Nao nức vẻ đẹp phố cổ Hội An về đêm
Ngắm đèn lồng phố cổ
Những chiếc đèn lồng rực rỡ ở phố cổ Hội An là hình ảnh gắn liền với đô thị cổ, quen thuộc với du khách. Đèn lồng là một phần tạo nên không gian và cái hồn của phố cổ. Hầu như nhà nào cũng treo đèn lồng, đặc biệt là những cửa hàng, nhà hàng. Đèn lồng được treo ở ngoài để trang trí và được dùng cả ở trong nhà để chiếu sáng.
Đèn lồng Hội An phong phú, nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, cho đến hoa văn trang trí… Đèn lồng không chỉ là phương tiện trang trí hay chiếu sáng, mà là một phần của cuộc sống người dân, là linh hồn của phố cổ.
Vì thế đèn lồng luôn xuất hiện trong bất cứ nghi lễ, lễ hội nào của người Hội An. Đến phố cổ ngắm đèn lồng vào đêm là trải nghiệm hấp dẫn và lãng mạn mà bất cứ du khách nào cũng thích thú. Vừa dạo bộ, mắt ngắm đèn lồng, tai nghe bài chòi, thật không gì hạnh phúc bằng.
Đi thuyền, thả hoa đăng trên sông
Phố cổ Hội An về đêm còn có hoạt động rất thú vị là đi thuyền và thả hoa đăng. Du khách thường ngồi trên thuyền di chuyển lơ đãng trên dòng sông Hoài và ngắm cảnh xung quanh. Trên những chiếc thuyền, du khách tận hưởng thanh âm cuộc sống, nghe tiếng mái chèo khua nước trên sông.
Những chiếc đèn hoa đăng có hình bông hoa bán dọc khắp các tuyến đường phố cổ. Theo tục lệ truyền tai nhau, mỗi chiếc đèn sẽ mang theo nguyện ước của người thả. Du khách được tự tay thả những chiếc đèn trôi trên dòng sông. Ngồi trên thuyền và thả đèn, kèm theo những ước mong tốt đẹp về cuộc sống sẽ là ký ức đẹp trong lòng du khách khi trở về.
Thưởng thức show diễn Ký Ức Hội An
“Ký Ức Hội An” là buổi biểu diễn nghệ thuật ngoài trời về lịch sử, văn hóa và bản sắc của Hội An từ hàng trăm năm nay. Sự phối hợp ăn ý của các bộ phận âm thanh, ánh sáng và các diễn viên khiến khán giả như được trở về ký ức xa xưa của đất thương cảng Hội An. Khán giả được thưởng thức nhiều câu chuyện nối tiếp nhau mang tính vừa nhân văn, vừa lãng mạn mà lại đầy khí chất của người xứ Quảng.
Tham quan chùa Cầu
Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 gắn liền với truyền thuyết quái vật mang tên Namazu. Phần đầu của quái vật nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi nằm tại Nhật Bản. Mỗi lần quái vật cựa quậy sẽ gây bão lũ.
Từ đó, ngôi chùa được xây dựng với ý nghĩa như một thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật để nó không thể cựa mình gây thiên tai ảnh hưởng cuộc sống người dân.
Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều vì chùa có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, là “Cầu đón khách phương xa”.
Ăn ở chợ đêm phố cổ
Vẻ đẹp phố cổ Hội An về đêm có sự góp mặt của những hoạt động ở chợ đêm, như chợ Nguyễn Hoàng, chợ Công Nữ Ngọc Hoa. Chợ đêm Nguyễn Hoàng nằm đối diện chùa Cầu có 50 gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng. Trong đó có những gian hàng đèn lồng đầy màu sắc, những chiếc đèn lồng mang phong cách Trung Hoa được trang trí khắp các gian hàng.
Chợ Công Nữ Ngọc Hoa có những gian hàng ẩm thực xứ Quảng. Chợ nằm dọc sông Hoài nên rất mát mẻ, thoáng đãng. Nhiều món ăn bánh ở đây cho du khách thưởng thức như cao lầu, mì Quảng, chè nóng… và các món đồ khô như mực rim me, bánh đậu xanh, bánh dừa nướng…
Những hoạt động ở phố cổ Hội An về đêm khiến du khách thêm yêu và quý mảnh đất cổ kính thân thiện này. Hãy đến Hội An một lần và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị về đêm. Hãy liên hệ iVIVU đặt tour Hội An với nhiều ưu đãi hấp dẫn!
iVIVU gợi ý một số tour Đà Nẵng – Hội An
Tour Đà Nẵng 3N2D: Sơn Trà – Rừng Dừa Bảy Mẫu – Hội An – Bà Nà
Tour Đà Nẵng 5N4D: Hội An – Bà Nà – Huế – Động Phong Nha
Tour Đà Nẵng 3N2D: Đà Nẵng – Sơn Trà – Cù Lao Chàm – Hội An – Bà Nà