Khám phá Chùa Keo – ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo

83

Chùa Keo là một trong số những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Chính vì thế vào dịp đầu năm, đông đảo Phật tử trên mọi miền đất nước lại nô nức đến chiêm bái, vãn cảnh chùa. Vậy chùa Keo có gì đặc biệt chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Chùa Keo

Chùa Keo là một trong số những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

1. Chùa Keo ở đâu?

Chùa Keo còn biết đến với tên gọi khác đó là chùa Thần Quang Tự. Ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất/ Huyện Vũ Thư/ Tỉnh Thái Bình. Từ lâu, dựa theo dòng chảy của sông nhiều người vẫn gọi chùa là Keo trên nhằm phân biệt với ngôi chùa Keo dưới của Nam Định.

Chùa Keo

Chùa Keo nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng

2. Cách thức di chuyển đến chùa Keo

Ngày nay đường xá đã được mở rộng, các phương tiện di chuyển cũng hiện đại hơn vì vậy du khách có thể dễ dàng đến tham quan, lễ bái chùa. Dưới đây là một số cách di chuyển đến chùa Keo thuận tiện nhất:

– Di chuyển bằng các phương tiện cá nhân: Lộ trình gợi ý theo hướng Nút giao thông Đại Xuyên – Nút giao thông Liêm Tuyền – Đường Hà Huy Tập – Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc – Đại lộ Thiên Trường – Cầu vượt Nam Định – Cầu Tân Đệ – đường Hùng Vương – rẽ phải nhập vào đường TL463/TL220B – Đi thẳng gần 2 km là đến địa danh chùa keo.

– Di chuyển đến chùa Keo sử dụng phương tiện công cộng: Đối với những du khách muốn để dành sức lực tham quan, chưa từng đến Thái Bình thì có thể bắt xe khách cho đỡ bỡ ngỡ. Một số hãng xe uy tín được nhiều người lựa chọn là: Nhà xe Hải Âu, Nhà xe Khai Nguyên, Nhà xe Phúc Sang…

Khi đã đến địa phận Thái Bình thì du khách bắt xe ôm hoặc taxi ra chùa. Ngoài ra, từ Thái Bình khách du lịch cũng có thể lựa chọn lên tuyến xe buýt 06 là đến thẳng chùa Keo. Chùa nằm ở cuối tuyến nên bạn không phải lo lắng xuống nhỡ bến.

Chùa Keo

Không gian rộng rãi của chùa Keo Thái Bình

3. Lịch sử hình thành chùa Keo

Cho đến thời điểm hiện tại chùa Keo vẫn giữ lại được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp kiến trúc cổ có lịch sử gần 400 năm. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XVII, năm 1632 thời vua Lê Trung Hưng. Toàn bộ quá trình thi công lên đến 28 tháng. Sau nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, chùa Keo vẫn luôn được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.

Chùa Keo

Cho đến hiện nay chùa Keo vẫn giữ được vẻ cổ kính

4. Chùa Keo Thái Bình thờ ai?

Chùa Keo được đặt tên Hán Việt là Thần Quang Tự. Bên cạnh mục đích thờ Phật, ngôi chùa này cũng tương tự như chùa Keo ở Nam Định khi thờ Thánh Dương Không Lộ (Tiền Phật, hậu Thánh). Vị thánh này là nhà sư thời Lý có kiến thức uyên thâm về Phật giáo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ phụng 1 số người có công lớn xây dựng chùa như: Nguyễn Văn Trụ, Trịnh Thị Ngọc Lễ, Trần Thị Ngọc Duyên, Hoàng Nhân Dũng, Lê Hồng Quốc.

Chùa Keo

Tượng Phật Bà thờ phụng tại chùa Keo

5. Kiến trúc độc đáo của chùa Keo

Chùa Keo gây ấn tượng bởi lối kiến trúc mang đậm giá trị thuần Việt “Nội công ngoại quốc”. Trên khu đất lên đến 58.000 m2 có tất cả 157 gian với 21 công trình lớn nhỏ. Hai công trình kiến trúc thờ Phật và Thánh Tổ Dương Không Lộ được bố trí quy mô. Trải dài là hệ thống Chùa Phật, Tam Quan, Toàn Thượng Điện, Điện Thánh, hành lang, gác chuông, khu tăng xá… Tam quan nội nổi bật với cánh cửa chạm trổ rồng chầu tinh xảo. Từ khu vực này đi qua sân du khách sẽ tới khu Chùa Phật gồm điện Phật, tòa thiêu hương và Chùa Ông Hộ.

Chùa Keo

Kiến trúc mang đậm phong cách thuần Việt của chùa Keo

Điểm nhấn độc đáo của khu Chùa Phật là các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, La Hán, Tuyết Sơn có lịch sử từ thế kỷ XVII, XVIII. Ngoài ra, 2 dãy hành lang Đông, Tây dài rộng còn được xây dựng uốn quanh khu vực Chùa Phật và Đền Thánh. Mặt trước đi qua Tam quan nội và hàng dậu, mặt sau gắn liền với Gác Chuông kết nối thành chữ Quốc. Bên cạnh các công trình kiến trúc quy mô, ngôi chùa này còn có 1 loạt các khu phụ trợ như nhà khách nằm phía Tây và Đông.

Giếng nước là công trình được xây dựng từ lâu đời với phần miệng được xếp ngay ngắn từ những chiếc cối đá. Hiện tại để bảo tồn di tích nguyên vẹn khi đến tham quan khách du lịch sẽ chỉ được đứng ngoài nhìn vì xung quanh đã rào chắn. Tòa gác chuông tại chùa Keo cũng khá đặc biệt khi nằm ở cuối cùng trên con đường Thần Đạo. Tòa tháp có 4 tầng: tầng 1 treo khánh đá, tầng 2 đặt chuông đồng lớn, tầng 3 và tầng thượng đặt 2 chuông đồng cỡ nhỏ.

6. Nên đến Chùa Keo vào thời điểm nào?

Du khách có thể ghé thăm chùa Keo vào bất cứ thời điểm nào trong năm để cầu nguyện may mắn, an lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là trong các dịp Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan… chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động mang đậm nét đẹp Phật giáo như: thả cá, thả chim phóng sinh, giảng đạo…

Chùa Keo

Vãn cảnh chùa mang lại cho du khách cảm giác thanh tịnh

Ngoài ra, lễ hội chùa Keo từ năm 2017 đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Vì thế, dịp lễ hội nơi đây tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Ngày hội diễn ra trong khoảng từ 13/9 – 15/9 (Âm lịch) hàng năm tái hiện lại những dấu mốc quan trọng của vị Quốc sư Dương Không Lộ.

7. Những lưu ý khi đến chùa Keo

Trong văn hóa của Việt Nam, chùa Keo luôn được biết đến là nơi linh thiêng do đó khách du lịch cần chú ý một số điểm sau:

Chùa Keo

Nên ăn mặc kín đáo đến chùa để thể hiện tấm lòng thành kính

Bài viết này đã giới thiệu đến bạn một trong những quần thể kiến trúc tâm linh đẹp và quy mô nhất Việt Nam. Nếu có thời gian rảnh bạn đừng quên ghé qua ngôi chùa với lịch sử gần 400 năm tuổi cổ kính này nhé!