Hà Nội mùa hè – đi đâu, chơi gì?

12

Hà Nội mùa hè

Hà Nội không vội được đâu!

Buổi sáng ở Hà Nội ăn gì?

Dù đông hay hè thì món phở vẫn là chân ái của mình khi ra Hà Nội. Nếu 2 năm trước làm say đắm tâm hồn yêu ăn uống của mình thì trong dịp trở lại gần đây, là hàng phở mình ăn tận 2 buổi sáng khi ở Hà Thành. Có thể nói, phở như một món “quốc hồn quốc túy” của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung vì ai đi xa đều cũng nhớ về hương vị ấy.

Hà Nội mùa hè

Phở Thìn Lò Đúc thơm ngon mời bạn cùng ăn

Nước dùng ngọt thanh từ xương bò, lợn hầm, cùng với một chút hành, quế…và bánh phở mềm mại ăn cùng với quẩy rất ngon. Sự quyến rũ từ chính bát phở thơm nóng ấy đã khiến mình rất nhớ thương khi về Sài Gòn.

Sau khi đã lắp đầy chiếc bụng đói bằng một bát phở to, mình tiếp tục di chuyển đến . Nơi đây nổi tiếng với món cà phê trứng béo ngậy, luôn tấp nập du khách. Cũng như hai hàng phở lâu đời phía trên, quán cafe này cũng có tuổi đời khoảng 70 năm. Bên cạnh hương vị béo béo của trứng, vị đắng của cà phê, khi đến đây bạn sẽ được thưởng thức hương vị lâu đời của một thương hiệu gắn liền với bao thế hệ người Hà Nội.

Hà Nội mùa hè

Café Giảng – địa chỉ cà phê bạn nên thử khi đến Hà Nội

Khám phá văn hóa thi cử của Việt Nam

là điểm đến tiếp theo của mình trong hành trình dạo quanh Hà Nội. Di tích Quốc gia đặc biệt này là một trong những niềm tự hào của nền khoa cử Việt Nam, nơi thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc ta.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Cổng vào Văn Miếu hay còn gọi là Văn Miếu Môn

Công trình này được xây dựng trên một khu đất rộng với rất nhiều cây xanh trong khuôn viên. Bên trong có rất nhiều công trình như Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang và bia Tiến sĩ… Theo mình tìm hiểu thì nơi này được vua Lý Thánh Tông xây dựng vào năm 1070 để thờ các bậc thánh nhân Đạo Nho và làm trường học cho hoàng gia.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Kiến trúc độc đáo của Khuê Văn Các

Điều mình mong đợi nhất khi đến Văn Miếu đó chính là được nhìn tận mắt bia tiến sĩ. Có tất cả 82 bia tiến sĩ được đặt trên lưng của 82 cụ rùa, mỗi tấm bia sẽ thể hiện thông tin của 82 thủ thoa và lịch sử khoa thi cũng như nền giáo dục triều đại đó. Để giữ gìn hiện vật được tốt nhất, khi đến đây, bạn không nên chạm hay sờ vào các tấm bia nhé.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bia tiến sĩ là nơi tôn vinh các tri thức đỗ đạt thời xưa

Lạc bước Hoàng Thành Thăng Long

Mùa hè ở Hà Nội không có gì ngoài nắng và nắng rất oi, nhưng điều đó vẫn không cản bước mình khám phá di sản văn hóa thế giới mang tên Hoàng Thành Thăng Long. Mình vẫn nhớ như in năm lên 10, cả nước hân hoan chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, lúc ấy mình rất muốn được một lần được viếng thăm Hoàng Thành lịch sử này. 12 năm sau, giấc mơ ấy đã thành sự thật.

Sau khi mua vé tham quan 30.000 VNĐ/ người, mình tản bộ qua một khoảng sân rộng của Hoàng Thành Thăng Long, nơi có rất nhiều hoa và bồ câu trước khi đến Đoan Môn (cổng của Hoàng Thành). Theo sử sách, trước đây tòa thành này có tên là Đại La, đến năm 1010 thì được vua Lý Thái Tổ cho sửa chữa và đổi tên là thành Thăng Long.

Quần thể di tích này gồm có Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Di tích khảo cổ, Hậu Lâu, Nhà cách mạng D67 và Cửa Bắc. Mình cực kỳ thích leo lên Đoan Môn để nhìn ngắm Hoàng Thành một cách trọn vẹn. Từ góc nhìn ấy, bạn sẽ thấy được Cột cờ Hà Nội nổi tiếng ở phía xa. Được nhìn ngắm chiếc cột cờ trong sách giáo khoa tiểu học tung bay trong gió ngoài đời mang lại cho mình cảm xúc rất khó tả.

Hoàng Thành Thăng Long

Ánh sáng thiêng liêng ở Hoàng Thành Thăng Long

Những bước chân ở Đoan Môn vừa kết thúc, mình ghé qua một dãy phòng trưng bày các hiện vật lịch sử của các triều đại Việt Nam. Nếu bạn là người mê khảo cổ, thì đây là nơi dành cho bạn. Khi đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng di vật cổ như gạch, ngói xây dựng cung điện thời xưa hay các đồ dùng sinh hoạt. Mỗi đồ vật chất chứa rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử mà khi đến bạn sẽ không hết xuýt xoa.

Hoàng Thành Thăng Long

Ngói ống tạo hình con rồng bằng gốm sứ men xanh lục và men vàng thời Lê sơ

Hoàng Thành Thăng Long

Một số cổ vật khác ở khu trưng bày

Rời khỏi khu triển lãm, mình tiếp tục len lỏi đến các khu vực khác để tham quan. Mỗi nơi đều có những góc check in rất đẹp. Bạn có thể dừng chân để chụp ảnh và nghỉ ngơi nhé.

Hoàng Thành Thăng Long

Một góc đẹp trong quần thể di tích

Hóng mát ở Hồ Tây

Để trốn trưa nắng rực lửa, mình đã ghé một quán café cực chill cạnh Hồ Tây tên là . Nằm trên phố Quảng An, khi đi ngang bạn nhớ để ý kỹ vì quán nằm khá ẩn mình và mình còn tưởng quán là một chiếc biệt thự bình thường. Tuy nhiên, khi bước vào quán, bạn sẽ ấn tượng với không gian cổ điển của quán, toát ra từ những vật trang trí đậm chất nghệ thuật.

Nếu như tầng 1 sẽ là nơi làm bánh và quầy order thì tầng 2, 3 sẽ là nơi dùng nước. Mình cực kỳ thích chiếc ban công có cái nhìn tuyệt đẹp ra Hồ Tây của quán. Từ đây, vừa thưởng thức một ly nước ép mát lạnh vừa hóng gió Hồ Tây và ngắm cảnh thì còn gì tuyệt hơn.

Hồ Tây

Chiếc view đáng đồng tiền ở Hồ Tây

Chiều chiều lang thang 36 phố phường

Uống cà phê xong thì mình dành hẳn thời gian còn lại để nghỉ ngơi ở khách sạn, chuẩn bị cho buổi chiều quét sạch các hàng quán ở phố cổ. Không giống như phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện đại và trẻ trung. Phố cổ ở Hà Nội mang nét hoài cổ nhưng cũng rất sầm uất, mình đặc biệt thích cảm giác loanh quanh qua các hàng vì mỗi nơi sẽ bán một thứ đặc trưng từ Hàng Khoai, Hàng Bạc, Hàng Chuối đến Hàng Gai.

36 phố phường

Góc phố thân thương

Lang thang ngắm phố một lúc, chiếc bụng đói cũng dắt mình ghé vào biết bao hàng quán ăn nào. Nào là phở gà trộn, chả cá lã vọng, mì tần… tỏa ngào ngạt hương thơm, quyến rũ chiếc bụng đang đói cồn cào của mình. Thế là mình đã làm ngay một bát phở trộn siêu nhiều topping để đủ sức đi tiếp.

Giải nhiệt chiều hè bằng một ly nước sấu tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Nếu như ở quê mình có nước me là “vua thức uống” của mùa hè, thì ở Hà Nội, nước sấu cũng là “quốc vương” trong danh sách các món nước giải nhiệt ngày hè. Lang thang từ hàng này sang hàng khác, cuối cùng mình cũng dừng chân tại một quán trà chanh và nước sấu ngay cạnh Nhà Thờ lớn Hà Nội – một địa điểm check-in quen thuộc của rất nhiều người.

Ngồi bệt ra một góc phố cạnh Nhà Thờ và thưởng một ly nước sấu chua chua ngọt ngọt thật là một giác phê pha cực tuyệt.

Nhà thờ Lớn Hà Nội

Chiếc view nước sấu vỉa hè của mình chiều hôm ấy

Kết ngày, mình cũng tranh thủ dạo quanh Hồ Gươm một vòng để có sức ăn tiếp các món ngon Hà Nội. Có thể nói, chuyến đi Hà Nội vào hè thật sự là một thử thách đối với mình vì thời tiết thật sự rất khắc nghiệt. Nhưng đã lỡ ra Hà Nội và lỡ để mắt đến nhiều chốn ăn chơi hay ho nên những trải nghiệm ấy đã cho mình cơ hội được thấy một Hà Nội đẹp theo cách riêng của mình. Bạn hãy đến Hà Nội vào ngày hè để trải nghiệm nhé.