Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa – Tìm về chốn an yên giữa Sài Gòn

36

Đôi nét về chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa tọa lạc tại số 870 đường Trường Sa, phường 14, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một ngôi chùa Phật Giáo Bắc Tông, nằm cạnh bên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vô cùng thơ mộng. Giữa rất nhiều công trình đô thị hiện đại của Sài Gòn hào nhoáng, chùa Pháp Hoa vẫn vô cùng nổi bật với nét uy nghi và thanh bình của mình.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Ngôi chùa bên dòng kênh

Chùa Pháp Hoa có bề dày lịch sử lâu đời, được thành lập vào năm 1928 do Hòa thượng Đạo Hạ Thanh đứng lên xây dựng. Thuở ban đầu, chùa chỉ được xây dựng đơn giản. Cho đến nay, cùng với những thăng trầm thời gian và biến cố của lịch sử, chùa Pháp Hoa đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo để có được diện mạo như ngày hôm nay.

Vào năm 2015, Chùa Pháp Hoa đã được Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận là một trong những Di Tích Lịch Sử trọng điểm. Ngôi chùa này cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh được rất nhiều du khách yêu thích và ghé thăm. Sự nghiệp tôn tạo và bảo tồn của chùa Pháp Hoa đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.

Cách di chuyển đến chùa Pháp Hoa quận 3

Chùa Pháp Hoa nằm ở trung tâm Sài Gòn vì thế việc di chuyển đến đây khá thuận tiện. Tôi đến với Sài Gòn bằng máy bay. Theo cảm nhận của mình thì đặt vé máy bay đi Sài Gòn trên app So Sánh Tour khá tiện lợi và có mức giá tốt.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Từ trên nhìn xuống khu vực giữ xe

Sân bay Tân Sơn Nhất nằm cách chùa Pháp Hoa chỉ 5.3km. Do đó thời gian di chuyển cũng khá nhanh chóng. Trong chùa Pháp Hoa cũng có khuôn viên giữ xe cho Phật Tử và du khách đến thăm chùa. Giữ xe ở đây là hoàn toàn miễn phí nhé, nhưng đồ đạt để trên xe thì mình phải tự bảo quản.

Nét đẹp chùa Pháp Hoa mùa Phật Đản

Lễ Phật Đản là dịp kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diễn ra vào tháng 4 hằng năm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của người Phật tử trên khắp thế giới, đánh dấu sự xuất hiện của Đức Phật và sứ mệnh đem đến sự giác ngộ cho nhân loại.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Lối vào chùa

Trong khoảng thời gian này, người Phật tử sẽ đến chùa cầu nguyện, trang trí cây đa, dâng hương và hoa cho Đức Phật. Tịnh tâm và tu hành để tìm kiếm sự thanh tịnh và giác ngộ. Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình và sự sống trong phúc đức trên thế giới.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Cũng như các ngôi chùa khác vào mùa Phật Đản năm 2567 Phật Lịch năm nay, chùa Pháp Hoa cũng được trang trí lộng lẫy để mừng ngày vui chung của toàn thể đại chúng. Ở vị trí trung tâm trước sân chùa Pháp Hoa là nơi đặt tượng của Đức Phật đản sanh đứng ngự trên tòa sen. Lúc này đức Phật còn là thái tử Tất Đạt Đa, kim thân đang trong tư thế tay phải ngày chỉ lên trời, tay trái ngài chỉ xuống đất.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Tượng Phật Đản Sanh

Nhìn từ bên ngoài, chùa Pháp Hoa vô cùng lung linh với vô số đèn lồng, hoa sen trang trí nhiều màu sắc. Ước tính có khoảng 1500 chiếc đèn lồng được sử dụng trong dịp đại lễ này để trang trí tại chùa và khuôn viên.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Một góc chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp hoa cũng là một trong những địa điểm tổ chức lễ thả đèn hoa đăng lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh vào mùa Phật Đản và một số ngày lễ khác trong năm. Nghi thức dâng hoa và lên đèn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người Phật Tử. Đây là cách để họ gửi gắm những mong ước bình an, cầu nguyện và hồi hướng công đức đến cho người thân trong gia đình là những người còn hiện hữu và cả những người đã khuất.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Phật tử đến thả hoa đăng rất đông

Ở mỗi chiếc hoa đăng, ngọn đèn tượng trưng cho sinh mệnh vô thường, mỗi người sẽ khác nhau về thời gian. Đóa hoa sen bao bọc bên ngoài tượng trưng cho sự gia hộ của chư Phật và Bồ Tát.

Kiến trúc ngoại viện chùa Pháp Hoa

Trước lối vào chùa có một cây đa cổ thụ rất lớn. Chúng ta thường bắt gặp những cây đa ở những ngôi chùa Phật Giáo, đây là một trong những biểu tượng quan trọng. Theo quan niệm trọng của đạo Phật, cây đa tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và nở rộ của vũ trụ, cũng như sự giác ngộ và giải thoát của chúng sinh. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã đã từng ngồi ở dưới tán cây đa bên bờ sông Neranjara tại Ấn Độ.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Cây đa trước lối vào chùa

Bên cạnh cây đa trong chùa Pháp Hoa còn có một cây Sala nở rất nhiều hoa. Theo truyền thuyết, nếu như đứng dưới gốc cây Sa La cầu nguyện và hoa tự rơi xuống lòng bàn tay bạn thì những mong muốn của bạn sẽ được trở thành sự thật.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Hoa Sala chùa Pháp Hoa

Có hai lối đi để vào chùa Pháp Hoa, thứ nhất là ngõ nhập hướng xuống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được gọi là Tiên Môn, thứ hai là lối đi bên phải được gọi là Đàn Môn. Mỗi cổng đều được sơn màu đỏ, phía trên có lợp mái ngói với các đầu đao mềm mại theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa
Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Hai lối vào chùa Pháp Hoa

Bước vào bên trong, các bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều đèn lồng, khu vực tiểu cảnh và hồ cá. Phía trên hồ cá tại chùa Pháp Hoa có những tảng đá lớn khắc chữ. Trong đó có dòng chữ chùa Pháp Hoa màu vàng được khắc chìm vô cùng tinh tế. Tuy hồ cá không quá lớn nhưng nước rất trong xanh và có những chú cá chép Koi. Nhìn đàn cá bơi lượn tung tăng mình cảm thấy vô cùng thư giãn.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa
Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Đối diện với hồ cá là khu vực tiểu cảnh với nhiều bức tượng chú tiểu ở các tư thế khác nhau. Ngoài ra còn có tôn tượng của Đức Phật Di Lặc, mô hình tháp vào nhiêu chậu cây xanh.

Kiến trúc bên trong chùa Pháp Hoa

Tổng thể kiến trúc bên trong của chùa Pháp Hoa bao gồm tòa nhà trung tâm với một tầng trệt, 2 tầng lầu và 1 bảo tháp. Ngoài ra còn có hai công trình phụ: Bên trái là nhà Tăng, nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của các vị Sư; Bên phải là nhà Cốt, nơi yên nghĩa của các Phật tử có nguyện vọng ở lại chùa.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Góc nhìn bên trong chùa Pháp Hoa

Nhìn chung, kiến trúc của chùa Pháp Hoa thành phố Hồ Chí Minh vô cùng ấn tượng, mang hơi hướng kiến trúc chùa phương bắc với màu đỏ, trắng, vàng là chủ đạo. Chùa lợp ngói với những đầu đao mềm mại, uyển chuyển. Bên cạnh các tượng Phật, chùa Pháp Hoa còn có rất nhiều bức hoành phi và câu đối được sơn son thếp vàng. Xung quanh chùa còn được trang trí nhiều bao lam với kỹ thuật điêu khắc gỗ tinh xảo.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Du khách đến tham quan chùa Pháp Hoa thì chỉ nên lễ Phật và ngắm cảnh ở tầng trệt và 2 tầng lầu của tòa nhà trung tâm.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Tại tầng trệt của chùa Pháp Hoa là nơi thờ phụng Đức Vương Quan Âm, Đức Phật Thích Ca… Hôm mình đến thăm chùa thì có một lễ Hằng Thuận được tổ chức tại sảnh ở tầng trệt chùa Pháp Hoa. Lễ Hằng Thuận là nghi kết hôn giữa những người con Phật Tử trước sự chứng kiến và nhận gia hộ từ Tam Bảo.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Lên trên tầng 1 của chùa Pháp Hoa là khu vực nhà tổ, cũng là nơi thờ Phật và các vị Sư đã qua đời. Du khách sẽ vô cùng ấn tượng với tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ được tạc vô cùng tinh xảo.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa
Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Bên ngoài hành lang có 1 cái chuông và 1 cái khánh bằng đồng. Từ đây thì du khách cũng có thể nhìn thấy được khu vực nhà Tăng và nhà nhà Cốt.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa
Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa
Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Khu vực nhà Tăng và nhà Cốt

Lên lầu 2 chính là khu vực Chính điện với 3 tượng Phật lớn được thếp vàng cùng một số tượng Phật và Bồ Tát khác. Đây được xem là khu vực quan trọng nhất của chùa Pháp Hoa, là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng trong năm. Xung quanh chính điện được trang trí với nhiều bức tranh sống động về cuộc đời Đức Phật và những câu chuyện Phật Giáo.

Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa
Lễ Phật Đản chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa Quận 3 chính là địa điểm du lịch không nên bỏ lỡ khi du khách có dịp đến với Thành Phố Hồ Chí Minh. Hãy đến đây để giúp cho tâm hồn mình được nhẹ nhõm giữa biết bao những bộn bề cuộc sống.