Làng nghề nón lá Mỹ Lam – biểu tượng nón lá bài thơ của Huế

76

Làng nghề nón lá Mỹ Lam – biểu tượng nón lá bài thơ của Huế

Nón lá không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà hơn thế nó đã trở thành biểu tượng riêng gắn với nét dịu dàng của người con gái xứ Huế. Hình ảnh nón lá nhẹ nhàng đi vào những câu thơ, khắc họa rõ hơn vẻ đẹp chiếc nón trong nền văn hóa đặc sắc của xứ Huế mộng mơ:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.”

Những chiếc nón lá kiêu sa. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.

Nghề làm nón lá bài thơ ở Huế đã xuất hiện hàng trăm năm nay với nhiều làng nón truyền thống như Dạ Lê, Sịa, Phú Cam, Kim Long, Đốc Sơ, Triều Tây…

Ảnh: Dân Việt.

Trong đó làng nghề nón lá Mỹ Lam là cái tên nổi bật. Nằm ven sông Như Ý cách trung tâm Huế 8km về phía Đông, làng Mỹ Lam thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang nổi tiếng với nghề chằm nón gần 160 năm.

Hoa văn trên nón lá. Ảnh: Dân Việt.

Nón lá là biểu tượng của Việt Nam, cũng là người bạn của những người lao động. Chiếc nón lá trắng tinh khôi còn thể hiện sự dịu dàng và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

Cô gái trong tà áo dài với nón lá bài thơ. Ảnh: Dân Việt.

Tồn tại gần 160 năm nghề làm nón lá đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân làng, và hôm nay làng vẫn giữ được nghề chằm nón với khoảng 80% số hộ trong làng vẫn theo nghề truyền thống của ông bà.

Ảnh: Bộ Công Thương.

Nón lá Mỹ Lam, đặc biệt là nón lá bài thơ không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật. Để làm được một chiếc nón ưng ý, phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo. Từ việc chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm và đánh bóng…

Ảnh: Bộ Công thương.

Nón của làng nghề nón lá Mỹ Lam nổi tiếng bởi độ mỏng, màu sắc nền nã và mũi chỉ đều chằn chặn, đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Quy trình làm nón rất công phu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử thành phố Huế.

Để có lá làm nón đẹp và tốt, người nghệ nhân phải tự tay chọn lá. Lá được chọn thường là lá dừa hay lá gồi xanh nhạt. Lá được ủi nhiều lần cho thật thẳng và thật láng. Người thợ làng nghề nón lá Mỹ Lam đã khéo léo múi nối sợi móc được dấu kín, khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Chiếc nón hoàn thành khi sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng.

Dịu dàng nón lá bài thơ. Ảnh: Lê Chung.

Khi chiếc nón trắng được khâu xong, người thợ sẽ đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa, để khi soi lên trước ánh mặt trời, các hoa văn biểu tượng hiện rõ ràng thật cân đối và đẹp đẽ.

Những hình ảnh ẩn hiện trong chiếc nón lá. Ảnh: Lê Chung.

Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh của cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu ngói Thanh Toàn, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu… Đi kèm theo các biểu tượng phổ biến này là một số câu thơ viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nổi bật giữa màu nền trắng của lá nón.

Nón lá cầu Trường Tiền. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

Năm 2013, làng nghề nón lá Mỹ Lam được công nhận là làng nghề truyền thống của Huế. Đây là thành quả của việc giữ gìn nghề truyền thống, góp phần giữ gìn nét văn hóa độc đáo.

Ảnh: VTV.vn

Việc được công nhận có ý nghĩa vô cùng quan trọng với làng nghề, thu hút thêm nguồn lao động có tay nghề, tạo ra nhiều nón lá chất lượng hơn để trở thành món quà mang về nhà của nhiều du khách.

iVIVU gợi ý một số tour Huế hấp dẫn:

Tour Huế 1/2N: Chiều Trên Phá Tam Giang – Đầm Chuồn

Tour Huế 1/2N: Xe Máy Ghé Di Tích Lịch Sử Chín Hầm – Huyền Trân – Đầm Chuồn

Tour Đà Nẵng 4N3Đ: HCM – Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Huế – Quảng Bình Bay VJ