Tháng 8 về ôn chút sử xưa tại khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

29

An Giang cũng là một tỉnh thành nổi tiếng về tâm linh, danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với Tri Tôn là vùng Thất Sơn đầy bí ẩn, Châu Đốc với Núi Sam – Chùa Bà linh thiêng, Thoại Sơn trải mình trên nền di sản văn hóa Óc Eo, Phú Tân là mảnh đất đầy tự hào về tôn giáo…và bạn đừng quên vùng đất Long Xuyên là vùng đất tự hào của sử Việt – quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng; người anh hùng của quê hương An Giang đã góp phần to lớn vào công cuộc chiến đấu giành lấy độc lập cho non sông.

Tháng 8 này, mời bạn về vùng đất An Giang để tham quan Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng; ôn lại một chút sử xưa về người anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Hãy đi và khám phá nơi đây cùng So Sánh Tour Go And Share nhé!

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Khu lưu niệm Bác Tôn là tên gọi của người dân nơi đây dành cho Bác Tôn – Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tên gọi trên các thông cáo báo chí, tin tức

Sơ lược về cuộc đời cách mệnh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888, tại vùng cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, hạt Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Thuở nhỏ, người được học chữ nho với thầy Nguyễn Thượng Khách; nhà nho yêu nước và là thành viên của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục tại Long Xuyên.

Khoảng 1990, Tôn Đức Thắng được ba mẹ cho học tại trường Pháp – Việt để tiếp nhận tri thức Tây học (nay là trường Nguyễn Du). Năm 1906, ông từ An Giang lên Sài Gòn và theo học tại Trường Cơ khí Á Châu. Năm 1916 ông sang Pháp để làm lính thợ cảng Toulon; ở đây ông tham gia vào các hoạt động nghiệp đoàn, đấu tranh và phản đối chiến tranh.

Năm 1920, Tôn Đức Thắng về nước, thành lập Công hội, lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh. Năm 1927 ông tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội của Nguyễn Ái Quốc. Sau đó bị bắt giam ở Côn Đảo 15 năm, tại đây người cải biến nhà tù thành “trường học cách mạng”. Sau ngày thành lập nước Bác Tôn cùng các đồng chí khác rời Côn Đảo về đất liền để chuẩn bị kháng chiến ở Nam Bộ và tiếp tục công cuộc xây dựng nước Xã Hội Chủ Nghĩa, kế thừa sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Chân dung Chủ tịch Tôn Đức Thắng được đặt giữa nhà trưng bày

Đôi nét về Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là di tích tưởng niệm đầy tự hào và thành kính của người dân An Giang dành cho Bác. Nơi đây là mảnh đất rộng lớn trên vùng cù lao Ông Hổ, giữa dòng chảy của sông Tiền, hướng mặt nhìn về thành phố Long Xuyên.

Dạo quanh Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng bạn có thể cảm nhận nơi đây là sự bình yên, mát lạnh, không gian trong lành không thua gì Đà Lạt. Bởi nơi đây bao bọc bởi sông lớn, vườn cây trái rộng lớn, khu du lịch lại có những hàng dương, cây xanh cao to hơn chục mét; che mát hết mọi lối đi.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Bản đồ cù lao Ông Hổ nằm giữa dòng chảy sông Hậu quê hương Bác Tôn

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Con kênh nhỏ trong khu lưu niệm

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Khuôn viên khu lưu niệm có thân cây cao vời vợi, chút nắng xuyên qua rất đẹp mắt

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Góc nhỏ thanh bình quê Bác

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Bến sông lên khu lưu niệm, ngày ấy tàu về đậu đây để Bác lên thăm nhà

Những con đường trong khuôn viên khu tưởng niệm được lát gạch, mát mẻ, nhiều ghế đá khu sinh hoạt dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên và các đoàn viên thanh niên vào cuối tuần, kỳ hè, kỳ lễ…Đặc biệt tháng 7 và 8 là kỳ sinh hoạt sôi động nhất của các đoàn viên, thanh niên tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Đến với Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng du khách có thể tham quan ba điểm trưng bày cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của bác Tôn, đền tưởng niệm về Bác và thăm ngôi nhà thời niên thiếu của Bác đã tồn tại qua hơn 100 năm.

Khu trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Nhà trưng bày chính của khu lưu niệm

Khu trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được tái hiện lại bằng các hiện vật, vật dụng cùng các mô hình, tranh ảnh được quy tụ trên những cứ liệu lịch sử được sưu tầm lại.

Điểm tham quan đầu tiên này nổi bật với điểm trưng bày bên ngoài chiếc máy bay VN-A452 của hãng Hàng Không Việt Nam chuyên chở lãnh đạo Việt Nam do nhà nước Liên Xô trao tặng. Chiếc máy bay này đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn ngày 11/05/1975; để dự lễ Mít tinh kỷ niệm chiến thắng 30/4/1975 tổ chức vào ngày 15/5/1975.

Sau đó máy bay được giao cho hãng hàng không Việt Nam khai thác, từ những năm 2000 thì không còn sử dụng, năm 2007 máy bay được tỉnh An Giang xin lại, phục chế đặt tại khu lưu niệm vì đã có một thời gian gắn liền với Bác Tôn. Cạnh bên máy bay là chiếc xe PEUGEOT của Bác dùng để di chuyển, làm việc khi ở Hà Nội.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Chiếc máy bay gắn liền với hành trình của Bác Tôn trong những năm đầu giải phóng

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Chiếc xe của Bác Tôn dùng để di chuyển ở Hà Nội

Tiếp theo, nằm giữa con kênh nhỏ trong điểm lưu niệm là con tàu Giang Cảnh; đã đưa Bác trở về thăm nhà, sau ngày giải phóng tháng 10/1975. Một con tàu được đặt ở góc nhỏ trong khuôn viên là con tàu Giải Phóng; nó đã đưa 13 cán bộ Đảng từ Côn Đảo về đất biển Mỹ Thạnh – Sóc Trăng ngày 23 tháng 9 năm 1945, sau đó lại được bàn giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ sử dụng trong cuộc kháng chiến và từ ngày về Bác tiếp tục lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Con tàu Giang Cảnh đưa Bác Tôn trở về thăm ngôi nhà xưa sau giải phóng

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Cano – Con tàu Giải phóng đưa Bác Tôn và các đồng chí khác từ Côn Đảo về đất liền để thực hiện sứ mệnh cách mạng giai đoạn mới

Đi dạo trong khuôn viên bạn thấy một căn nhà sàn giữa rừng cây đó chính là mô hình nhà ở an toàn khu (ATK), nằm giữa không gian vườn cây của khu lưu niệm với kết cấu mái rơm, vách đan tre, sàn cao, bên trong trưng bày hình ảnh của Bác khi đang hoạt động và sinh sống tại chiến khu Việt Bắc (1952-1954) mô hình này được lấy lại và tá hiện nguyên bản căn nhà năm xưa.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Nhà sàn an toàn khu (ATK)

Điểm trưng bày bên trong khu lưu niệm còn trưng bày nhiều thông tin của Chủ tịch Tôn Đức về đóng góp xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Miền Bắc, chống Mỹ ở miền Nam và hoạt động tiếp nối sự nghiệp cách mạng của từ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1969 đến 1980. Các văn bản lệnh, các vật dụng của bác Tôn như xe đạp, mũ cối, Huân chương Sao vàng đầu tiên năm 1958.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Chiếc xe đạp của Bác Tôn

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Huân chương Sao vàng đầu tiên của nhà nước dành tặng cho Tôn Đức Thắng (Bác Tôn)

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Văn bản lệnh được ký bởi Chủ tịch Tôn Đức Thắng

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Áo, túi, nón mà Bác Tôn đã từng dùng

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Ảnh trưng bày của Bác Tôn và các đồng chí đặt trong nhà lưu niệm

Đền thờ tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Đền thờ tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đền thờ tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng – công trình tưởng niệm về Bác Tôn được khánh thành vào kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Bác 20/08/1998. Công trình nổi bật với kiến trúc miền Bắc hòa vào đời sống dân gian Nam Bộ; đền đài Việt Nam với bộ mái chồng, diềm mái chạm hình rồng, lợp ngói âm dương.

Tổng khuôn viên đền có diện tích 1600m, đền chính điện có diện tích 110m2; tượng trưng cho kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Lối lên đền với kết cấu tầng hành lang cấp 1 có 9 bậc thang, tầng cấp 2 có 7 bậc thang; để tạo nên sự hài hòa tượng trưng cho quy luật âm, dương hòa quyện; cuộc sống thanh bình.

Chánh điện thờ tượng bán thân đúc đồng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phía sau lưng là mặt trống đồng. Toàn bộ khung bệ bàn thờ là bao lam gỗ trạm khắc tinh tế.

Ngôi nhà ở thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Điểm tham quan cuối cùng tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng chính là căn nhà của Bác Tôn và gia đình đã ở năm xưa. Nơi đây gắn liền với thời niên thiếu 1888 – 1906. Ngôi nhà nay là điểm tham quan di tích, cũng là nơi để bạn ngắm nhìn kiến trúc nhà vườn ở Nam Bộ xưa.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng
khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Nhà Bác Tôn nhìn từ bên ngoài

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng
khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Bên hông nhà Bác Tôn

Nhà ở của Bác phía trước là hàng rào hoa kiểng, phía sau là vườn cây ăn trái, khu mộ của ông bà, thân sinh của Bác. Ngôi nhà chính là điểm trưng bày, tham quan để nhìn thấy kết cấu nhà xưa Nam Bộ; nhà sàn với 3 gian, 2 chái, sàn nhà cao, trụ gỗ tròn, trang trí khảm đồi mồi, mái ngói vảy cá. Hàng ba của gian nhà trước nhà để bàn vuông và ghế, bộ ấm trà để tiếp khách, một bộ ngựa đi kèm để nằm nghỉ ngơi buổi trưa.

Gian thứ hai là nơi thờ tự; trung tâm là bàn thờ tổ tiên, ông bà, gian nhà này để thêm tủ, xưa của gia đình và chiếc tủ Bác mua về tặng ba mẹ, phía trên treo tranh ảnh hai thân sinh và người em thứ tư của bác. Hai là cửa ra vào nối liền với gian nhà sau. Nhà sau; gồm có hai buồng ngủ, chái nhà dài theo hình chữ L để làm nơi nấu nướng, ăn cơm, để một số vật dụng sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp…

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Gian nhà phía trong có chiếc tủ đen góc trái là do Bác mua tặng cha mẹ khi còn ở Sài Gòn, hai ảnh lớn giữa nhà là chân dung thân sinh của Bác Tôn, cạnh bên là chân dung vợ chồng người em của Bác.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng
khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Tủ trưng bày đồ dùng nhà Bác với kỷ trà, nắp quả là một đỉnh cao của một nghệ thuật khảm Nam Bộ và nhiều góc cột, tủ thờ nhà Bác cũng được vận dụng nghệ thuật khảm này.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Gian nhà sau trên vách thường treo các loại xề, rổ, rá, đồ tát nước để đi làm đồng như vậy. Cột trong nhà cũng được tận dụng để mắc võng dùng để ngủ trưa.

khu lưu niệm chủ tịch tôn đức thắng

Một góc bàn và ấm trà nhỏ của gian nhà sau thường dùng sau khi ăn cơm xong, hầu như nhà nào ngày xưa ở miền Tây cũng có

Hằng năm ngày 19 và 20 tháng 9, tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng còn tổ chức lễ hội tưởng niệm về ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Năm 2023 sẽ là kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Tôn, dịp lễ hội này diễn ra vô cùng trang nghiêm với hàng loạt các nghi thức quan trọng của nhà nước, sau đó là các hoạt động ca múa nhạc của tỉnh đoàn và công đoàn dân vận khắp các nơi trong tỉnh.

Vị trí Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên vùng đất ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nơi đây cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 7km di chuyển.

Từ thành phố Long Xuyên bạn đi đến bến phà Trà Ôn hoặc bến phà Ô Môi qua phà và di chuyển theo maps sẵn có hay các bản chỉ dẫn là đến nơi. Các xe lớn 16, 29 chỗ vẫn có thể vào tận nơi.

Định vị cụ thể President Ton Duc Thang Memorial Zone

: Tham quan tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng bạn hoàn toàn không tốn phí tham quan, chỉ tốn tiền gửi xe, khu neo đậu ghe tàu mùa lễ hội cũng hoàn toàn miễn phí.

Phía trên là những thông tin cơ bản về điểm tham quan di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng của tỉnh An Giang, nếu có dịp về An Giang hãy nhớ dành thời gian để thăm và tìm hiểu về nơi này, nếu được hãy về đây ngay ngày lễ hội để cảm nhận không khí hân hoan, vui tươi nhất và phút khai lễ đầy hào hùng của khu lưu niệm.