Trải qua bao cuộc thay đổi, Sài gòn vẫn giữ trong mình từng chút một những nét đẹp văn hoa cũ kỹ và hoài niệm, những cái nét mà không thể nào lẫn lộn với một nơi nào khác.
Một miền đất hứa như Sài Gòn là nơi đặt chân của rất nhiều con người từ các vùng miền và đất nước khác nhau, người đến rồi đi, người mang một chút đặc sản đến, người nung nấu một chút tập tục nhỏ và rồi mỗi người từng chút, từng chút một đã tạo thành một bức tranh văn hóa đầy màu sắc mang tên Sài Gòn.
Sài Gòn không chỉ đơn thuần là tên của một địa danh mà nó còn mang trong mình những giá trị về con người, lịch sử và văn hóa, mỗi khi nhắc đến hai từ Sài gòn người ta sẽ nghĩ đến Quận 1 vì đây là một nơi được xem là linh hồn của Sài Gòn, vẫn còn đó những công trình kiến trúc xưa, những tòa nhà mang vẻ đẹp cổ kính trải qua hàng trăm năm lưu giữ những dấu ấn thời gian còn đọng lại.
1. Nhà thờ Đức Bà
Một công trình gần 145 năm tuổi mang đậm phong cách kiến trúc Pháp nằm ngay trung tâm của Quận 1 Mặt trước thánh đường là một công viên (Công trường Công xã Paris) đặt tượng Đức mẹ hòa bình với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá.
Nhà thờ được xem là biểu tượng của Sài Gòn
Nhà thờ được xem là biểu tượng của Sài Gòn
Tòa thành với hai tháp chuông cao chót vót màu trắng cùng với những lớp mái ngói đỏ đã làm nổi bần bật một góc phố của Nhà thờ không chỉ thu hút những con chiên theo đạo mà còn là nơi quen thuộc như hơi thở của người Sài Gòn, đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn của khách du lịch khắp nơi.
2. Bưu điện Thành phố
Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1, là một trong những công trình kiến trúc mang đậm nét Châu Âu tại Sài Gòn. Hiện nay Bưu điện thành phố được xem là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn. Điểm đặc biệt là công trình có sự kết hợp giữ kiến trúc Á đông bản địa và phong cách Châu Âu. Tòa nhà nổi bật với một màu vàng đặc trưng cùng với nhà thờ Đức Bà bên cạnh tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo.
Mặt trước mang lối kiến trúc Pháp, nổi bật với tường vàng và một chiếc đồng hồ lớn
Hiện tại tòa nhà Bưu điện Thành Phố vẫn hoạt động với các chức năng vốn có là nơi tiếp nhận và chuyển phát các vật phẩm của mọi người đi khắp nơi, cũng là một trong những địa điểm du lịch đáng lui tới khi đến tham quan Thành phố mang tên bác.
Đặc điểm ấn tượng nhất khi tham quan bên trong tòa nhà là những mái vòm cong tròn lớn ở cửa vào và dọc trần nhà
Những hoạt động xưa vẫn còn được lưu giữ
3. Hồ con rùa
Nơi đây được biết đến là một trong những nơi tập trung ăn uống và hóng mát của giới trẻ tại Sài Gòn, một khu vực hồ nước hình bát giác tạo thành một vòng xoay (bùng binh) lớn nằm giữa nơi giao nhau của ba con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở Quận 3, gần với các trường đại học và nhà văn hóa thanh niên, nên các sinh viên thường hay rủ nhau đến đây để thưởng thức các món ăn hè phố và cùng dạo chơi tại đây. Ngoài là nơi tụ họp của giới trẻ nhưng ít ai biết rằng nơi đây cũng chính là một nơi mang đậm nhiều dấu tích lịch sử và văn hóa của thời kỳ trước, tên gọi hồ con rùa xuất phát từ việc trước kia đây là nơi có tượng rùa đỡ bia đá và người ta đã đặt tên theo cách gọi tên bây giờ.
Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo
Để trải nghiệm nếp sống về đêm của giới trẻ thành phố hay tìm hiểu về nét độc đáo của ẩm thực đường phố Sài Gòn, đây chắc hẳn là một điểm đến không thể bỏ qua.
Nằm ngay nút giao thông đông đúc, thuận tiện cho tham quan và đi lại
4. Miếu Ông – Hội Quán Nghĩa An
Miếu Ông, còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán, là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Tiều tại Việt Nam.
Mặt trước của chánh điện Hội Quán Nghĩa An
Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Tiều tại Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Để có thể trải nghiệm được hết các nét đặc trưng của các miền văn hóa khác nhau có tại Sài Gòn thì miếu Ông là một trong những điểm đến không thể bỏ qua bởi nơi đây nằm trong khu vực sinh sống đông đúc của người Hoa và cũng là nơi giao thoa của nhiều nét văn hóa khác nhau.
Nghĩa An Hội Quán không chỉ là Điểm đặt chiêm bái của những người Hoa gốc Triều Châu ở Sài Gòn
5. Chùa Bà Thiên Hậu – Tuệ Thành Hội Quán
Ngoài các công trình mang đậm kiến trúc Pháp, Sài Gòn còn giữ nguyên vẹn các công trình và văn hóa trung hoa tạo thành một trung hoa thu nhỏ được mọi người thường gọi là Phố người hoa, khu vực tập trung đông đúc người Hoa sinh sống và buôn bán là các quận giáp với trung tâm như Quận 5, Quận 6, Quận 11,…
mặt trước chánh điện Chùa Bà Thiên Hậu – Tuệ Thành Hội Quá
Đến đây bạn có thể bắt gặp những ngôi nhà cũ kỹ, ngói rêu xanh nằm san sát nhau với các bảng hiệu tiếng trung, cùng với những ngôi miếu mái ngói rêu phong nổi bật với các câu đối được chạm khắc trên liển đỏ tạo nên một cảnh quan vô cùng trung hoa và đặc sắc.
Chùa Bà Thiên Hậu – Tuệ Thành Hội Quán
Cổng chính đơn giản nhưng rất trang nghiêm và nổi bật với các bao lam xung quanh
Đừng quên ghé qua các ngôi miếu, tham quan và tìm hiểu về tập tục và văn hóa trung hoa, thưởng thức các món ăn ngon mang đậm khẩu vị đặc trưng hay chỉ là đi dạo quanh các con phố nhỏ, nghe và cảm nhận nhịp đập của quá khứ và hiện tại cùng song hành với nhau cũng đủ tạo cho bạn cảm nhận hết những giá trị mà Sài gòn đang lưu giữ trong mình.
Nhiều góc chụp ảnh nghệ thuật
Nhiều góc chụp ảnh nghệ thuật
6. Hẻm Hào Sĩ Phường
Hào Sĩ Phường tách biệt hoàn toàn với khung cảnh xô bồ, náo nhiệt của đường phố Sài Gòn. Con hẻm đậm chất Hong Kong với những căn nhà kiến trúc độc đáo cùng nếp sống giản dị của người Hoa. Đời sống của mọi người vẫn đang diễn ra bình thường, đến đây bạn có thể cảm nhận được không khí của một nếp sống xưa như trong các bộ phim Hongkong mà mình đã xem, lưu ý rằng chỉ tham quan chụp ảnh và tìm hiểu văn hóa đừng gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nhé.
Hẻm Hào Sĩ Phường là nơi sinh sống của đông đảo người Hoa tại Quận 5
Địa điểm được lựa chọn để đóng các bộ phim xưa
Nơi đây lưu giữ nhiều nét đặc trưng văn hoá của người Hoa
7. Nhà thờ Giáo xứ Tân Định (Nhà thờ hồng)
Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại Sài Gòn. Điểm đặc biệt của tòa nhà này là một tòa thánh cao chót vót màu hồng nổi bật giữa một con đường đông đúc.
Nhà thờ được sơn màu hồng phấn cả bên ngoài và bên trong từ năm 1957, khiến nhà thờ có biệt danh là "nhà thờ màu hồng"
Nhà thờ được sơn màu hồng phấn cả bên ngoài và bên trong từ năm 1957, khiến nhà thờ có biệt danh là "nhà thờ màu hồng"
Đến đây vào các dịp lễ hội lớn như giáng sinh, trung thu,… cả nhà thờ được trang hoàng rất nhiều đèn tạo nên một không gian tràn ngập ánh sáng và các bài hát thánh ca phát lên mang niềm hân hoan và ngập tràn hạnh phúc. Một nơi rất đáng để đến trải nghiệm nhé.
Nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định
Sài gòn ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi qua thời gian, nhiều công trình kiến trúc hiện đại mọc lên dần che khuất các công trình xưa cổ, nhưng đâu đó tại Sài gòn vẫn còn những tiếng rao đêm, những con hẻm nhỏ chứa đựng nhiều giá trị hoài niệm và đặc biệt mỗi một người sinh sống và làm việc tại đây luôn được xem là những hạt mầm của ký ức, nơi giá trị thời gian của Sài Gòn được lưu giữ bên trong ký ức đẹp của mỗi người.