Đơn giản nhưng tinh tế
Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là không chú trọng quá nhiều vào một hương vị duy nhất, các món ăn đa phần có vị vừa phải, trung tính.
Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể,…
Ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời. Đến với điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại, Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực miền Bắc. Món ăn miền Bắc từ cách chế biến cho đến trình bày nhìn khá đơn giản nhưng lại thể hiện sự tinh tế rất riêng.
Đặc biệt, ẩm thực nơi đây đặc biệt chú trọng đến các món bánh, mứt,… không phải cốt để ăn no. Mà đơn giản chỉ là mang lại cho người dùng thêm sự lựa chọn. Đồng thời, nó cũng mang nhiều tính khắc chế “âm dương” trong món ăn vốn đã được những người đi trước tính toán khá kỹ lưỡng.
Đậm đà mà bình dị
Người miền Trung sử dụng vị cay nhiều, nó tạo nên từ vùng đất nắng gió và của những con người giàu nghị lực.
Đặc biệt là món Huế được xem là đại diện tiêu biểu, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa vốn đã tạo nên tên tuổi nhất định với các món dân dã như: mắm cà, mắm tôm,…
Hay các món đặc trưng của người miền Trung như: bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…
Ẩm thực miền Trung tuy cũng nổi tiếng với các loại bánh nhưng chúng được chế biến cầu kỳ hơn khá nhiều so với ẩm thực miền Bắc. Đó là chưa kể đến sự đa dạng từ cách chế biến cho đến biến tấu nhiều loại khác nhau, cộng với cách thưởng thức các món ăn kèm theo dễ dàng thay đổi khiến cho chúng có thể dễ dàng hòa nhập khi “bước sang” vùng đất mới.
Mảnh đất Miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác. Chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên.
Khúc biến tấu đa phong cách
Ẩm thực miền Nam vốn được giao thoa từ rất nhiều nền ẩm thực như: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,…
Chẳng hạn, như món hủ tiếu được biến tấu từ rất nhiều cách nấu nhưng có không ít ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Còn ảnh hưởng của Campuchia, Thái Lan qua việc thêm đường, sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa).
Tất cả các món ăn Nam bộ đều mang phong cách của vùng sông nước phương Nam vốn rất hoang dã, hào phóng. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là có thể tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn của vùng đất này. Đó là chưa kể đến sự đa dạng riêng của từng vùng qua cách chế biến, thói quen ăn uống,…
Chẳng hạn, các món thịt cá bình thường vẫn được ưa chuộng khi chuyển qua làm khô, mắm,… Ngay cả những con vật bình thường nhất cũng có thể trở thành món ăn ngon như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa,…
Theo Hoàng Trung Tổng Hợp
Xem thêm:
Sự khác biệt ‘khó đỡ’ giữa Sài Gòn – Hà Nội
10 món ngon Hà Nội cho người sành ăn
Hấp dẫn món ăn vặt vỉa hè Hà Nội