Thành Nhà Hồ – Tòa thành đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới

18

Thành Nhà Hồ là một trong những khu di tích lịch sử lâu năm ở Thanh Hóa được xây dựng từ thời nhà Trần. Đây là một trong số ít những tòa thành bằng đá còn sót lại trên thế giới nên thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Không chỉ mang nhiều ý nghĩa lịch sử, Thành Nhà Hồ còn có giá trị cao về văn hóa, kiến ​​trúc. Cùng bỏ túi cẩm nang du lịch và xách balo lên để bắt đầu chuyến hành trình khám phá Thành Nhà Hồ ngay thôi nào!

Giới thiệu sơ lược về kiến trúc Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ được xây dựng chỉ trong 3 tháng và sau đó tiếp tục hoàn thiện cho đến năm 1402. Địa hình ở đây hiểm trở, núi dốc và sông bao quanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong việc phòng thủ quân sự, vừa có thể phát huy được ưu thế về mặt giao thông đường thủy.

Thành nội được thiết kế theo hình chữ nhật với chiều dài 870,5m theo chiều Bắc – Nam và 883,5m theo chiều Đông sang Tây. Bốn thành Nam – Bắc – Tây – Đông lần lượt được gọi là tiền – hậu – tả – hữu. Các cổng có trong thành nội được xây dựng theo kiểu vòm cuốn, nhiều lớp đá, và đặc biệt là được xây dựng bởi những phiến đá lớn. Thành Nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây những vòm đá cao. Các phiên đá được sử dụng nặng hàng chục tấn được ráp lại với nhau rất tự nhiên, không có chất kết dính những vẫn còn tồn tại sau 600 năm.

Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ nhìn từ trên cao.@thegioidisan

Hào Thành được thiết kế rộng hơn 90 mét, đáy rộng 52 mét và sâu 6,5 mét. Để duy trì sức mạnh của Hào thành, người xưa đã sử dụng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới.

Trước mặt Hạo Thành là tòa La Thành. La Thành hiện nay là tòa thành đất rất lớn với chiều cao 6m, rộng 9,2m, có dốc đứng ở mặt ngoài và phía trong thoai thoải, mỗi bậc sẽ cao 1,5m, có chỗ được lát sỏi để gia cố. Toàn bộ La Thành được xây dựng theo địa thế tự nhiên, tạo thành những bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và ngăn lũ lụt.

Thành nhà Hồ

Bức tường thành bằng đá.@thegioidisan

Đàn Tế Nam giao được xây dựng ở phía nam của tòa thành và phía trong của La Thành với diện tích 35.000 mét vuông. Đàn tế này được chia thành nhiều tầng, trong đó tầng trung tâm cao 21,7m. Phần chân đàn cao khoảng 10,5m. Phần đàn tế trung tâm được bao bọc bởi ba vòng tường.

Thành Nhà Hồ tọa lạc ở đâu?

Thành nhà Hồ tọa lạc tại thị xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố khoảng 45km và cách Hà Nội khoảng 140km. Tòa thành này từng là kinh đô của Việt Nam và hiện là một trong những nền kiến trúc có nhiều cảnh đẹp ở Thanh Hóa, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa Thế giới.@thegioidisan

Nên đi du lịch Thành Nhà Hồ vào thời điểm nào trong năm?

Bạn có thể đến tham quan khu di tích này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu bạn muốn hòa mình vào không khí lễ hội như: Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Đền Sòng…thì bạn cần tham khảo thời gian trước khi lên lịch trình đến đây tham quan, du lịch.

Cách di chuyển đến thành nhà Hồ

Để tham quan bạn sẽ cần di chuyển đến Thanh Hóa, có rất nhiều phương tiện để lựa chọn như xe khách, tàu hỏa hoặc đặt vé máy bay đi Thanh Hoá. Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn đi bằng xe khách, tại các bến xe như Giáp Bát có rất nhiều hãng xe đi Thanh Hóa như Hưng Thành, Đạt Hòa, Hùng Cường,… hoặc phương tiện cá nhân như xe máy.

Tàu hỏa cũng là phương tiện rất tốt nhưng sẽ phù hợp với các bạn có nhiều thời gian hơn. Nếu cần di chuyển nhanh thì nên đặt vé máy bay Hà Nội Thanh Hoá (2.739.000 VNĐ/người) là tốt nhất. Với các bạn từ TP.HCM thì máy bay chính là chân ái, hiện bạn có thể tìm vé máy bay Sài Gòn Thanh Hoá (1.407.900 VNĐ/người) tại So Sánh Tour. Sau khi đã đến Thanh Hóa, chúng ta có thể di chuyển bằng taxi hay xe ôm đến dễ dàng.

Địa điểm nổi tiếng nên tham quan khi du lịch Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ

Khi đến với Thành Nhà Hồ, khách du lịch không thể bỏ qua cơ hội khám phá khu di tích lịch sử nổi tiếng này. Bên ngoài tòa thành được bao bọc bằng đá, bên trong là đất, các mặt phía Bắc và Nam của tòa thành dài hơn 900m, phía Đông và phía Tây dài hơn 700 m. Nơi đây không chỉ là một công trình độc đáo nhất nhì Đông Nam Á mà ẩn chứa nhiều điều ly kỳ về về các phiến đá chỉ cần xếp chồng lên nhau mà vẫn bền vững với thời gian.

Thành nhà Hồ

Một góc kiến trúc Thành Nhà Hồ.@thegioidisan

Suối Cẩm Lương

Địa điểm tham quan tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu là Suối Cẩm Lương. Suối Cẩm Lương thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa hơn 70km về phía Tây. Con suối này có chiều dài hơn 100 mét cùng hàng nghìn con cá lớn nhỏ sinh sống dày đặc. Đây có lẽ là điểm dừng chân tuyệt vời dành cho bạn trong chuyến đi tham quan Thành Nhà Hồ.

Bên cạnh hai địa điểm trên, quý khách có thể ghé thăm một số cụm di tích lịch sử Lam Kinh, đền Bà Triệu, khu di tích Hàm Rồng, Hòn Trống Mái hoặc đền thờ Mai An Tiêm, chiến khu Ba Đình,…

Thành nhà Hồ

Suối Cẩm Lương.@thegioidisan

Khi du lịch Thành Nhà Hồ nên ăn gì?

Khi đến với Thanh Hóa, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như nem chua Thanh Hóa, dê đá, chè lam Phủ Quảng, bánh gai, chim mía và hải sản. Những địa chỉ ăn uống bạn không nên bỏ qua trước khi đến Thanh Hóa:

Thành nhà Hồ

Chả tôm Thanh Hóa.@vovworld

Trên đây là kinh nghiệm du lịch Thành Nhà Hồ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng chúng sẽ giúp cho chuyến đi của bạn thêm phần thú vị. Việc khám phá, tìm hiểu các di tích lịch sử sẽ giúp bạn hiểu hơn về thời hào hùng của cha ông ta và biết trân trọng hơn những giá trị ở hiện tại. Cùng đặt vé máy bay Thanh Hoá tại So Sánh Tour và bắt đầu hành trình khám phá Thành Nhà Hồ thôi nào!