Ghé thăm 5 đền thờ vua ở Việt Nam để hiểu hơn về lịch sử Việt

43

Học hỏi từ lịch sử là một trong những cách giúp con người chúng ta trở nên tốt hơn. Bởi lẽ, bộ môn này sẽ giúp bạn không chỉ gom nhặt được những kiến thức tinh hoa thời xưa, mà còn giúp bạn hiểu hơn về quá trình tiến hóa của xã hội ngày nay. Là người con gốc Việt, mình rất tự hào với truyền thống lịch sử hào hùng trải dài mấy ngàn năm của dân tộc ta. Thật may mắn, mình đã có vài cơ hội được đến một số đền thờ của các nhân vật lịch sử quan trọng của Việt Nam. Từ đây, mình đã tích lũy vô số kiến thức hay và bài viết này chính là chia sẻ của mình về

các đền thờ vua ở Việt Nam

Một góc đầy huyền ảo ở đền thờ Vua Hùng

1. Đền Vua Hùng

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Đây chính là là nơi thờ cúng các Vua Hùng, người đã có công dựng lên nước Văn Lang – là nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam.

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba”. Cứ hàng năm, câu ca dao ấy vẫn vang lên nhắc nhở bao người con Việt trong và ngoài nước hoặc ở bất cứ đâu trên mọi miền tổ quốc để nhớ về những công ơn to lớn của tổ tiên của ta trong việc dựng nước và giữ nước.

Đền Vua Hùng

Cổng đền Hùng với phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu

Mình đến Đền Hùng vào một trưa cuối tháng 11 với nhiều cảm xúc khác lạ. Từ lâu, nơi này luôn luôn xuất hiện trong các quyển sách lịch sử ở trường và sách truyện của mình. Nay được đặt chân đến chốn linh thiêng này khiến mình rất vui. Đền Hùng nằm trên núi Hùng và là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia. Theo cổng thông tin của tỉnh Phú Thọ, toàn bộ khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi.

các đền thờ vua ở Việt Nam

Quang cảnh nhìn từ núi Hùng

Đền Hùng gồm nhiều đền thờ như (có giếng nước “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng và một tấm bia ghi lại lời dặn của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”). Tiếp theo là (là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước). Khu di tích còn có (nơi thực hiện các lễ tín ngưỡng) và (mô Vua Hùng thứ 6). Ngoài các ngôi đền kể trên, tại đây còn có cho bạn tìm hiểu.

các đền thờ vua ở Việt Nam

Chùa Thiên Quang ở gần Đền Hạ

Đền Vua Hùng

Một góc cổ kính của Đền Hùng

2. Đền thờ Vua Ngô Quyền

Nhắc đến trận Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Ngô Quyền – vị Vua lừng danh trong lịch sử dân tộc. Lăng mộ Vua Ngô Quyền tọa lạc trên một đồi đất cao của xã Đường Lâm (Hà Nội).

Đền thờ Vua Ngô Quyền

Lăng mộ Vua Ngô Quyền

Đền thờ của Vua được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Trong khuôn viên trồng rất nhiều cây xanh, có rất nhiều “cụ” cây, tương truyền là nơi buộc ngựa, voi của Vua. Tại Đại Bái (Tiền Đường), bạn sẽ được mở mang tầm mắt với những thông tin về thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Khi bước vào thắp nhang cho Vua tại Hậu Cung, mình như bị mê hoặc bởi đường nét trang trí của đền cũng như không gian nghi ngút khói hương tại tượng vua.

3. Đền thờ Phùng Hưng

Nằm cách đền thờ Ngô Quyền không xa là đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng vang danh một thời sử Việt. Ông là người có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, bảo vệ bờ cõi nước ta ở thế kỷ VIII. Khu đền có kiến trúc độc đáo, mình nhớ chị hướng dẫn kể là có rất nhiều đền thờ Vua mọc ra ở khắp nơi nhưng ở Đường Lâm là ngôi đền có quy mô lớn nhất với kiến trúc bao gồm Tả, Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung. Khi đến đây, bạn sẽ được nghe những giai thoại huy hoàng về vị Vua này mà không khỏi khâm phục trước tài năng của ông.

Đền thờ Phùng Hưng

Khung cảnh bình yên tại đền thờ Phùng Hưng

4. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng là một vị Vua tài ba của nước ta, người gắn liền với câu chuyện “dẹp loạn 12 sứ quân” nổi tiếng trong lịch sử. Đền Vua Đinh nằm trong quần thể cố đô Hoa Lư (thuộc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Đền Vua Đinh được xây dựng trên nền cung điện kinh đô Hoa Lư xưa vào thế kỷ 17.

Theo Wikipedia, đền Vua Đinh được xây dựng theo “kiểu nội công ngoại quốc” với 3 tòa chính: Bái Đường, Thiêu Hương và Chính Cung. Trước sân rồng có sập long sàng với hình ảnh rồng mang bàn tay phụ nữ. Phía sau sập long sàng là khu đền thờ chính với lối kiến trúc mái ngói đặc trưng như các ngôi đền khác và hoa văn rồng đầy tinh xảo. Bên cạnh đền thờ chính, quần thể này còn có một khuôn viên rất thoáng rợp bóng cây xanh đan xen nhau, tô điểm cho vẻ đẹp linh thiêng của đền Vua Đinh.

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng 

Chiếc cổng phụ mang nét cổ kính trầm mặc ở đền Vua Đinh

5. Đền thờ Vua Lê Đại Hành

Với vẻ rêu phong cổ kính chẳng kém, đền thờ Vua Lê Đại Hành cũng là một trong điểm du lịch nổi tiếng tại cố đô Hoa Lư. Nằm sát với đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê cũng mang lối kiến trúc tương đồng với đền Vua Đinh là “nội công ngoại quốc”, gồm Bái Đường, Thiêu Hương, Chính Cung nhưng khác ở chỗ là đi vào đền theo cổng phía đông có thêm từ vũ và không có các ngưỡng cửa đá với các tảng đá cổ bồng tôn cao.

Đền thờ Vua Lê Đại Hành

Chính cung tại đền thờ Lê Đại Hành uy nghiêm

Nếu Bái Đường có ba tấm biển lớn sơn son thếp vàng (mà rất tiếc mình không nhớ tên) thì Thiêu Hương là thờ tứ trụ triều Tiền Lê. Ở Chính Cung, thì có tượng Vua Lê, hoàng hậu Dương Vân Nga và tượng Lê Long Đĩnh. Là một người yêu thích khảo cổ, bạn không nên bỏ qua khu khai quật ở phía Nam của khu đền. Đây là vết tích nền móng cung điện xưa với nhiều hiện vật có giá trị lịch sử được tìm thấy.

Thế là chuyến du ngoạn các đền thờ Vua cổ kính ở Việt Nam cùng mình cũng khép lại. Mỗi nơi mang đến cho mình những cảm xúc rất riêng nhưng chung quy lại vẫn là niềm tự hào khôn xiết về một nền lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Mình hy vọng nếu bạn có cơ hội đến thăm các tỉnh thành phía trên thì nên dừng chân lại thắp một nén nhang để tỏa lòng thành kính đối với các bậc quân vương tài ba của dân tộc nhé.