Hòa mình vào nhịp sống văn chương tại Bảo tàng Văn học Việt Nam

13

Lang thang ở giữa lòng thủ đô Hà Nội, mình bắt gặp nhiều du khách hay lang thang ở các điểm đến nổi tiếng như Hồ Gươm, phố cổ, nhà thờ lớn, Hồ Tây, lăng Bác, chùa Trấn Quốc, bảo tàng Mỹ Thuật….nhưng ít ai biết rằng bảo tàng Văn học Việt Nam cũng là nơi dùng chân thú vị để bạn có thể tìm về.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bởi ở Bảo tàng Văn học Việt Nam sẽ có nhiều thứ hay ho để ta ngắm nhìn, có những thần tượng Văn học mà ta muốn gặp hay thăm bảo tàng như chuyến du hành ngắn để hòa mình vào nhịp sống văn chương Việt Nam qua các thời kỳ. Nếu đã đến Hà Nội thì hãy một lần trải nghiệm không gian văn học sống động này nhé!

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bên ngoài cửa vào của bảo tàng, phần cửa hoàn toàn bằng gỗ mang biểu tượng quyển sách

Bảo tàng Văn học Việt Nam đem đến một không gian trải nghiệm văn chương Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nơi đến lý tưởng cho những ai yêu thích văn chương Việt Nam.

Khi bước vào cánh cổng bảo tàng là bạn đang bước vào kho tàng của thi ca Việt Nam với hàng loạt tác giả, tác phẩm, ngôn ngữ và chữ viết Việt Nam qua các thời kỳ hay chữ viết các dân tộc anh em Việt Nam.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Không gian ảnh khoa cử Việt Nam

Với tầng tham quan đầu tiên du khách sẽ được trải nghiệm không gian văn học trung đại Việt Nam qua mười thế kỷ. Điểm nhấn ngay trung tâm trưng bày là dòng chữ “Tâm-Tài” – “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; một triết lí sống và sáng tác xuyên suốt trong bao thời kì nay của văn chương Việt Nam.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Tinh thần sáng tác chữ Tâm gắn liền với chữ Tài nằm ngay trung tâm trưng bày tầng 1, chỉ tinh thần nghệ thuật sáng tạo gắn liền với 10 thế kỷ văn chương Việt Nam

Dạo một vòng tầng một du khách cũng sẽ thấy văn học Trung đại Việt Nam được nhấn mạnh với không gian đọc thơ Nam quốc sơn hà, các bài thơ được khắc trên văn bia, nghề làm giấy dó, bản khắc in bằng gỗ, tranh dân gian Đông Hồ,… nhân vật kiệt xuất Nguyễn Trãi, đại thi hào Nguyễn Du cùng hàng loạt tác phẩm Truyện Kiều…

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam

Chữ Khmer được viết trên vải

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bản Kim Vân Kiều Truyện năm Thành Thái

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Các bản phát hành Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều nhất các bản phát hành xưa và nay của Truyện Kiều, từ tiếng Hán, Nôm, quốc ngữ và nhiều thứ tiếng khác

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Thơ được khắc trên bia đá

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bản in Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bản viết tay Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Góc trưng bày kĩ thuật làm giấy dó và tranh dân gian Đông Hồ

Đặc sắc cuối trong thời kì văn học Trung đại là sự ra đời của văn học đời nhà Trần đậm chất Thiền của Phật giáo. Cũng như nhìn thấy không gian tái hiện việc dạy học và khoa cử Việt Nam dưới thời các triều đại phong kiến.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Không gian văn học Thiền tông

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam

Không gian thi cử ngày xưa

Tầng tham quan thứ 2 là không gian văn chương đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật qua 5 lần trao thưởng hay hiểu theo cách khác đây là không gian văn học cận hiện đại Việt Nam, với thể loại hiện thực phê phán và phong trào thơ mới.

Ở không gian văn học này bạn sẽ tìm về không gian của văn học đổi mới kể từ khi chữ quốc ngữ ra đời và gắn liền với chiến tranh. Do đó sẽ bắt gặp được không gian tái hiện lại việc người lính ở rừng vừa chiến đấu, vừa sáng tác thơ, sáng tác nhạc…mà tiêu điểm sáng tác gắn liền với tuổi trẻ, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cách mạng và hiện thực phê phán mà chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nên những viên gạch đầu tiên cho phong trào văn học thời kì này.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Di vật và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Thi

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Di vật của nhà văn Hoài Thanh

Cũng trong không gian văn học này bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh khác của làng quê Việt Nam từ nạn đói 1945; qua không gian tái hiện lại nỗi thống khổ, áp bức của nhân dân Việt Nam như Thị Nở bưng bát cháo hành cho Chí Phèo, mẹ con chị Dậu bán chó…. cùng với đó là hàng loạt chân dung, di vật, của các nhà văn được tìm thấy và lưu giữ. Đặc biệt là chân dung đôi bạn nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu cùng các sáng tác.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Chân dung nhà thơ Huy Cận và nhà thơ Xuân Diệu

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bút tích được lưu giữ của nhà thơ Xuân Diệu

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Di vật và hai sáng tác thơ trong thời chiến của Xuân Diệu

Cuối cùng là tầng 3 với không gian văn học Việt Nam đạt giải thưởng nhà nước. Không gian cuối này quy tụ các nhà văn tham gia thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, không gian sống động hơn với các vận dụng mà họ luôn mang theo bên người, những bút tích, di vật, kỉ vật hay những sáng tác đầu tay trên bản thảo…chiếc xe đạp xưa, cái máy đánh chữ,…mỗi hiện vật được bày ra là một câu chuyện đầy cảm động để người xem hiểu hơn về những tác giá, tác phẩm và câu chuyện của họ.

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam

Tầng 3 của bảo tàng với nhiều gam màu rực rỡ để miêu tả văn học thời kỳ này như một vườn hoa lá

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam

Không gian trưng bày về nhà thơ Giang Nam; nhân vật ngủ giữa rừng Phương Nam đại diện cho người con miền Trung di chuyển vào chiến trường miền Nam chiến đấu, sáng tác

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Không gian trưng bày về nhà văn Anh Đức người con của vùng đất An Giang, ở ẩn trong rừng Cà Mau cùng đồng đội chiến đấu và sáng tác nên những tác phẩm để đời

Với không gian văn học cuối cùng này du khách sẽ thấy được chân dung những sác tác tiêu biểu của đôi bạn văn chương và nghệ thuật là nhà thơ tình Xuân Quỳnh và nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ; và những bức thư tình lãng mạn, những sáng tác say lòng người độc giả, khi văn chương và nghệ thuật chạm đến trái tim người thưởng thức.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Ảnh nhà thơ Xuân Quỳnh và chồng là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Chân dung nàng thơ trong sáng tác của Hàn Mặc Tử trong phong trào thơ mới; đẩy mạnh cái tôi và tình yêu

Ngoài ra Bảo tàng Văn học Việt Nam còn có không chuyên đề riêng cho mỗi sự kiện. Không gian vườn tượng với chân dung các nhân vật nhà văn, nhà thơ Việt Nam tiêu biểu.

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bản sáng tác viết tay tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường kể về những bất cập của nông thôn Việt Nam

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường bản in tại Pháp năm 1998

Và tầng ba còn có không gian trưng bày văn hóa nhà ở, nếp sinh hoạt của nông thôn ba miền Bắc-Trung-Nam. Phòng này nổi bật với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các đồ dùng từ đất nung hay dụng cụ lao động nông nghiệp.

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam
Bảo tàng Văn học Việt Nam

Thông tin cần thiết khi đến tham quan

Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bảo tàng Văn học Việt Nam không gian trải nghiệm và cảm nhận văn học Việt Nam thu nhỏ giữa lòng thủ đô Hà Nội, điểm đến văn chương duy nhất ở Việt Nam đem đến một không gian hoàn hảo cho những ai có niềm đam mê với văn học. Giữa vùng đất vàng thủ đô với nhiều chọn lựa tham quan có lẽ nơi đây là điểm đến rất riêng để bạn khám phá.