Phân viện Sinh học Đà Lạt
Lịch sử Phân viện Sinh học Đà Lạt
Phân viện là một cơ quan nghiên cứu khoa học được thành lập vào thế kỷ 20 và được xây dựng năm 1950. Nơi đây là một tu viện cổ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cho tới năm 1985, Phân viện Sinh học Đà Lạt chính thức đi vào hoạt động. Phân viện là một trong những công trình có kiến trúc cổ nhất Đà Lạt. Tu viện cổ này đã có tuổi thọ lên tới 70 năm và mang phong cách thiết kế Gothic Pháp cổ kính.
Khuôn viên bên trong phân viện
Phân viện hình thành với mục đích là mang đến cho người dân những kiến thức về xây dựng và bảo vệ thiên nhiên, cũng như môi trường sống xung quanh. Đây còn là nơi điều tra, nghiên cứu về các hệ động vật ở Tây Nguyên và bảo vệ, khôi phục các loài sinh vật quý hiếm cần được bảo tồn. Ngoài ra, phân viện còn là nơi lưu giữ vô số các loại tiêu bản động thực vật đa dạng, phong phú. Trong đó có các nguồn gen quý hiếm.
Kiến trúc độc đáo của Phân viện Sinh học Đà Lạt
Tòa nhà của Phân viện sinh học giống như một lâu đài cổ đồ sộ mang đậm kiến trúc theo phong cách thiết kế Phương Tây hiện ra từ xa. Mỗi góc của tu viện cổ này đều rất đẹp với những hoa văn tỉ mỉ, màu sắc khác lạ cùng sự phối kết hợp vật liệu tạo ra một nét cuốn hút đặc biệt.
Tòa nhà Phân viện sinh học
Được xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển Pháp, phân viện gồm 4 tầng, 115 gian phòng và hàng trăm ô cửa sổ hướng ra bên ngoài thiên nhiên. Hầu hết toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá có màu xám tạo nên sự ma mị và huyền bí. Những bức tường ở đây đổ màu rêu phong theo dòng chảy của thời gian.
Bức tường phủ màu thời gian
Mặt phía trước của tòa nhà phân viện có dòng chữ Latinh “Copiosa Apud Eum Redemptio” nghĩa là “Ơn cứu độ chan chứa nơi Ngài” càng tạo nên nét cổ kính, huyền ảo của tu viện cổ. Bên hông của phân viện có một khu vườn nhỏ với nhiều loại hoa, giống cây, vườn lan…Khu vườn và phân viện được bao quanh bởi rừng thông bạt ngàn lộng gió. Sự kết hợp hài hòa của cây cối và kiến trúc cổ điển làm cho nơi đây như đang hòa mình vào một bức tranh đầy thơ mộng.
Dòng chữ Copiosa Apud Eum Redemptio
Những điểm thú vị tại Phân viện
Con đường hầm
Phân viện còn khiến nhiều người rất thích thú bởi một con đường hầm nhỏ có thiết kế kiểu mái vòm đặc trưng. Nếu bạn đã từng xem qua bộ phim Goblin thì chắc hẳn sẽ nghĩ ngay tới con đường hầm này. Con đường này có lẽ chứa đựng tất cả những điều bí ẩn của Đà Lạt. Kiến trúc cổ điển kiểu Pháp với những ô cửa kính phủ đầy màu thời gian mang lại cảm giác hoài niệm và nét thu hút rất riêng.
Con đường hầm với kiến trúc mái vòm
Ngay bên cạnh là khu ban công cho các góc sống ảo bạn thường thấy xuất hiện trong các bức hình chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, Những bậc cầu thang, ô cửa sổ phía bên ngoài lên ảnh chỉnh màu chút buồn mà lại rất chất. Nếu bạn kết hợp với trang phục phù hợp sẽ cho ra concept đẹp tuyệt vời.
Góc ban công rất tình
Ngay bên cạnh con đường hầm là khu ban công đầy thơ mộng. Hai bên con đường là hai lối cầu thang bằng đá dẫn lên lầu trên của tòa nhà. Những ô cửa và hàng hoa giấy tạo nên một góc rất tình. Khu vực tại đây là khu ban công để thư giãn cũng như ngắm cảnh. Tại đây còn có một chiếc cầu thang nhỏ dẫn lên lối trên để đi vào trong phân viện.
Coffee house 1949
Ngay phía trên con đường hầm là quán Cafe Coffee house 1949. Theo như chị chủ quán nói thì coffee house đã mở được 3 năm rồi, tuy nhiên có 2 năm phải đóng cửa do dịch Covid 19. Bước vào trong quán, mình cảm thấy như đang lạc bước vào một không gian xưa với khu bếp cổ, quầy bar pha chế hay vị trí ngồi đều được giữ nguyên trạng.
Coffee house 1949
Mọi thứ ở đây đều nguyên trạng
Khu bên trong của quán có tên “Night club”, đây là nơi mà một đoàn làm phim đã tạo dựng nên bối cảnh. Tại đây như một phòng trà với bục sân khấu bằng gỗ, trên tường gắn tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như các bản nhạc nổi tiếng của ông. Thưởng thức một ly socola nóng, nghe nhạc Trịnh trong một không gian đầy hoài niệm làm cho mình cảm giác như đang được trở về những năm 60 của thế kỷ trước.
Khu Night Club
Bên trong phòng trà
Một góc đầy hoài niệm
Bảo tàng Chocolate Đà Lạt
Nằm phía dưới của quán Coffee house 1949 là khu triển lãm trưng bày socola. Gallery La Chocolate nổi tiếng với 9 tác phẩm socola tinh xảo và cực kỳ ấn tượng. Điểm nhấn là Thác Hoa nặng 35kg, được thực hiện bởi 5 nghệ nhân làm trong vòng 5 ngày hay bàn tiệc hoàng gia sống động nặng 63.6 kg được thực hiện trong vòng 52 ngày.
Triển lãm socola Đà Lạt
Bàn tiệc làm từ socola
Bạn còn có thể ngắm nhìn những gốc cây hoa anh đào cổ thụ, đầu tàu xe lửa, tác phẩm công phượng… Tất cả đều được làm rất kỳ công và sống động đến từng chi tiết. Ngoài ra triển lãm còn bày bán các loại socola, các loại rượu vang nổi tiếng và quà lưu niệm.
Bản đồ hạt cacao trên thế giới
Một số lưu ý khi tham quan Phân viện sinh học
Đà Lạt có lẽ luôn chứa đựng cho mình những điều bí ẩn, để giữa nhịp sống hiện đại đầy sôi động này, có đôi khi ta lại khám phá thêm được những nét cổ xưa ẩn dấu ở một góc nào đó. Ta cứ nghĩ rằng những công trình ấy đã bị thời gian đưa vào quên lãng, thế nhưng sau một lần nhìn lại, ta lại chìm trong bao cảm xúc mới mẻ chẳng thể quên. Về Đà Lạt ngay thôi, khám phá những điều còn là bí mật giữa thành phố ngàn hoa, các bạn hãy cứ đi và trải nghiệm, những thứ còn lại để So Sánh Tour lo!