Khám phá chùa Côn Sơn – Chốn linh thiêng nổi tiếng Hải Dương

43

Không chỉ được biết đến là ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời, còn thu hút nhiều du khách bởi khung cảnh thiên nhiên bình yên, hữu tình. Nếu bạn có dịp đến thăm vùng đất Hải Dương, muốn tìm đến một không gian thanh bình, yên ả để quên hết đi mọi muộn phiền thì chắc chắn là địa danh rất lý tưởng.

Tìm hiểu về chùa Côn Sơn

có vị trí tại núi Côn Sơn, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và là di tích đặc biệt nằm trong cụm di tích núi Côn Sơn – Kiếp Bạc. Chùa Côn Sơn có tên khác là Thiên Tư Phúc Tự (mang ý nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành), người dân quen gọi chùa theo tên núi là Côn Sơn. Năm 1996, chùa được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng. Theo nhiều tư liệu, là một trong những trung tâm Phật giáo thuộc thiền phái Trúc Lâm Đại Việt do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỷ XIII.

 chùa côn sơn

Toàn cảnh chùa Côn Sơn nhìn từ trên cao.@BQL KDT Côn Sơn – Kiếp Bạc

Nên đến chùa Côn Sơn vào thời gian nào?

là địa điểm du lịch tâm linh nên bạn có thể đến đây vào mọi thời gian trong năm. Còn nếu muốn khám phá đầy đủ hơn về vùng đất Hải Dương, bạn có thể lựa chọn nhiều thời gian như tháng 1-3 là lúc có nhiều lễ hội diễn ra, tháng 5-6 là lúc thu hoạch vải thiều. Tháng 10 sẽ là mùa hoa hướng dương, tháng 12 là mùa dã quỳ nở rộ tuyệt đẹp.

chùa côn sơn

Không gian mát mẻ bên trong chùa.@bvhttdl.gov.vn

Di chuyển đến chùa Côn Sơn như thế nào?

nằm trong Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km. Với các xuất phát từ các tỉnh miền Nam, miền Trung thì nên đặt vé máy bay đi Hà Nội, sau khi hạ cánh có thể sử dụng các phương tiện như xe khách để đến Hải Dương. Các bạn có thể tham khảo các cách di chuyển dưới đây:

Với các bạn muốn đặt vé máy bay đến Hà Nội có thể tham khảo tại website/app So Sánh Tour. Hiện vé máy bay Sài Gòn Hà Nội từ 1.523.000 đ/người, vé máy bay Đà Nẵng Hà Nội từ 641.520 VND/người, vé máy bay Huế Hà Nội từ 936.400 VND/người, vé máy bay Cần Thơ Hà Nội từ 1.314.801 VND/người.

Khám phá không gian và kiến trúc tại chùa Côn Sơn

sở hữu không gian thiên nhiên hữu tình xung quanh nên không khí nơi đây cực kỳ mát mẻ và trong lành. Về kiến trúc, chùa được xây dựng theo hình chữ Công với 3 dãy nhà chính là: Tiền đường, Thượng điện và Thiêu hương. Bước vào chùa, đầu tiên bạn sẽ thấy Cổng tam quan có thiết kế 2 tầng, 8 mái và được chạm khắc nhiều hoạ tiết như hoa, lá và mây. Phần lối vào được lát gạch chạy dài vào phía trong chùa.

chùa côn sơn

Cổng tam quan của chùa.@dantri.com.vn

chùa côn sơn

Chùa Côn Sơn sở hữu vẻ đẹp cổ kính.@Sưu tầm

Đến với Thượng điện, bạn sẽ thấy nơi đây thờ rất nhiều tượng Phật mang đậm dấu ấn thời Lê, có tượng sở hữu chiều cao lên đến 3 mét. Bên ngoài khu vực sân chùa còn gây ấn tượng hơn với cây đại thụ đã có hơn 600 năm tuổi và 2 tấm bia được xem là Bảo vật Quốc gia là Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi và Thanh Hư Động.

chùa côn sơn

Thượng điện chùa thờ nhiều vị Phật.@tamviet.tienphong.vn

Bia Thanh Hư Động có niên đại rất lâu đời, được đặt tại sân chùa với vị trí đầu tiên và nằm ở phía phải từ cổng nhìn vào. Đây chính là tấm bia được vua Trần Duệ Tông ngự bút. Còn với Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi là tấm bia ra đời vào năm Hoằng Định thứ 8 (1697) trong khi trùng tu vào thế kỷ XVII, lúc này do trụ trì Tư Phúc Mai Trí Bản chủ trì, bia được Chiêm Đường Nguyễn Đức Minh soạn, được Tạ Tuấn viết chữ và Lễ Liễu (người xã Kính Chủ) khắc.

chùa côn sơn

Bia Thanh Hư Động.@dulich.laodong.vn

Phía sau chùa sẽ là khu tháp mộ, tại đây có Đăng Minh bảo tháp với tượng của Huyền Quang tôn giả – một trong 3 vị sáng lập thiền viện Trúc Lâm và là trụ trụ trì của chùa lúc bấy giờ. Khi sư Huyền Quang viên tịch, vua Trần Minh Tông đã có xây Đăng Minh bảo tháp. Ngày mất của ông chính chính là thời điểm diễn ra Hội Xuân Côn Sơn mỗi năm.

chùa côn sơn

Đăng Minh bảo tháp.@Sưu tầm

Ngay dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc, phía sườn núi Kỳ Lân còn có Bàn Cờ Tiên và di tích An Bạch Vân. Ngoài ra bạn đừng quên ghé thăm khu vực suối Côn Sơn, tại đây có dòng nước suối chảy xanh mát với chiếc cầu Thấu Ngọc từng được đưa vào thơ ca. Điều đặc biệt theo tương truyền thì là nơi mà đại thi hào Nguyễn Trãi đã đến và sinh sống vào những ngày cuối đời. Núi rừng Côn Sơn chính là nguồn cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác ra nhiều bài thơ trong Quốc Âm Thi Tập trứ danh.

chùa côn sơn

Suối Côn Sơn.@BQL KDT Côn Sơn – Kiếp Bạc

là địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hải Dương mà bạn nên ghé qua một lần trong đời. Để có chuyến đi hoàn hảo, hãy đến ngay So Sánh Tour và sở hữu cho mình các tấm vé máy bay, vé vui chơi Xperience và deal khách sạn giá tốt nào.