Bánh Khoái là đặc sản miền nào?
Bánh Khoái là đặc sản của xứ Huế mộng mơ. Món bánh này có hình dáng bên ngoài hao hao như bánh xèo, nên thường bị nhầm lẫn. Nhưng bánh khoái được làm từ bột gạo ngon có pha trộn với bột năng, hỗn hợp gạo này sẽ được pha thêm chút muối và nước lọc sao cho hơi sệt.
Bánh khoái là loại bánh gần giống với bánh xèo @Shutterstock.com
Bánh khoái có màu vàng đẹp mắt, nhưng không đến từ bột pha mà đến từ lòng đỏ trứng gà, người làm bánh thường tráng trước một lớp lòng đỏ trứng gà rồi mới đổ bột vào, nhờ vậy bánh không chỉ hấp dẫn mà béo ngậy thơm ngon hơn. Bánh khoái nhỏ, chỉ có kích thướng đường kính dưới 15cm, nhưng bánh lại dày hơn bánh xèo, độ dày khoảng 2-3 cm. Nhân bánh khoái đa dạng, một chiếc bánh đầy đủ sẽ có tôm tươi, giò sống vo tròn, lòng đỏ trứng gà, hành lá và giá đỗ, một số nơi còn thêm cả hẹ, trứng cút và thịt luộc vào.
Bánh khoái có lớp vỏ giòn, phần nhân đầy ụ, được ăn cùng rau sống @Cooky.vn
Bánh khoái xứ Huế được chấm với loại nước chấm đặc biệt chuẩn vị Huế. Nhiều người gọi nước chấm bánh khoái là nước lèo Huế. Loại nước chấm này được làm từ 10 loại gia vị nhau như thịt heo và gan xay nhuyễn, tương đậu, nước ruốc, mè rang, đậu phộng rang, hành, tỏi và một số gia vị nêm khác. Các thành phần vừa kể sẽ được nấu dưới lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu vàng nhạt và sánh sệt lại là vừa đủ độ ngon.
Bánh khoái ăn ngon nhất là khi ăn nóng, lúc bánh còn bốc khói, vỏ bánh còn giòn tan. Vào những ngày trời se lạnh, món bánh này lại càng đưa vị hơn. Người Huế có gu ẩm thực đầy tinh tế, mỗi món ăn của vùng đất này đều đa dạng về màu sắc và hương vị, bánh khoái là một ví dụ tiêu biểu.
Nguồn gốc của các tên bánh khoái?
Cái tên bánh khoai xuất hiện từ rất lâu đời, nên nguyên do tạo nên cái tên của nó cũng có đôi ba phiên bản khác nhau. Ở góc độ của nhà nghệ nhân ẩm thực Huế Mai Thị Trà, bánh khoái thường được chiên bằng bếp củi, mỗi khi đổ bột vào chảo dầu à khói bốc lên khiến người làm bánh cay xè mắt, lúc này món bánh này có tên là bánh khói. Nhưng do cách phát âm của người xứ Huế khói như khoái, vì sự nhầm lẫn trong phát âm, từ đó món này có tên là bánh khoái.
Nhưng ở góc độ của nhiều người bánh khoái cho rằng, cái tên khoái của bánh là bắt nguồn từ cụm từ khoái khẩu, ý chỉ một chiếc bánh có hương vị rất ngon, ăn một cái không đã phải ăn thêm nhiều cái nữa.
Cái tên bánh khoái bắt nguồn từ nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng dễ hiểu nhất khoái ở đây chính là khoái khẩu.@Shutterstock
Cách làm bánh khoái Huế
Sau đây là công thức làm bánh khoái phổ biến và đơn giản, có lẽ sẽ không ngon như hàng quán chính tông, nhưng hãy tham khảo thử nha bạn!
250g bột gạo tẻ, 25g bột năng, 100g thịt nạc vai heo, 100g tôm tươi, 100g gan heo, 100g thịt ba rọi ngon, 2 quả trứng vịt (gà), 100g nấm rơm, 100g hẹ, 50g mè rang, 50g đậu phộng rang, 50g bột nếp, rau sống ăn kèm, các loại gia vị cơ bản, một ít hành tỏi ớt xay.
Trộn bột gạo tẻ và bột năng chung rồi rây bột cho mịn. Sau đó pha hỗn hợp botok với 400ml nước ấm và một chút muối để bột đậm đà hơn. Sau khi khuấy bột đều, bạn cho bột nghỉ một chút để bột có thời gian nở.
Các bước làm bánh khoái chỉ có vậy, nhưng không phải ai cũng làm ngon, người đổ bánh cần biết canh độ lửa, độ sánh của bột, canh thời gian bánh giòn thì mới cho ra chiếc bánh thơm ngon chuẩn vị!
Làm bánh khoái không khó, nhưng để bánh khoái chuẩn vị xứ Huế thì không dễ chút nào!@Shutterstock
Bánh Khoái có ở nhiều nơi, nhưng thì hiếm ai biết được? Nếu bạn muốn một lần nếm thử hương vị bánh khoái ở nơi mà nó bắt đầu, hãy đến Huế – nơi bánh khoái hình thành. Nếu bạn muốn đến Huế để trải nghiệm cảnh vật của vùng đất cố đô và cảm nhận hương vị của những đặc sản thơm ngon như bánh khoái, hãy đặt tại So Sánh Tour để khởi hành ngay nào!