Khám phá chùa Bạch Mã – cội nguồn của Phật Giáo Trung Hoa

23

Từng là kinh đô của 9 triều đại phong kiến, thành cổ Lạc Dương là cái nôi của nền văn minh và Phật Giáo Trung Hoa. là nơi lưu giữ những dấu ấn quan trọng trong lịch sử Phật Giáo, gắn liền với những câu chuyện kỳ bí về quá trình truyền thừa giáo pháp. Với những ai yêu thích các chuyến du lịch kết hợp với hành hương thì không thể bỏ qua ngôi cổ tự này.

Cùng khám phá ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi mang tên Bạch Mã tự qua bài viết sau đây.

Chùa Bạch Mã

Chùa Bạch Mã – nơi lưu giữ các dấu ấn Phật Giáo Trung Hoa. @beardandacamera_china

1. Đôi nét giới thiệu về chùa Bạch Mã

(Bạch Mã tự) là ngôi chùa cổ có từ thời Đông Hán, được xây vào năm Vĩnh Bình thứ 11, tức năm 60 sau Công Nguyên. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng sau khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc, toạ lạc tại huyện Huihe, thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Đối với đệ tử Phật gia, ngôi chùa này vừa là nơi cư ngụ của các tổ sư Phật Giáo vừa là nơi Phật pháp được truyền thừa.

Bạch Mã tự

Ngôi cổ tự là thánh địa hành hương của các tín đồ Phật Giáo. @yangtsesu

Không chỉ là địa điểm tham quan hút khách tại thành phố Lạc Dương, Bạch Mã tự còn là thánh địa hành hương của tín đồ Phật Giáo từ khắp nơi trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là ngôi chùa duy nhất trên thế giới có sự kết hợp tinh hoa văn hoá tôn giáo giữa Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và Thái Lan.

2. Thời điểm lý tưởng để viếng thăm Bạch Mã tự

Lạc Dương nằm trong khu vực khí hậu gió mùa lục địa ôn đới, phân hoá 4 mùa khá rõ rệt. Thời điểm lý tưởng để du khách là mùa xuân và mùa thu. Lúc này, không khí mát mẻ và dễ chịu, nắng không quá gay gắt, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời. Nếu đi vào mùa xuân thì du khách nên tránh khoảng thời gian đầu xuân, bởi thời điểm này thường xảy ra bão bụi.

vé tham quan Bạch Mã tự

Thời điểm lý tưởng để tham quan chùa là vào mùa xuân và mùa thu. @vs62

3. Phương tiện và cách di chuyển đến Lạc Dương

Từ Việt Nam, du khách có thể đến Lạc Dương thăm Bạch Mã tự bằng các chuyến bay xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM. Để có được mức giá tốt nhất, bạn hãy đặt vé máy bay đi Lạc Dương thông qua ứng dụng So Sánh Tour.

Vé máy bay Hà Nội đi Lạc Dương: giá chỉ từ 7.700.000 VND/ người

Vé máy bay TP.HCM đi Lạc Dương: giá chỉ từ 5.200.000 VND/ người

vé máy bay đi Lạc Dương

Đặt vé máy bay đi Lạc Dương giá tốt tại So Sánh Tour. @unsplash

Bên cạnh đó, du khách cũng có thể đáp chuyến bay đến Bắc Kinh trước, sau đó đến Lạc Dương bằng tàu hoả. Truy cập So Sánh Tour để tìm kiếm vé máy bay đi Bắc Kinh giá tốt, đặt vé và thanh toán dễ dàng ngay trên ứng dụng

Vé máy bay Hà Nội đi Bắc Kinh: giá chỉ từ 3.600.000 VND/ người

Vé máy bay TP.HCM đi Bắc Kinh: giá chỉ từ 3.200.000 VND/ người.

4. Phương tiện và cách di chuyển đến chùa Bạch Mã

nằm cạnh Quốc lộ 310, thuộc địa phận huyện Huihe, cách thành phố Lạc Dương khoảng 12 – 13km về phía Đông. Từ ga Lạc Dương, du khách chỉ cần bắt xe buýt số 56 để đến chùa, thời gian di chuyển tầm 40 phút.

Tham quan chùa Bạch Mã

Du khách có thể đi xe buýt từ ga Lạc Dương đến chùa. @zzhao0_0

5. Địa điểm lưu trú gần chùa

Để thuận tiện cho việc tham quan chùa và các địa điểm du lịch tại Lạc Dương, du khách nên lưu trú tại khu vực trung tâm thành phố. Ở Lạc Dương có khá nhiều khách sạn, nhà nghỉ với mức giá từ thấp đến cao, tuỳ theo nhu cầu mà bạn có thể chọn cho mình một nơi ở phù hợp. Truy cập So Sánh Tour để tìm kiếm khách sạn Lạc Dương giá tốt, đặt phòng và thanh toán ngay trên ứng dụng.

6. Lịch sử chùa Bạch Mã Trung Quốc

Theo ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, vua Hán Minh Đế nằm mộng thấy một vị thần sắc thân vàng bay từ Tây phương đến hoàng cung, ông bèn thuật lại với các vị triều thần. Một vị đại thần tâu với nhà vua về một thánh nhân ở Tây Trúc, được người đời kính trọng gọi là Phật. Vị thần này có thể bay được trên không, thân phát ra ánh sáng vàng rực rỡ, giống hệt như Hán Minh Đế đã thấy trong mơ.

Bạch Mã tự Trung Quốc

Lịch sử của Bạch Mã tự bắt đầu từ giấc mộng kỳ bí của Hán Minh Đế. @to_fuuuuuu

Nghe theo lời vị đại thần, Hán Minh Đế cho một phái đoàn gồm 18 người đến Tây Trúc để bái Phật và thỉnh kinh. Phái đoàn này đi đến Ấn Độ và trở về sau 3 năm, đi theo có 2 vị tăng sĩ Ấn Độ là Trúc Pháp Lan và Ca Diếp Ma Đằng. Họ mang về một pho tượng Phật, xá lợi cùng rất nhiều kinh sách, tất cả đều được chuyên chở bởi một con ngựa trắng.

Đến Lạc Dương, ngài Trúc Pháp Lan và Ca Diếp Ma Đằng được thỉnh cư ngụ tại Hồng Lô tự – một ngôi dinh thự dùng để đón tiếp khách nước ngoài. Năm sau, nhà vua cho dựng một ngôi chùa bên ngoài Tây Ung Môn (Lạc Dương) để 2 vị tăng sĩ ở và dịch kinh sách.

Lịch sử chùa Bạch Mã Trung Quốc

Ngôi chùa gắn liền với 2 vị tăng sĩ Trúc Pháp Lan và Ca Diếp Ma Đằng. @aqua492

Địa điểm xây dựng vốn là nơi nghỉ mát mùa hè của Hán Minh Đế. Tên gọi “Bạch Mã” của chùa nhằm tri ân con ngựa trắng đã mang kinh sách từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Hai vị cao tăng Trúc Pháp Lan và Ca Diếp Ma Đằng sau đó đã thay nhau dịch thuật Tứ Thập Nhị Chương Kinh – bản kinh Phật bằng chữ Hán đầu tiên. Sau khi ngài Ca Diếp Ma Đằng viên tịch, ngài Trúc Pháp Lan vẫn tiếp tục công việc dịch kinh sách. Các bản dịch đều được lưu giữ tại Đại Điện cho các vị tăng nhân lễ bái.

Tương truyền, vào thời Bắc Ngụy (368 – 543), một sự kiện mầu nhiệm đã xảy ra khi các tăng nhân đang quỳ bái kinh Phật. Ánh ngũ quang thập sắc loé lên từ kinh Phật, toả sáng khắp Đại Điện, trong ánh hào quang còn nhìn thấy được hình ảnh của một vị Phật. Câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, càng khẳng định sự linh thiêng của ngôi chùa cổ.

Bên trong Bạch Mã tự

Chùa Bạch Mã là nơi tu tập nhiều vị cao tăng. @zzhao0_0

Dưới thời Võ Tắc Thiên, có đến hơn 1.000 vị hoà thượng cư ngụ, là ngôi chùa nổi tiếng nhất Đường triều thời đó. Tuy nhiên, chùa đã bị phá hủy nghiêm trọng trong loạn An Sử (755 – 763) và Hội Xương diệt Phật (840 – 846). Chùa được tu sửa qua các đời hoàng đế: Thái Tông triều Tống, Gia Tĩnh triều Minh và Khang Hy triều Thanh.

7. Khám phá kiến trúc Bạch Mã tự – ngôi chùa cổ hàng nghìn năm tuổi

Bạch Mã tự là ngôi chùa có giá trị về mặt lịch sử và tôn giáo, là điểm hành hương không thể bỏ qua cho các tín đồ Phật Giáo. Dù được xây dựng cách đây hàng nghìn năm nhưng ngôi chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính và cấu trúc vốn có, dấu ấn thời gian thể hiện rõ trên từng vách tường, mái ngói, lối đi.

Cổng tam quan Bạch Mã tự

Cổng tam quan màu đỏ nổi bật. @f.wendi

Bao quanh ngôi cổ tự là một khu vườn rộng lớn, có lối đi lát đá dẫn vào chùa. Cổng chùa theo kiểu tam quan với 3 cửa hình mái vòm, bên trên khắc “Bạch Mã tự”, 2 bên có 2 bức tượng sư tử bằng đá xanh. Ngay cạnh cổng tam quan là bức tượng bạch mã được làm từ bạch ngọc, tượng nhằm tri ân ngựa trắng thồ kinh từ Ấn Độ về Trung Quốc.

kiến trúc Bạch Mã tự

Bức tượng ngựa trắng được đặt trang trọng ngay cạnh cổng tam quan. @affordance_plasticity

Với hơn 100 gian điện thờ, du khách có thể theo một đường trung tâm từ Bắc chí Nam. Thứ tự các ngôi điện như sau: Thiên Vương Điện, Đại Điện Phật, Đại Hùng Bảo Điện, Tiếp Dẫn Điện… Chính giữa Đại Điện Phật có một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn, 2 bên trái phải của pho tượng Phật là ngài A – Nan và Ca Diếp, tượng Văn Thù cùng Phổ Hiền Bồ Tát. Ở góc Đông Nam của điện là một quả chuông bằng sắt được đúc từ thời nhà Minh, nặng hơn 5.500 cân Anh.

Bạch Mã tự mang dáng vẻ cổ kính

Ngôi chùa mang dáng vẻ cổ kính và trang nghiêm. @ivyiiivory

Phía Tây Nam và Đông Bắc là mộ phần của 2 vị cao tăng Trúc Pháp Lan và Ca Diếp Ma Đằng – nơi khách hành hương vẫn thường đến chiêm bái. Cách 200m về phía Đông Nam của chùa là Bảo tháp Tề Vân. Đây là một bảo tháp 13 tầng bằng gạch, có chiều cao 20m, được xây từ thời nhà Đường và trùng tu dưới thời nhà Kim. Ở hậu viện có một đài các cao khoảng 4 trượng, tên là Thanh Lương Đài. Thanh Lương Đài chính là nơi lưu trữ kinh văn của Bạch Mã tự, bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương được tạc khắc trên mảng tường đá phía bắc đài các.

Du lịch Bạch Mã tự

Bạch Mã tự có nhiều điểm tham quan hấp dẫn chờ bạn khám phá. @tjhmdzz

Ngoài ra, ở còn có các điểm tham quan nổi bật như: Vân Tháp, Dạ Bán chuông, Phần Kính đài, Đoạn Văn bi, Đằng Lan mộ…

8. Các địa điểm du lịch gần Bạch Mã tự

Hang đá Long Môn

Hang đá Long Môn được mệnh danh là kho tàng nghệ thuật tạc khắc hang động Phật Giáo của Trung Quốc, nằm cách thành phố Lạc Dương tầm 12km. Hang động trải qua hơn 400 năm xây dựng, mang đậm dấu ấn nghệ thuật của các triều đại Bắc Ngụy, Tuỳ, Đường… Ghé thăm hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm pho tượng Phật khổng lồ, được tác khắc ngay trên các vách đá cao.

Hang đá Long Môn

Hang đá Long Môn – đỉnh cao của nghệ thuật tạc khắc hang động Phật Giáo. @florianboar

Chùa Lâm Tự

Chùa Lâm Tự là ngôi chùa cổ đã tồn tại hơn 1.500 năm, được xây dựng từ thời Bắc Ngụy. Không chỉ là Tu viện Phật Giáo Quốc gia, nơi đây còn được công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Đặc biệt, chùa Lâm Tự còn là cái nôi của các bộ môn võ công nổi tiếng như: La Hán quyền, Trường quyền…

Chùa Lâm Tự

Kiến trúc độc đáo của chùa Lâm Tự Lạc Dương. @snapshot____story

Khu thắng cảnh Lão Quân Sơn

Theo , du khách có thể kết hợp tham quan chùa với khu thắng cảnh Lão Quân Sơn. Khu thắng cảnh nằm tại huyện Loan Xuyên, thành phố Lạc Dương, gồm 138 điểm tham quan hấp dẫn. Với khung cảnh núi non hùng vĩ, nơi đây vẫn thường được ví von với cảnh đẹp chốn thiên cung.

Lão Quân Sơn

Khung cảnh đẹp tựa chốn tiên bồng của khu thắng cảnh Lão Quân Sơn. @hwang199

là chứng tích cho sự trường tồn và phát triển của Phật Giáo Trung Hoa. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, ngôi cổ tự này là điểm đến không thể bỏ lỡ trong các chuyến hành hương về đất Phật.Còn rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi đặt vé máy bay, phòng khách sạn và tour du lịch trên , truy cập ứng dụng ngay để khám phá!