Nhà cổ Tiền Giang nơi lưu giữ những miền ký ức

35

Nằm dọc theo con sông Tiền thơ mộng, Tiền Giang được biết đến là một vùng đất đặc trưng của văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ. Với "tour" khám phá các ngôi nhà cổ quen thuộc của người dân Tiền Giang sẽ mang lại cảm giác vô cùng mới lạ cho những ai chưa từng du lịch miền Tây. Lần lượt tham quan các ngôi nhà lâu đời mang nhiều câu chuyện lịch sử, giá trị văn hóa bạn sẽ có cảm giác như được đi xuyên thời gian giữa quá khứ và hiện tại.

Và nếu bạn cũng là một dân văn phòng không có nhiều thời gian, chỉ được nghỉ ngày cuối tuần hoặc là bạn muốn được đi trải nghiệm, tìm hiểu, lắng nghe về các địa danh từ người dân bản địa mà không phải chạy KPI điểm đến thì đây là hành trình của mình để tham khảo, cùng lên đường nào!

Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh với phương tiện xe máy để thuận tiện di chuyển sang các điểm đến khác nhau vì Tiền Giang là tỉnh tuy không lớn nhưng những điểm đến lại nằm khá xa nhau.

Đầu tiên, Thị xã Gò Công cách không xa TP.HCM có nhiều công trình nhà cổ cho bạn tham quan và mình lựa chọn điểm đến đầu tiên là:

Nhà Đốc phủ Hải

nhà cổ Tiền Giang

Lối vào cửa trước của Nhà Đốc Phú Hải

Nhà Đốc phủ Hải có lối kiến trúc vừa hiện đại của người Pháp, vừa cổ kính của thời phong kiến xưa vì mang nhiều câu chuyện liên quan tới đại thần Phạm Đăng Hưng trong lăng mộ Hoàng Gia cách Nhà Đốc phủ Hải vài cây số, tới Hoàng Thái hậu Từ Dũ của triều đình Huế và thủ lĩnh nghĩa quân, anh hùng dân tộc Trương Định.

Nhà này là nơi ở của bà Trần Thị Sanh, con gái của Bá hộ Trần Văn Đổ và Phạm Thị Phụng. Bà Phụng là em gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng – thân sinh của Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Khi bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định) vào chùa quy y, bà để lại ngôi nhà cho con riêng của bà là Dương Thị Hương và con rể là Tri huyện Trường Bình, nên nơi đây thường gọi là nhà Bà Huyện.

nhà cổ Tiền Giang

Những vòm cửa hình vòng cung, chạm khắc hoa văn nổi nhuốm màu thời gian

Vào khoảng năm 1880-1885, Tri huyện Trường Bình dưỡng già ở đây. Sau ngôi nhà này tiếp tục để cho con gái là Huỳnh Thị Diệu và chồng là Nguyễn Văn Hải làm chức Đốc phủ sứ, nên có tên là nhà Đốc phủ Hải. Ban đầu năm 1860, nhà được xây dựng có hình chữ Đinh, sau khi tu bổ thì ngày nay nhà có 3 ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông – nơi ở của những người giúp việc và lẫm lúa (kho thóc của địa chủ).

Bạn mặc trên mình chiếc áo dài Việt Nam hoặc với phục trang thập niên 80, 90 ghé thăm nhà Đốc Phú Hải sẽ cảm thấy như mình đang được sống cuộc sống vương giả thời địa chủ phong kiến vậy…

nhà cổ Tiền Giang

Mặt tiền sảnh của nhà cổ mang đậm phong cách Tây Âu

nhà cổ Tiền Giang
nhà cổ Tiền Giang

Sảnh phía sau nhà cổ có màu vàng hút mắt

Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, ngày càng được nhiều du khách đến tham quan chụp hình mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang. Về xứ Gò Công ghé thăm nhà cổ, tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc bạn có thể cảm nhận cuộc sống vương giả của một gia đình Đốc phủ.

Trái ngược với tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây, bên trong công trình lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18 rất tinh xảo.

nhà cổ Tiền Giang

Không gian bên trong đậm nét truyền thống dân tộc

Mình đi vào cuối tuần thì gian nhà chính đã đóng cửa cứ nghĩ là sẽ không chiêm ngưỡng được giá trị lịch sử phía trong căn nhà thì may sao bên cạnh nhà Đốc hải có 1 gian hàng nước nhỏ và cô bán hàng đã cho mình số điện thoại của anh trông coi nhà Đốc hải, cô nói là nếu có khách du lịch tới thì anh rất sẵn sàng đón tiếp và kể cho nghe những câu chuyện về căn nhà. Và đúng là người dân miền Tây rất nhiệt tình, nồng hậu, dễ mến. Nhờ có họ mà mình đã được sờ tận tay vào nội thất tinh xảo bên trong căn nhà. Nếu bạn cũng tới vào ngày nhà Đốc hải đóng cửa thì biết phải làm gì rồi đấy.

nhà cổ Tiền Giang

Ngồi trước của kho thóc của địa chủ

Địa danh tiếp theo cách nhà Đốc phủ Hải khoảng 500m thôi sẽ khiến bạn bất ngờ với 1 trụ sở cơ quan công quyền lớn nhất thời bấy giờ ở Gò Công:

Dinh tỉnh trưởng Gò Công

nhà cổ Tiền Giang

Toàn cảnh Dinh tỉnh trưởng bên ngoài

Nếu nhà Đốc phủ Hải được coi là tư gia lớn nhất, thì Dinh tỉnh trưởng lại là trụ sở cơ quan công quyền lớn nhất ở Gò Công. Dinh thự tỉnh trưởng là một ngôi nhà hai tầng với tổng diện tích là 1400m2, nằm đồ sộ trong một khuôn viên rộng rãi.

nhà cổ Tiền Giang

Mặt tiền của Dinh mang đậm kiến trúc phương Tây

Công trình này được xây dựng với tường dày gần 0.5m được người Pháp xây dựng năm 1885. Gần đây tòa nhà trở nên khá nổi tiếng được nhiều bạn trẻ địa phương và khách du lịch lui tới tham quan, check-in.

nhà cổ Tiền Giang

Bên khung cửa sổ mặt tiền của Dinh

Nhìn bên ngoài thôi cũng có thể thấy ngôi nhà có kiến trúc phương Tây rất đẹp, bức tường vàng nhạt, những ô cửa sổ lớn. Thế nhưng giờ lại lộ nhiều viên gạch đỏ, cây phủ um tùm, có dáng vẻ tiêu điều của một thời đại đã cũ. Công trình đẹp và cổ kính trên 130 năm tuổi là một trong những ngôi nhà mang nhiều giá trị văn hoá xưa của Gò Công.

nhà cổ Tiền Giang

Ban công tầng 2 nên thơ

nhà cổ Tiền Giang

Tầng 2 Dinh đã bị cây phủ um tùm nhưng nhìn rất trữ tình

Tiếc cho sự xuống cấp của 1 công trình đồ sộ lớn nhất thời bấy giờ. Bây giờ Dinh được cài then để làm kho chứa đồ công cộng của Thị xã.

nhà cổ Tiền Giang
nhà cổ Tiền Giang

Giàn hoa giấy trước Dinh làm khung cảnh có hồn hơn

Nếu như ở Bạc Liêu chúng ta đều biết tới một công tử khét tiếng giàu có ăn chơi “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (Công tử Bạc Liêu) thì ở thành phố Mỹ Tho cũng có 1 vị công tử khét tiếng giàu có không kém “Bạch công tử” Lê Công Phước. Hãy cùng mình ghé thăm Nhà Bạch công tử tham quan xem đẳng cấp của công tử thời đó là như thế nào nhé!

Nhà Bạch công tử

nhà cổ Tiền Giang

Phía trước nhà Bạch công tử

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2. Lúc sinh thời ông Lê Công Phước được mệnh danh là "ông hoàng ăn chơi", nổi tiếng giàu có những năm đầu thế kỷ 20. Người ta đặt biệt danh cho ông là "Bạch công tử" vì ông có ngoại hình thư sinh, nước da trắng, phong thái ung dung, cao ngạo nhưng đĩnh đạc. Đồng thời cũng để phân biệt ông với một công tử khét tiếng giàu có ăn chơi khác là "Hắc công tử" Trần Trinh Huy (Công tử Bạc Liêu).

nhà cổ Tiền Giang

Kiến trúc nhà “sính “ Tây của cậu Bạch công tử

Chính vì có một khoảng thời gian du học tại Pháp nên nhà của ông mang một kiến trúc "sính" Tây. Trên vòm cửa chính và các vòm cửa hai bên đều được chạm nổi, chạm lọng tinh xảo rồng, phượng, chim, thú và hoa lá.

nhà cổ Tiền Giang
nhà cổ Tiền Giang

Chi tiết vòm cửa chạm nổi của lối thiết kế phương Tây

Ông Lê Công Phước từng lập gánh cải lương vừa kinh doanh vừa để lấy tiếng nhưng một thời gian sau gánh hát thua lỗ. Ông túng đến mức phải bán tài sản, rồi bán nốt căn nhà của mình, lao vào nghiện ngập đến lúc chết. Khi mất, ông được an táng trên miếng đất vốn từng là của mình. Không ai ngờ rằng một người giàu có nhất vùng lại mất khi chẳng có gì trong tay, mồ cũng được vun đất tạm bợ.

nhà cổ Tiền Giang

Nội thất, vật dụng trong nhà toát lên một vẻ công tử ăn chơi khét tiếng thời bấy giờ

Sau này, khi nhà Bạch Công tử được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh thì đã được phục dựng các đồ vật như bàn ghế, đèn chùm, bộ trường kỷ, các tiểu cảnh,… và trồng thêm cây xanh để có dáng vẻ "sang trọng" lúc ban đầu. Ngôi nhà đã gần 100 năm nhưng vẫn nguyên nét đẹp kiến trúc của giai tầng giàu có xưa. Nơi đây được xem là một trong những ngôi nhà cổ thu hút khách du lịch nhất.

nhà cổ Tiền Giang

Chiếc giường xà cừ tinh tảo tới từng chi tiết nhỏ

nhà cổ Tiền Giang

Lối vào phía sau căn nhà

Một điểm lưu ý đó là nhà Bạch công tử nằm trong khu vực cơ quan nhà nước nên sẽ không mở cửa đón khách vào ngày cuối tuần. Lúc mình tới ngỡ ngàng do đóng cửa nhưng trên Google vẫn cập nhật là mở cửa. Thế nên mình đã dùng tới khả năng ngoại giao tối đa để xin phép Bảo vệ mở cửa cho mình tham quan. Cảm ơn chú nhé!

Cách thành phố Mỹ Tho khoảng 40 km, sẽ là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây – ngôi làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp

nhà cổ Tiền Giang

Mời bạn về thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp với những gian nhà hàng trăm năm tuổi

Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, Cái Bè đã là vùng đất trù phú thu hút nhiều cư dân từ nhiều nơi đến đây sinh sống. Hơn nữa, nơi đây còn là một trong những trung tâm văn hóa – kinh tế. Bấy giờ, Chúa Nguyễn đã cho thiết lập một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ.

nhà cổ Tiền Giang

Nhà cổ Lê Văn Xoát kết hợp kiến trúc Phương Tây độc đáo

Đến năm 1757, lỵ sở mới dời về thôn Long Hồ, nay là Tp. Vĩnh Long. Thời gian 25 năm được định là lỵ sở, Cái Bè đã thu hút rất nhiều địa chủ và quan lại đến định cư sinh sống. Chính vì vậy các ngôi nhà được xây bằng các loại gỗ quý có mái lợp ngói, theo kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây vừa cao vừa rộng. Nhà được nằm ở vị trí lý tưởng: bên cạnh dòng sông, có vườn cây ăn trái… vì vậy làng này có diện mạo vô cùng nổi bật.

nhà cổ Tiền Giang

Mái lợp bằng những cây gỗ quý trên 200 năm

nhà cổ Tiền Giang

Địa chỉ của nhà cô Lê Văn Xoát

Điểm nổi bật và đặc trưng nhất ở đây là những căn nhà mang đậm nét kiến trúc phóng khoáng của vùng đất Nam Bộ nhưng được kết hợp hài hòa với kiến trước Tây phương. Giữ các khu nhà là vườn trái cây trĩu quả. Mỗi mùa đều có các loại trái cây khác nhau để thưởng thức khi tới với Làng cô Đông Hòa Hiệp.

nhà cổ Tiền Giang

Vườn trái cây xanh mát trước cửa nhà

Việt Nam có ba ngôi làng vang danh là làng Đường Lâm ở Hà Nội, làng Phước Tích ở Huế cùng làng cổ Đông Hòa Hiệp. Nhưng làng cổ ở miền Tây này lại tạo cho du khách cảm giác gần gũi, mát mẻ hòa mình cùng với vườn trái cây trĩu quả. Một số căn nhà cổ còn còn được chủ nhà cho dựng phòng để đón tiếp du khách muốn ngủ lại qua đêm.

nhà cổ Tiền Giang

Nhà cổ ông Kiệt – “đệ nhất” nhà cổ Đông Hòa Hiệp

nhà cổ Tiền Giang

Hình ảnh rất quen thuộc tại các vùng quê Việt Nam

nhà cổ Tiền Giang

Nhà cổ ông Xoát mới được tu sửa phía bên ngoài

“Tour” du hành quay ngược quá khứ khám phá các ngôi nhà cổ Tiền Giang sẽ kết thúc tại đây. Những giá trị lịch sử, văn hóa mà những ngôi nhà cổ mang lại chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian.