Tận hưởng những phút giây an yên tại chùa Vĩnh Nghiêm – Thành phố Hồ Chí Minh

48

Nằm giữa trung tâm Sài Gòn, lại mang một vẻ an yên và thanh bình, trái ngược với khung cảnh tấp nập, xô bồ nơi phố thị. Ngôi chùa này không chỉ gây ấn tượng bởi phong cách kiến trúc cổ điển mà còn mang nhiều nét văn hóa đặc sắc. Khi đến đây, bạn có thể vãn cảnh thiên nhiên, lễ bái và tìm hiểu thêm về tôn giáo, tín ngưỡng của người dân Sài Thành. Cùng So Sánh Tour khám phá chi tiết về địa điểm này trong bài viết dưới đây!

chùa Vĩnh Nghiêm

Ngôi chùa mang một vẻ an yên và thanh bình. @Goy2Joy

1. Giới thiệu chung về chùa Vĩnh Nghiêm

Đây là một ngôi chùa theo Phật giáo Bắc Tông (hệ phái Đại Thừa) được nhiều người biết đến tại Sài Gòn. Nơi đây được xây dựng vào năm 1964, lấy nguyên mẫu từ ngôi cổ tự cùng tên ở Bắc Giang và đi vào hoạt động từ năm 1971 đến nay. Ngoài chùa Giác Lâm, Pháp Hoa, Hoằng Pháp và Xá Lợi, ngôi chùa này cũng là một địa điểm tâm linh vô cùng nổi tiếng ở Sài Gòn với không gian bình yên và thanh tịnh, trái ngược với sự tấp nập, xô bồ của thành phố.

chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn

Ngôi chùa này cũng là một địa điểm tâm linh vô cùng nổi tiếng ở Sài Gòn. @Wikipedia

Chùa có tổng diện tích hơn 6000m2 với thiết kế mái ngói cong vút được chạm khắc tinh xảo. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, người gắn liền với hàng loạt công trình tâm linh độc đáo ở Việt Nam như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đình Trấn Ba và đền Lý Quốc Sư, cầu Thê Húc,…

Chùa Vĩnh Nghiêm có diện tích hơn 6000m2

Chùa có tổng diện tích hơn 6000m2 với thiết kế mái ngói cong vút. @SaLa

Tính đến nay, ngồi chùa bao gồm các hạng mục cơ bản như tòa nhà trung tâm, tháp Quán Thế Âm, tháp Vĩnh Nghiêm, tháp Xá lợi cộng đồng, phương trượng đường, khách đường và cơ sở hoạt động xã hội. Đặc biệt, ngôi chùa còn vinh dự đón nhận quả đại hồng chung Hòa Bình do chùa Entsu-in (Nhật Bản) cung tiến trước năm 1975, với ý nghĩa cầu mong nền hòa bình độc lập sớm đến với Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm yên bình

Khi đến đây, bạn có thể vãn cảnh thiên nhiên. @Phatgiao.org.vn

2. Khám phá kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc trên khuôn viên rộng lớn, ngôi chùa bao gồm nhiều tiểu cảnh và công trình độc đáo. Tuy kiến trúc nơi đây mang phong cách cổ điển của đền chùa miền Bắc, nhưng kỹ thuật và vật liệu xây dựng lại vô cùng hiện đại. Ngôi chùa được coi là công trình tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20, thu hút rất nhiều du khách ghé thăm hàng năm.

Cổng Tam Quan

Công trình này có thiết kế khá đồ sộ, mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống thể hiện ở phần mái ngói đỏ tươi và những họa tiết uốn lượn. Chính giữa cổng có dòng chữ “chùa Vĩnh Nghiêm” màu vàng và 2 bên có khắc 2 câu đối được chạm trổ tinh xảo.

Cổng chùa Vĩnh Nghiêm

Chính giữa cổng có dòng chữ “chùa Vĩnh Nghiêm” màu vàng. @Go2Joy

Tòa nhà trung tâm

Tổng thể công trình có hình dạng tương tự chữ “công” trong bảng chữ cái tiếng Hán với các góc mái cong đặc trưng của đền chùa miền Bắc. Ở trên nóc Phật điện có đặt một bánh xe pháp luân và các linh thú ở phía góc mái. Tòa nhà trung tâm bao gồm 1 tầng lầu và 1 tầng trệt với phần ngoài nằm bên dưới sân thượng và phần trong nằm dưới Phật điện.

tượng Quan Thế Âm Bồ Tát chùa Vĩnh Nghiêm

Phía trước tòa trung tâm còn có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ. @Báo Thanh Niên

Tầng trệt được chia làm nhiều khu, bao gồm nhà thờ tổ, thư viện, giảng đường,… Tầng lầu cũng được chia làm 3 gian chính là bái điện, bản điện, và địa tạng đường. Đây chính là nơi lưu giữ những bức tranh vẽ các vị La Hán và tượng Kim Cang. Phía trước tòa trung tâm còn có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ.

Tòa nhà trung tâm chùa Vĩnh Nghiêm

Tòa nhà trung tâm bao gồm 1 tầng lầu và 1 tầng trệt. @VOV

Tháp Quán Thế Âm

Tòa tháp bao gồm 7 tầng với tổng chiều cao lên đến 40m là một điểm nhấn trong khuôn viên chùa. Vẻ uy nghi, tráng lệ của công trình toát lên từ những nét chạm khắc cầu kỳ và phần mái cong cách điệu. Không những vậy, trên đỉnh tháp còn có 9 bánh xe vòng tròn, tượng trưng cho Long xa và Quy châu. Công trình được đặt bên trái Phật điện và được đánh giá là một trong những bảo tháp đồ sộ nhất tại Việt Nam hiện nay.

Tháp Quán Thế Âm

Tòa tháp bao gồm 7 tầng với tổng chiều cao lên đến 40m. @BestPrice

Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Tháp đá Vĩnh Nghiêm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ 2 vị hòa thượng có công xây dựng ngôi chùa. Nó được xây dựng vào năm 2013 với độ cao lên đến 14m và và được công nhận là tháp đá lớn nhất Việt Nam. Vì được làm hoàn toàn bằng đá nên công trình này trông khá đồ sộ với những đường nét hoa văn tinh tế được chạm khắc ở 4 mặt tháp.

Tháp đá Vĩnh Nghiêm là tháp đá lớn nhất Việt Nam

Tháp đá Vĩnh Nghiêm được công nhận là tháp đá lớn nhất Việt Nam. @So Sánh Tour

Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Tháp đá Vĩnh Nghiêm với độ cao lên đến 14m. @travel-assets

Tháp Xá Lợi cộng đồng

Được xây từ năm 1982 đến năm 1984, bảo tháp này là nơi đặt di cốt của các chư phật tử và cũng là nơi lưu giữ tro thi hài của người đã khuất. Tháp Xá Lợi bao gồm 4 tầng với chiều cao là 25m và được xây phía sau Phật điện. Tuy không có kiến trúc đồ sộ như tháp Quán Thế Âm nhưng nơi này lại có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, nhằm tưởng nhớ người đã khuất.

Tháp Xá Lợi

Tháp Xá Lợi cộng đồng là nơi đặt di cốt của các chư phật tử. @Go2Joy

3. Các hoạt động tại chùa

Ngoài tham quan vãn cảnh hay chiêm bái, du khách đến đây còn có thể tham gia các hoạt động cộng đồng ý nghĩa được tổ chức tại chùa. Hàng năm, ngôi chùa này đều tổ chức các hoạt động thiện nguyện như nấu cơm từ thiện, siêu thị 0 đồng,… Mỗi ngày có đến 500 suất cơm miễn phí được đem đến tận tay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và người vô gia cư. Khi tham gia các hoạt động này, du khách sẽ có thêm trải nghiệm đáng nhờ và góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động thiện nguyện tại chùa

Các hoạt động thiện nguyện tại chùa. @Tripzone

4. Kinh nghiệm tham quan chùa Vĩnh Nghiêm

Với kiến trúc độc đáo và không gian yên bình, ngôi chùa luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan và lễ phật. Nếu có dự định ghé thăm địa điểm này trong chuyến du lịch Sài Gòn sắp tới, bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm được So Sánh Tour chia sẻ dưới đây!

Giờ mở cửa

Để tránh mất thời gian, bạn nên nắm rõ giờ hoạt động của ngôi chùa. Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa cho du khách đến tham quan và chiêm bái từ 7h đến 19h tối hàng ngày. Tuy nhiên vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng và đặc biệt vào dịp lễ Tết, có rất nhiều người tề tựu về đây nên chùa có thể mở cửa sớm hơn ngày thường. Nếu không muốn chờ đợi hay chen chúc trong dòng người tấp nập, bạn nên bố trí đến tham quan chùa từ sáng sớm.

Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa từ 7h đến 19h

Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa cho du khách đến tham quan và chiêm bái từ 7h đến 19h tối hàng ngày. @Camnangdidulich

Di chuyển đến chùa

Nếu hành trình của bạn bắt đầu từ các tỉnh thành miền Bắc hay miền Trung, thì bạn nên mua vé máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất để hành trình di chuyển được thuận tiện và nhanh chóng nhất. Sau đó, bạn có thể lựa chọn dịch vụ đưa đón sân bay của So Sánh Tour để đến thẳng chùa Vĩnh Nghiêm trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, bạn có thể đi xe khách liên tỉnh đến bến xe miền Đông với giá vé dao động từ 200.000 – 300.000 VND/ người.

Cổng vào chùa Vĩnh Nghiêm

Ngôi chùa này rất gần khu vực trung tâm. @Expedia

Từ trung tâm thành phố, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến chùa bằng cách phương tiện giao thông khác nhau. Bởi lẽ ngôi chùa này rất gần khu vực trung tâm, nằm ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 7, quận 3 và chỉ cách chợ Bến Thành khoảng 3.5km. Để chủ động hơn trong chuyến đi, bạn nên thuê xe máy tự lái và gửi xe tại bãi số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – ngay tại chùa hoặc bãi gửi xe số 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Ngoài ra, bạn có thể đi xe buýt đến chùa nếu muốn thư thái ngắm nhìn cảnh vật xung quanh thành phố. Bạn hãy lựa chọn các tuyến xe số 04 hoặc 152 và xuống xe tại các điểm dừng gần chùa như điểm ngã tư Nguyễn Văn Trỗi, điểm chợ Phú Nhuận, hoặc điểm chợ Nguyễn Văn Trỗi.

Lưu trú gần chùa Vĩnh Nghiêm

Sau khi chiêm bái và tham quan tại chùa, chắc chắn bạn sẽ cần một điểm nghỉ dưỡng thoải mái và có vị trí đắc địa gần các điểm du lịch khác để thuận tiện di chuyển trong suốt chuyến đi. Nếu chưa biết nên lựa chọn nào thì hãy tham khảo ngay danh sách dưới đây của So Sánh Tour.

La Vela Saigon Hotel

La Vela Saigon Hotel mang đến không gian thư giãn thoải mái nhất cho khách hàng. @La Vela Saigon

Saigon Hanoi Hotel

Saigon Hanoi Hotel bao gồm 49 phòng nghỉ với dịch vụ nghỉ dưỡng được nhiều khách hàng đánh giá cao. @KAYAL

Khách sạn Emerald Central

Emerald Central là một khách sạn đạt chuẩn 4 sao. @Hotelmix

Khách sạn Aristo Hotel

Khách sạn Aristo Hotel là một trong những địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng. @So Sánh Tour

Khách sạn White Lion Hotel

Khách sạn White Lion Hotel tọa lạc giữa quận 1 và quận 3. @Hotelmix

5. Những lưu ý khi đến tham quan đền chùa

Tham quan chùa Vĩnh Nghiêm

Mặc đồ chuyên dành cho đi lễ chùa để thể hiện tấm lòng tôn kính với Đức Phật. @iVIVU

Nếu có cơ hội ghé thăm thành phố mang tên Bác, bạn nhất định phải thêm vào lịch trình của mình. Khi đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về tín ngưỡng và văn hóa lễ Phật, đồng thời có cơ hội tận hưởng những phút giây an yên, bình lặng giữa thành phố xô bồ. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây hữu ích cho chuyến đi của bạn và đừng quên đặt vé máy bay, phòng khách sạn, vé vui chơi và tour sớm trên So Sánh Tour để tận hưởng muôn vàn ưu đãi hấp dẫn!