Khám phá tháp Thạt Luổng – Vẻ đẹp dát vàng trên tháp cổ

18

Tháp Thạt Luổng là danh thắng nổi tiếng của thủ đô Viêng Chăn Lào. Đây là ngôi chùa biểu tượng của đất nước Lào. Tại đây hằng năm đều diễn ra lễ hội tôn giáo lớn nhất của đất nước. Một công trình phải rất nổi bật mới được in trên tiền của một Quốc gia. Nhưng khi nó xuất hiện trên Quốc huy thì chắc chắn nổi bật thôi là chưa đủ. Đó phải là một công trình mang tính biểu tượng nữa, Thạt Luổng, tháp vàng nổi tiếng tại Lào đã trở thành biểu tượng gắn liền với Phật giáo và chủ quyền của quốc gia này. Hôm nay, hãy theo chân mình khám phá về lịch sử và vẻ đẹp của toà tháp Thạt Luổng này nhé.

tháp Thạt Luổng

Tháp Thạt Luổng nhìn bao quát từ bên ngoài

Tháp Thạt Luổng – Lịch sử hình thành và ý nghĩa tâm linh

Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Tháp Lớn trong tiếng Lào) là một tháp (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào.[1] Tháp này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng. Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng.

tháp Thạt Luổng

Cận cảnh bên sát toà tháp Thạt Luổng chính

Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chùa cao 44m và rộng 90mx90. Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Tháp Thạt Luông gồm tháp chính cao 44 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng. Anh hướng dẫn viên đoàn tôi bảo là, theo truyền thuyết của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), năm nhà sư người Lào tên là Phạ Mạ hả Lắt Ta-na-thể-la, Phạ Mạ-hả Chum-lạ-lắt-tạ-na-thể la, Pham Mạ-hả Xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-la, Phạ Mạ-hả Chun-la-xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-lạ và Phạ Mạ-ha-Xẳng-khạ-vi xả-thể-lạ sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương. Họ đem về Lào chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường là Chăm-tha-bu-li Pạ Xitthi xắc cho dựng Thạt Luổng để cất giữ xá lỵ Phật. Châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng).

tháp Thạt Luổng

Các nhà sư vẫn thường tới tháp Thạt Luổng để thỉnh lễ

Vào năm 1563, sau khi giành được một loạt chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện ở Hat-sỏi, Pa-khoui Mường Xén, Vua Xẹt thả-thi-lạt, vì những lý do chiến lược đã dời đô từ Luổng Phạ bang về Viêng Chăn. Tại đây ông cho xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, Vào năm 1566, ông cho dựng Thạt Luổng trên một ngôi chùa cũ, cách Viêng Chăn chừng khoảng hai cây số. Năm 1911, trong khi nghiên cứu Thạt Luổng, nhà khoa học người Pháp Henri Pác-măng-chiê đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã trùm lên và che lấp một ngôi tháp cũ.

Những điều đặc biệt về tháp Thạt Luổng

Từ khoảng cách xa, bạn sẽ thấy một ngôi chùa Phật giáo lớn có chiều cao khoảng 85 mét và chiều rộng 69 mét theo hình kim tự tháp. Được bao bọc bởi 30 tháp nhỏ, bảo tháp cũng được bao bọc bằng 500 kg lá vàng. Sở hữu kim loại có giá trị như một màu vàng rực rỡ, biểu tượng của sự huy hoàng của Lào. Toàn bộ khu phức hợp mà bạn nhìn thấy từ xa là nơi nổi lên ngôi đền Pha That Luang nổi tiếng.

tháp Thạt Luổng

Tháp Thạt Luổng có ba cấp độ, mỗi cấp độ mang một ý nghĩa giáo lý của đức phật đó là dục giới, sắc giới và vô sắc giới

Tu viện của nó cũng có rất nhiều tượng Phật và tranh vẽ khác nhau. Quan sát chặt chẽ, bạn sẽ thấy cách ngôi đền được xây dựng trên 3 cấp độ khác nhau, từ dưới thấp lên trên cao. Leo lên bậc thiền viện đầu tiên, bạn sẽ đến thế giới bên kia. Trong khi tầng thứ hai là Hoàn thiện của Đạo Phật. và tầng cuối cùng, bạn sẽ thấy Nước Trời. Và thú vị hơn, mỗi cấp độ có vẻ như hẹp hơn so với các mức trước đó. Ví dụ, mức ban đầu là khoảng 69 mét chiều rộng, mức thứ hai đạt đến 47 mét trong khi mức cuối cùng là khoảng 29 mét. Được biết, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.

tháp Thạt Luổng

Tháp Thạt Luổng nằm trên một nền đất rộng lớn

Cách trung tâm Viêng Chăn một đoạn không quá xa, thế nên, bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Thạt Luổng bằng taxi, xe bus hoặc tuk tuk đều được. Tuy nhiên, để có được trải nghiệm thú vị trong suốt hành trình, bạn có thể lựa chọn đi bằng tuk tuk để tận hưởng cảm giác bon bon trên đường và gió lướt qua mặt rất thú vị. Giờ mở cửa là tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 08:00 đến 12:00, chiều từ 13:00 đến 16:00. Giá vé vào cổng (cập nhật tháng 7.2023): 50.000 kịp ~ 135.000 VND/ người.

tháp Thạt Luổng

Sợi dây được thắt trên tay cầu may mắn

Có một điều đặc biệt khi đi tham quan các ngôi chùa ở bất cứ đâu đó là Khi vào chùa, bạn chú ý ăn mặc trang nghiêm, tuân thủ đúng các quy định ở chùa Tại nơi thờ cúng có một hòm công đức, Nếu các bạn thích các bạn có thể chuẩn bị tiền để đóng góp cho chùa nếu như các bạn muốn đóng góp công đức nhé, và đặc biệt vào ban đêm tòa tháp sẽ trở nên rất lung linh khi đèn điện được bật sáng. Vì thế, nếu có thời gian bạn đừng bỏ qua khoảnh khắc này và nhớ ghé Thạt Luổng về đêm nhé.

tháp Thạt Luổng

Đi bộ vòng quanh tháp Thạt Luổng

Trong chuyến tham quan tháp Thạt Luổng, đoàn chúng tôi được anh hướng dẫn viên bật mí một điều đó là, khi tới Thạt Luổng nếu các bạn đi vòng quanh tháp 3 vòng vừa đi vừa niệm nam mô a di đà phật và nghĩ về những điều mong ước của mình thì những mong ước đó sẽ trở thành sự thật. Không phải là mê tín nhưng mà khi bạn đi vòng quanh và chú tâm vào những điều mong muốn ở một không gian yên tĩnh và trang nghiêm như thế này, có một cảm giác lâng lâng khó tả diễn ra vào thời điểm đó thật. Nếu có dịp tới với Thạt Luổng các bạn hãy cùng thử qua cảm giác và trải nghiệm tuyệt vời này nhé.

Lễ hội Thạt Luổng được tổ chức vào thời điểm nào trong năm, có gì đặc biệt?

Đều đặn vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, người Lào sẽ cùng nhau tổ chức Lễ hội Thạt Luổng. Đây là lễ hội sẽ kéo dài trong một tuần, và kết thúc vào đúng thời điểm ngày rằm của tháng. Ngày chính của lễ hội Thạt Luổng sẽ là chiều 31/10, và kéo dài liên tục đến hết ngày 2/11 (tức ngày 15/12 theo Phật lịch). Đây là dịp để người dân Lào cùng nhau cầu phước lành cho tất cả mọi người, cũng như bày tỏ lòng biết ơn dành cho sự giao hòa đất trời, núi sông và thần thánh. Tham gia lễ Tắc-bạt gồm đông đủ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước; lãnh đạo các bộ, ngành, chính quyền thành phố Viêng Chăn và khách mời của Hội Thạt Luổng.

tháp Thạt Luổng

Tháp Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566, dưới triều đại vua Setthathirat

Một trong hoạt động chính của Lễ hội Thạt Luổng là lễ rước tháp (tiếng Lào gọi là Hè Phạ Sạt Phơng) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền âm phủ. Đặc biệt người đến Hội Bun Thạt Luổng rất lưu ý trò diễn "Tị Khi" (Hockey), một trò chơi dân gian chính thống trong lễ hội trước sự chứng kiến của một quan chức nhà nước. Tị Khi được chia ra hai phe. Phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức và Phe áo trắng hay cởi trần là nông dân. Mỗi trận đấu được chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp 20-30 phút và mang tính ước lệ …Đêm cuối của lễ hội sẽ diễn ra lễ rước nến khi hàng nghìn Phật tử cầm trên tay ngọn nến đã được thắp sáng, đi vòng quanh thảm cỏ bên trong khuôn viên Thạt Luổng, tạo nên một cảnh sắc đẹp đến huyền ảo, tăng thêm không khí linh thiêng cho khu vực vốn đã ẩn chứa nhiều huyền bí của đất nước Triệu Voi.

tháp Thạt Luổng

Tượng Phật nằm ở sát khuôn viên tháp Thạt Luổng

Tháp Thạt Luổng là một quần thể rộng lớn và nằm ở ngay trung tâm của thủ đô Viêng Chăn. Vì thế, xung quanh tháp Thạt Luổng là các ngồi chùa nhỏ xung quanh, đặc trưng nhất là ở trong vườn có bức tượng Phật nằm rất đẹp và nổi tiếng, các bạn có thể ghé thăm và vãn cảnh trong khu vườn này

Hi vọng những thông tin về tháp Thạt Luổng sẽ có ích cho bạn khi đi du lịch tại Lào. Chúc bạn có được một chuyến đi tuyệt vời và nhiều niềm vui. Và nếu được bạn nên đến đây khi diễn ra lễ hội Boun That Luang được tổ chức (tháng 11 tại thủ đô Viêng Chăn). Sự kiện đặc biệt này đã thu hút hàng ngàn người dân địa phương và du khách trên khắp thế giới, do đó, đừng bỏ lỡ nó!