Hội quán Quảng Đông, điểm dừng chân bắt buộc khi đến Hội An

48

Hội quán Quảng Đông, điểm dừng chân bắt buộc khi đến du lịch Hội An

Hội quán Quảng Đông (còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) nằm trên đường Trần Phú là một trong những di tích nổi tiếng của phố cổ Hội An hấp dẫn du khách. Giới trẻ khắp nơi trong cả nước về đây chọn bối cảnh Hội quán này để chụp bộ ảnh cưới lưu lại khoảnh khắc tình yêu, hạnh phúc của đời mình.

Cặp đôi Vũ Trường Giang và Phạm Thị Thu Trang (ngụ Hà Nội) chụp ảnh cưới trước cổng làm bằng chất liệu đá chạm khắc nhiều linh vật rồng, phương, kỳ lân… tinh xảo ở Hội quán Quảng Đông. Công trình này do cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng vào năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Quảng Đông ở phố cổ Hội An

Hội quán được thiết kế có kiến trúc hình chữ quốc trên một nền đất rộng và cao. Sau cổng tam quan là nhà tiền điện khá quy mô với các mảng tường được lắp dựng bằng đá

Gian trước của Hội quán được lợp mái ngói âm dương, trên đỉnh chạm khắc biểu tượng hình rồng “Lưỡng long tranh châu” thể hiện quyền uy, sức mạnh. Từ thế kỷ 15 đến 19, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất của Việt Nam. Đây là một trong những thành phố đầu tiên thu hút những Hoa kiều đến định cư tại Việt Nam. Theo chân họ là những hội quán mọc lên để làm nơi hội họp, tập trung giao thương.

Quanh năm, công trình có kiến trúc độc đáo này luôn tấp nập du khách. So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu mang lại cho Hội quán Quảng Đông nét độc đáo riêng.

Giữa sân Hội quán có đài phun nước, đắp nổi hình rồng uốn lượn uyển chuyển theo tích “lý ngư hoá long” (cá hóa rồng).

Khu vực chính điện rộng lớn, khoáng đãng với hệ cột kèo đồ sộ được liên kết từ các chồng rường vững chắc.

Chính điện Hội quán thoáng đãng với hệ cột kèo lớn.

Theo các tài liệu lưu trữ, thoạt đầu Hội quán là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử. Hàng năm, vào rằm tháng giêng âm lịch, Hội quán Quảng Đông tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, cúng giỗ Tiền Hiền, diễn ra sôi nổi với các nghi thức tế lễ truyền thống, đãi tiệc mừng hội ngộ đồng hương và cầu chúc đầu năm gặp vận may, phát tài, phát lộc.

Không gian thờ Quan Công, biểu tượng của trung hiếu, tín nghĩa. Hàng năm vào ngày 24/6 (AL), nơi đây diễn ra lễ hội vía Quan Công bày tỏ lòng thành kính đến vị tướng tài hoa thu hút đông đảo người dân và du khách.

Điện chia làm 3 gian gồm: Gian giữa thờ Quan Công và ngựa Bạch, Xích thố, hai gian còn lại thờ Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh thần.

Hội quán còn lưu giữ khá nhiều hiện vật, tài liệu quý giá về quá trình di cư, sinh hoạt thương mại của người Hoa ở nhiều thế kỷ trước.

Ngoài ra, Hội quán còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm sứ, các hình tượng mô phỏng lại các vở tuồng về văn hóa của người Quảng Đông. Đặc biệt là các di vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn; một lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m, rộng 0,6m; một cặp đôn sứ men ngọc quý… và nhiều văn bản ghi lại cuộc sống của cộng đồng người Quảng Đông ở Hội An.

Bức họa Quan Công phi ngựa bảo vệ hai phu nhân của Lưu Bị, tác phẩm nghệ thuật độc đáo treo nổi bật trên bức tường đá của Hội quán tạo ấn tượng mạnh cho du khách.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN HỘI AN GIÁ TỐT

Almanity Resort and Spa Hội An

Khách Sạn ÊMM Hội An

Belle Maison Hadana Resort & Spa Hội An