Tết đến, xuân về, lòng hân hoan đón chào!
Sống giữa Sài Gòn hoa lệ, mùa xuân tràn ngập bao điều rực rỡ. Rất nhiều cung bậc cảm xúc cho mùa xuân – mùa của đất trời hội tụ, cây lá đâm chồi nảy lộc. Chính vì thế, tiêu đề bài viết xin được dùng một cụm từ nghe rất quen thuộc nhưng không ai là không biết, chính là “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”. Bài hát được sáng tác dựa trên cảm xúc của ngày miền Nam Giải phóng nhưng đến tận bây giờ tinh thần của “mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” vẫn hiện diện nhưng với một hơi thở mới mẻ, hiện đại hợp thời hơn.
Mình sẽ giúp bạn ngửi thấy hương vị xuân theo tinh thần của mùa xuân Sài Gòn hiện đại với những điểm nổi bật về không khí ngày Tết về hoa lá thiên nhiên, dấu ấn lịch sử và cả những món ăn quen thuộc của người Sài Gòn nhé!
Sắc hoa giấy rực rỡ trên con đường nhỏ nhắn
Đầu tiên, mình sẽ đến với trục đường của Quận 1.
để chiêm ngưỡng sắc hoa giấy rực rỡ. Chúng ta vẫn luôn thắc mắc vì sao trục đường này phủ kín nhiều hoa giấy đến thế? Và mỗi ngôi nhà không biết là “có thoả thuận trước” để trồng hoa hay không mà mỗi nhà đều có giàn hoa giấy tươi xinh và mang một nét chấm phá riêng biệt.
Giàn hoa giấy xinh tươi trước nhà
Hoa giấy vô cùng rực rỡ trên trục đường
Đến những con đường này, cảm nhận được thanh âm nhẹ nhàng hơn hẳn, mỗi con đường chỉ dài gần 200 mét nhưng nổi bật lên bởi những giàn bông giấy đủ màu sặc sỡ.
Hoa giấy mỏng như những cánh bướm rực rỡ toả hết con đường
Những cánh hoa giấy mỏng như cánh bướm nở bung khoe sắc dọc con đường, góp thêm sắc màu cho mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh làm cho người đi đường không khỏi xao xuyến, dừng lại ngắm nhìn những cánh hoa mộng mơ nhưng vẫn toát lên vẻ mộc mạc, đơn sơ và giản dị.
Hoa giấy trước cửa nhà tạo dấu ấn riêng
Ngôi nhà xinh đẹp hơn nhờ giàn hoa giấy
Trục đường ấy còn có sự xuất hiện của những tiệm hoa tươi, “” là một shop hoa dễ thương, trước cửa đã thấy mùa xuân ghé đến bên thềm bởi những chậu cúc mâm xôi toả ngát hương.
Góc Tiệm Hoa Ông Xã – 115 Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1
Góc Tiệm Hoa Ông Xã – 115 Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1
Những chậu cúc mâm xôi vàng còn là tiểu cảnh cho Tết ở quán cà phê “Khóm” toạ lạc trên con đường nhỏ Trần Quý Khoách.
Góc Cà Phê Khóm – 5 Trần Quý Khoách, Tân Định, Quận 1.
Góc Cà Phê Khóm – 5 Trần Quý Khoách, Tân Định, Quận 1
Góc đường đâu đâu cũng có hoa bao phủ
Cơm Tấm Cà Phê Đỗ Phủ – Dấu ấn lịch sử hơn nửa thế kỷ
Những ngày mùa xuân cũng là dịp để chúng ta có thể ôn lại lịch sử ở những địa điểm mang dấu ấn lịch sử của thành phố. Mình quyết định ghé Cơm tấm Cà Phê Đỗ Phủ cũng trên con đường Đặng Dung xinh xắn. Quán có ấn tượng bởi dáng vẻ cổ kính của một căn nhà gỗ duyên dáng, treo lá cờ hai màu xanh, đỏ cùng ngôi sao vàng 5 cánh đang tung bay phấp phới – lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính diện cửa ra vào, có gắn tấm biển đồng với dòng chữ "Di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn".
Cafe cơm tấm Đỗ Phủ ấn tượng bởi màu thời gian
Lịch sử nhắc nhớ lại nơi đây là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn ở thời điểm trước năm 1975.
Dấu ấn lịch sử thể hiện qua những bức ảnh và trang sách đặt ở trong quán
Căn nhà khi đó được giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn bán cơm tấm, cà phê từ năm 1946, nhưng thực chất là nơi cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật… ra chiến khu.
Chiếc xe máy cũ hay bộ bàn ghế cũ – dấu ấn lưu giữ từ thế kỷ trước
Sắc hoa xuân cùng về trong quán
Bánh kẹo tuổi thơ – gợi nhớ thời niên thiếu của thế hệ ông bà ta
Và khi hoà bình thống nhất đất nước, nơi đây vừa là di tích lịch sử vừa trở thành tiệm bán cơm tấm cà phê nổi tiếng, được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách nước ngoài.
Quán có ban công thoáng mở, hướng ra mặt đường đón gió, tô điểm màu xanh của hoa lá cũng là một điểm cộng ở đây
Những kỷ vật mãi lưu giữ theo thời gian trên căn gác của quán
Những kỷ vật mãi lưu giữ theo thời gian trên căn gác của quán
Những kỷ vật mãi lưu giữ theo thời gian trên căn gác của quán
Quán có tên gọi đầy đủ là cà phê Đỗ Phủ – cơm tấm Đại Hàn vì ngày trước, lính Hàn ghé ăn nhiều nên điểm độc đáo ở quán cũng chính là vị cơm tấm Việt Nam kết hợp kim chi Hàn Quốc – cũng chính là món ăn kèm phục vụ binh lính Đại Hàn khi xưa. Cơm tấm ở quán có thịt sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la chiên béo, rau muống ngâm chua ăn cùng nước mắm tỏi ớt pha kẹo lại, có vị ngọt đặc trưng kiểu miền Nam.
Cơm tấm Sườn chả cùng kim chi và cafe sữa
Những kỷ vật mang tính lịch sử chiến tranh tại quán
Ngoài cơm tấm Đại Hàn, thì menu quán còn có các món đồ uống như cà phê sữa, cà phê đen… để bạn có thể nhâm nhi sau khi dùng bữa.
Hoa cỏ mùa xuân trên Bến Bạch Đằng
Bến Bạch Đằng gắn liền với những cột mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Sở dĩ của tên gọi là Bạch Đằng vì gắn liền với sự kiện 3 lần chiến thắng quân giặc trên dòng sông Bạch Đằng. Giờ đây, bến Bạch Đằng đã trở thành địa điểm lý tưởng để du khách tham quan và ngắm nhìn khung cảnh thành phố sôi động.
Hoa được treo dọc công viên
Đến bến Bạch Đằng những ngày này sẽ bắt gặp mô hình các tiểu cảnh mô phỏng vườn hoa mini cũng được dựng lên, với vô vàn những bông hoa đua nhau khoe sắc, ấn tượng nhất là vườn hoa hồng siêu to khổng lồ để bạn có thể diện quần áo thật đẹp và tha hồ check-in tại đây.
Vườn hoa hồng khổng lồ thu hút nhiều người
Tới đây đúng kiểu một vườn hoa ngát hương để bạn phải hát lên:
"Này là cỏ non rất mềm
Này mùa xuân rất hiền
Này là hoa rất thơm"
Vô vàn chậu hoa tươi tạo không khí xuân ngập tràn
Hoa tươi được diện kiến khắp công viên tạo nét xuân hấp dẫn
Vô vàn chậu hoa tươi tạo không khí xuân ngập tràn
Và điều hạnh phúc nhất với nhiều người dân thành phố Hồ Chí minh trong mùa xuân này là khi đến bến Bạch Đằng có thể chiêm ngưỡng cây cầu Thủ Thiêm 2 hoành tráng và đẹp mắt nối liền Quận 1 và thành phố Thủ Đức – đây chính là minh chứng cho sự phát triển của Sài Gòn và hướng đến những mùa xuân mới rực rỡ hơn nữa trong tương lai.
Từ bến Bạch Đằng nhìn thấy rõ cầu Thủ Thiêm 2
Tiểu cảnh hoa mini chào đón năm mới 2023
Ϲhợ thêm đông chợ vui Bến Thành
Đã là xuân là phải có Tết, mà đã là Tết là phải sắm đồ. Muốn chạm đến vị Tết là phải đi chợ và chợ Bến Thành là một đại diện tiêu biểu cho một mùa xuân rực rỡ tại Sài Gòn.
Cổng Chính Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành – cái tên không quá xa lạ gì với tất cả người Việt Nam rồi nên mình sẽ truyền tải đến bạn thật nhiều hình ảnh đẹp của không khí chợ Bến Thành những ngày cận Tết như thế nào nhé!
Chợ Bến Thành thiết kế 4 cửa chính giáp 4 mặt đường và 12 cửa phụ tỏa ra 4 hướng. Những ngày cận Tết, các hướng cửa đều được trang trí những cây mai vàng rực báo hiệu mùa xuân gõ cửa.
Hướng cửa Đông…
… và cửa Tây của chợ Bến Thành
Không khí bên trong chợ hết sức sôi động bởi người mua người bán, ta thấy hình ảnh những khách Việt sắm sửa Tết với gian hàng bày bán mứt Tết, hoa quả, nông sản cùng vô vàn các món đồ lưu niệm hấp dẫn gợi không khí chợ Tết rõ nét.
Các loại mứt Tết được bày bán khắp chợ
Hoa tươi cũng được bán rất nhiều
Sạp trái cây tươi ngon với nhiều quả đa dạng
Tiệm bánh mứt phục vụ người dân sắm Tết
Không khí nhộn nhịp của chợ Tết
Với tầm vóc một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh thì mùa xuân còn là mùa khởi động cho những dự án lớn lao, là mùa làm việc hăng say và là mùa của sự yêu thương lan tỏa khắp nơi. Khắp Việt Nam đều sẽ đón xuân, mỗi nơi sẽ có một dáng xuân riêng biệt nhưng với những gì truyền tải ở trên, Sài Gòn xứng đáng đi đầu tiên phong truyền đến hơi thở xuân đầy tự hào và nhiều mới mẻ cho năm mới sắp tới.