bẻ về nấu những món ăn thanh đạm, tốt cho sức khỏe như: nấu canh tép, luộc,… Rau có vị nhẫn nhẹ và có hương thơm dễ chịu. Bên cạnh đó, có thể dùng để nấu nước giúp giảm cân, an thần, điều trị viêm da, bệnh lỵ, thần kinh suy nhược,… Với nhiều người không chịu được vị đắng thì sẽ không chuộng lắm loại rau này.

Đọt nhãn lồng luộc.

Rau lang

Cũng giống như rau muống, rau lang là một trong những loại rau được săn đón ở miền Tây. Rau lang dân dã, có vị ngọt thanh rất dễ ăn. Rau này thường được chế biến thành nhiều món ăn như: rau lang xào tỏi, rau lang luộc, rau lang ăn cùng lẩu mắm,… Tuy là loại rau dân dã nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong bữa cơm gia đình, giúp cho bữa cơm trở nên đủ vị, đầy đủ và đẹp mắt với màu xanh mãn nhãn.

Với người miền Tây, rau lang chính là một món quà trời ban, ngày nay rau lang cũng trở thành một loại rau được nhiều người yêu thích và nâng cấp thành món ăn sang trọng trong các nhà hàng cao cấp.

Rau lang luộc.

Rau đắng

Vị đắng của rau đắng sẽ khiến cho người ăn nhớ hoài nhớ mãi. Rau rất dễ sống, hiền hòa và có khả năng phân nhánh nên sẽ dễ tìm thấy ở ruộng trồng khoai, ngô, sắn, nương rẫy, ven đường hoặc ở các bãi sông. Loại rau mộc mạc, giản dị này là thành phần không thể thiếu trong các món lẩu mắm, ăn sống, cháo cá lóc,.. hoặc nấu canh cá, canh tép cũng rất bắt cơm. Để giảm vị đắng, người dân thường luộc để chấm với tương, chao, thịt hoặc cá kho.

Ảnh: GC/Vnexpress.

Canh rau đắng cá lóc.

Rau cải trời

Cải trời thường mọc dại ở bờ ruộng, bãi đất trống, vườn,.. Lá và nhánh có lông hơi dính, hương thơm, mép có khía răng, lá mọc so le. Cải trời được coi là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày và chữa bệnh rất hiệu quả.

Rau được sử dụng ăn hàng ngày, có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe. Các bạn có thể ăn sống cùng với các loại rau khác để chấm với cá, thịt kho. Ngoài ra, có thể luộc rau, xào, ăn với lẩu hoặc nấu canh rất ngon, thanh mát cơ thể.

Canh cải trời. Ảnh: Báo Phụ Nữ.

Theo iVIVU.com

Xem thêm bài viết:

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Gà “ăn mày” – Đặc sản lạ tai đầy cuốn hút của người miền Tây

Các món ăn miền Tây độc đáo được nấu từ trái bần