Khám phá lễ hội tại đền Kỳ Cùng – Nét văn hóa đặc sắc xứ Lạng

21

Xứ Lạng từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất thánh linh thiêng. Có lẽ vì vậy mà những ngôi đền ở đây mang ý nghĩa nhiều về mặt tâm linh. Một trong số đó phải kể đến đền Kỳ Cùng – biểu tượng tâm linh không thể thay thế của người dân Lạng Sơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguồn gốc cũng như các hoạt động thú vị vào mùa lễ hội ở nơi đây nhé!

Nguồn gốc đền Kỳ Cùng và lễ hội Kỳ Cùng Tả Phủ

Đền Kỳ Cùng (hay còn gọi là Quan Lớn Tuần Tranh) tọa lạc ở đầu cầu bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ngôi đền này đã có từ rất lâu đời và là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh của vùng đất Lạng Sơn.

Nguồn gốc đền Kỳ Cùng

Ban đầu, ngôi đền nhỏ dùng để thờ thủy thần Giao Long để cầu cho vùng đất quanh năm mưa thuận, gió hòa, nhân dân yên ổn làm ăn. Sau nhiều biến cố lịch sử, đền được dùng để thờ quan Tuần Tranh – thuộc thời nhà Trần. Trong một lần chiến đầu với giặc ngoại xâm, vì quân lính của ông thường xuyên ốm đau, lực lượng mỏng nên nhân dịp này, một số kẻ xấu đã vu oan rằng ông thông đồng với giặc để phản quốc.

Nguồn gốc đền Kỳ Cùng

Nguồn gốc đền Kỳ Cùng | Ảnh: mytour.vn

Để chứng minh sự trong sạch của mình, ông gieo mình xuống sông tự vẫn. Sau này, Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài lên nhậm chức ở Lạng Sơn hiểu rõ sự tình và đã minh oan cho ông.

Nguồn gốc lễ hội Kỳ Cùng Tả Phủ

Để tỏ lòng biết ơn trước hành động công minh của Thân Công Tài, hàng năm, vào tháng Giêng đúng Ngọ, người dân Lạng Sơn đã tổ chức lễ rước bát hương của ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ để tỏ lòng biết ơn. Từ đó, hội đền Kỳ Cùng Tả Phủ ra đời.

Tổng quan kiến trúc đền Kỳ Cùng

Đền Kỳ Cùng quay về hướng Nam, được thiết kế theo kiểu chữ “đinh”. Không gian chính nghinh môn gồm 3 cửa vòm cuốn với 2 trụ gạch vuông lớn oai nghiêm. Mỗi cửa đều được trang trí hoa văn đắp nổi ở bên trên và hướng lên bộ tam khí trên mái vòm.

Tổng quan kiến trúc đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn

Tổng quan kiến trúc đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn | Ảnh: ximgo

Bên trong đền là những đồ thờ quý báu, có giá trị lịch từ thời Lê (1783) và thời Nguyễn (vua Khải Định – Bảo Đại) như chuông, ngai, tán, lọng, đỉnh đồng và các pho tượng cổ. Trước đền là bến đá Kỳ Công Thạch Độ – một trong 8 cảnh đẹp của xứ Lạng được “vinh dự” xuất hiện trong “Trấn doanh bát cảnh” của danh nhân Ngô Thì Sĩ. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Lạng Sơn mà còn là sự hãnh diện của cả nước.

Bên trong đền Kỳ Cùng

Bên trong đền Kỳ Cùng | Ảnh: Bestprice

Thời gian diễn ra lễ hội đền Kỳ Cùng Lạng Sơn

Hàng năm, lễ hội đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn thường diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm bởi thời tiết êm dịu, ấm áp kèm với sự sinh sôi, phát triển của cành lá mùa xuân. Vì vậy, tham gia lễ hội đền Kỳ Cùng Tả Phủ là một trải nghiệm đáng thử để “khai xuân đầu năm”.

Khám phá văn hóa lễ hội đền Kỳ Cùng tại Tả Phủ Lạng Sơn

Lễ hội đền Kỳ Cùng được diễn ra 6 ngày với 2 phần: Phần lễ và phần hội

Phần lễ rước bát hương Quan Lớn Tuần Tranh

Rước bát hương Quan Lớn Tuần Tranh là hoạt động để tỏ lòng biết ơn của người dân đối với Thân Công Tài, vì đã chứng minh sự trong sạch cho quan Tuần Thanh. Hoạt động này được diễn ra vào đúng giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng.

Đoàn rước sẽ đi từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ, đi qua các con phố trung tâm của Lạng Sơn. Đặc biệt, khi đến các ngã ba hay ngã tư đều thực hiện xoay vòng và bắn pháo hoa để thu hút sự chú ý của du khách tham gia.

Những người rước kiệu được gọi là “Đồng nam”, người khiêng đỉnh gọi là “Đồng tử”. Đây là những nam nhi trai tráng với trang phục lộng lẫy. Ngoài ra, trong đoàn rước còn có sự tham gia của các cô đồng xinh đẹp tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu ngày xưa.

Lễ rước bát hương khắp con phố trung tâm của Lạng Sơn

Lễ rước bát hương khắp con phố trung tâm của Lạng Sơn | Ảnh: vietnamplus

Dọc đoạn đường rước, các gia đình hai bên đường sẽ chuẩn bị sẵn mâm lễ trước cửa nhà với mong cầu được bình an và tài lộc. Đi cùng đoàn rước kiệu sẽ có thêm cả đoàn múa lân, múa rồng để góp phần giúp cho lễ hội thêm náo nhiệt và sôi động hơn rất nhiều.

Phần hội tại lễ hội Kỳ Cùng

Sau phần lễ là phần hội. Đây là phần thu hút nhiều sự tham gia của du khách nhất. Tại đây, có rất nhiều các trò chơi dân gian sẽ được tổ chức như: cò người, chọi chim, đẩy gậy, múa sư tử, hát giao duyên,… Tất cả đã hòa quyện với nhau và tạo ra một bầu không khí nhộn nhịp, sôi nổi, tiếng nói cười vang khắp một vùng phố thị ngày đầu xuân.

Múa lân tại lễ hội Kỳ Cùng

Múa lân tại lễ hội Kỳ Cùng | Ảnh: baoxaydung

Đặc biệt, ngày 23 và 24 sẽ diễn trò đốt đầu pháo. Đây được xem là điểm nhấn của lễ hội. Theo quan niệm của cha ông ngày xưa, ai cướp được đầu pháo này sẽ có được vận may và tài lộc trong năm mới này. Vì vậy, mọi người ai nấy đều hứng thú và mong chờ khoảnh khắc này.

Bên cạnh không khí náo nhiệt, tại lễ hội đền Kỳ cùng, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng một nét đẹp văn hóa độc đáo đa dạng của đồng bào dân tộc xứ Lạng.

Địa điểm ăn uống gần đền Kỳ Cùng

Sau khi tham quan và tham dự lễ hội tại đền Kỳ Cùng, bạn có thể ăn uống tại những địa điểm sau:

Cách di chuyển đến đền Kỳ Cùng

Đi bằng xe khách hoặc xe taxi

Du khách có thể lựa chọn taxi hoặc xe khách để ghé thăm đền Kỳ Cùng.

Đi bằng máy bay

Hiện nay, chưa có chuyến bay thẳng từ các tỉnh khác đến Lạng Sơn. Vì vậy, nếu bạn muốn đi đến đền Kỳ cùng, phải mua vé máy bay đi Hà Nội. Sau đó, bắt xe khách hoặc taxi để về Lạng Sơn như hướng dẫn ở trên.

Có 4 hãng bay đang khai thác tuyến bay đến Hà Nội là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines và Vietravel Airlines với tần suất như sau:

Ngoài ra, khi tham quan đền Kỳ Cùng, bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm dưới đây:

Đền Kỳ Cùng là nơi chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử vùng biên xứ Lạng. Đây xứng đáng là nơi được du khách ghé thăm vào dịp đầu xuân. Hãy thử trải nghiệm ngay lễ hội thú vị tại đền Kỳ Cùng vào dịp tết này nhé!