Du lịch Vũ Lăng Nguyên dạo chơi Phố cổ Khê Bố

21

Quận Vũ Lăng Nguyên là vùng thắng cảnh rộng lớn ở tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc. Du khách thường đến đây để thăm Thiên Môn Sơn, Thiên Tử Sơn, Viên Gia Giới, Dương Gia Giới. Ngoài những thắng cảnh hùng vĩ đó, trung tâm quận Vũ Lăng Nguyên, nơi mọi người thường nghỉ đêm trong chuyến tham quan, cũng là một chốn tuyệt đẹp và có nhiều điểm thú vị. Phố cổ Khê Bố là nơi bạn nhất định phải ghé qua khi du lịch Vũ Lăng Nguyên.

Du lịch Vũ Lăng Nguyên bên bờ sông Tác Khê

Trung tâm hành chính của quận Vũ Lăng Nguyên không lớn lắm, chỉ vừa đủ hạ tầng để người địa phương sinh sống và phục vụ khách du lịch đến thăm du lịch Vũ Lăng Nguyên – Trương Gia Giới và các thắng cảnh lân cận. Với quy mô của một thị trấn du lịch, Vũ Lăng Nguyên có những điểm đến dành cho du khách, cũng có những nơi mà bạn phải theo chân người dân địa phương mới thưởng thức được.

Trung tâm hành chính quận Vũ Lăng Nguyên - du lịch Vũ Lăng Nguyên

Trung tâm hành chính quận Vũ Lăng Nguyên – du lịch Vũ Lăng Nguyên

Dừng chân ở trung tâm quận Vũ Lăng Nguyên, mình có cảm giác muốn gọi nơi đây là một “thị trấn”. Dù nhỏ, nhưng đường sá Vũ Lăng Nguyên khá rộng rãi và tươm tất. Người dân ở đây mở các khách sạn, nhà hàng, các quán ăn vặt,… để phục vụ du khách. Một số khách sạn vẫn còn giữ kiến trúc bằng gỗ truyền thống, người dân vẫn duy trì nếp sống thường ngày của họ. Thời điểm tốt nhất để quan sát cuộc sống của người địa phương là vào sáng sớm.

Trung tâm Vũ Lăng Nguyên được xây dựng dọc theo bờ sông Tác Khê (Suoxi). Gọi là sông nhưng nhánh Tác Khê chảy qua khu vực này có lúc chỉ nhỏ bằng một con suối, còn nơi rộng nhất có lẽ là hồ Tác Khê nằm trong thung lũng gần đó. Người ta đắp một số đập nhỏ để điều tiết mực nước. Ở vài vị trí, họ làm các đường băng ngang sông bằng các tảng đá đặt cách nhau tầm 1 bước chân. Người dân địa phương khi không muốn đi xa để qua sông bằng cầu lớn, họ dùng các cầu “đá nhảy” này.

Cầu “đá nhảy” bắc qua sông Tác Khê

Cầu “đá nhảy” bắc qua sông Tác Khê

Mình dậy thật sớm, đi dạo quanh đường phố. Sáng tinh mơ, người ta cũng họp chợ dọc đường lớn giống như các chợ tự phát ở Việt Nam. Trong chợ, người dân bán các sản vật như rau nhà trồng, trái cây trong vườn, nấm hái trong rừng hay cá bắt được dưới suối. Giờ này không có bóng dáng khách du lịch, chỉ có những người dân áo vải đang mưu sinh hoặc đơn giản chỉ là sống cuộc sống bình yên của họ.

Người dân mang sản vật địa phương ra bán ở chợ - du lịch Vũ Lăng Nguyên

Người dân mang sản vật địa phương ra bán ở chợ – du lịch Vũ Lăng Nguyên

Sáng sớm ở thị trấn Vũ Lăng Nguyên

Sáng sớm ở thị trấn Vũ Lăng Nguyên

Sáng sớm ở thị trấn Vũ Lăng Nguyên

Sáng sớm ở thị trấn Vũ Lăng Nguyên

Mặt trời lên bên sông Tác Khê

Mặt trời lên bên sông Tác Khê

Mặt trời lên, tỏa nắng chói chang từ hướng đông. Mình đến một nơi mà con sông đổ rộng ra như một cái hồ nhỏ, mặt nước phẳng lặng phản chiếu những ngọn đồi có mây trắng vắt qua. Không khí buổi sáng sớm trong lành, không gian vô cùng yên tĩnh, cảnh sắc vô cùng đẹp đẽ. Ánh mặt trời nhàn nhạt hòa vào màn sương nhẹ chưa kịp tan tạo nên khung cảnh thần tiên không thua kém gì tại các địa điểm tham quan nổi tiếng.

Câu cá trên sông Tác Khê

Câu cá trên sông Tác Khê

Người dân Vũ Lăng Nguyên giặt quần áo lúc sáng sớm ở sông Tác Khê

Người dân Vũ Lăng Nguyên giặt quần áo lúc sáng sớm ở sông Tác Khê

Sông không quá sâu nên người ta có thể bắt ghế ra giữa hồ mà ngồi câu cá. Ven bờ, những người phụ nữ giặt quần áo theo kiểu cổ xưa: họ trải áo quần trên đá, sau đó dùng một cây gỗ đập lên quần áo nhiều lần để làm sạch. Vài người già tập dưỡng sinh, vài người trẻ tập chạy bộ.

Toàn bộ các trải nghiệm ngắm thị trấn Vũ Lăng Nguyên xinh đẹp bên bờ suối đều miễn phí, chỉ cần bạn dậy sớm một chút thôi. Hãy tìm con đường tên Vũ Lăng (Wuling Road) và đi dọc theo đó, bạn sẽ ngạc nhiên vì những gì mình thấy.

Buổi tối ở trung tâm Vũ Lăng Nguyên

Buổi tối ở trung tâm Vũ Lăng Nguyên

Vào buổi tối, phố xá lên đèn, mình là được chứng kiến một cảnh tượng hoàn toàn khác. Lúc này khách du lịch đổ ra đường để ăn vặt trên phố đêm, vào các quán bar, đi dạo vòng quanh thị trấn. Con phố đi bộ nổi tiếng nhất là Phố cổ Khê Bố.

Phố cổ Khê Bố

Tiền thân của phố cổ Khê Bố là Cửa Hàng Mười Dặm của người Thổ Gia. “Khê Bố” trong ngôn ngữ Thổ Gia còn gọi là “Xilan Kapu”, nghĩa là một tấm gấm thủ công tinh xảo. Ngày nay, phố cổ Khê Bố là phố đi bộ nổi tiếng của quận Vũ Lăng Nguyên. Con phố có các quán bar, cửa hàng mua sắm, khu vực ẩm thực, các địa điểm giải trí và dịch vụ lưu trú phục vụ khách du lịch trong và ngoài Trung Quốc.

Phố cổ Khê Bố một sáng mù sương

Phố cổ Khê Bố một sáng mù sương

Phố Khê Bố nằm dọc đại lộ Vũ Lăng (Wuling Road), chỉ cách cổng vào danh thắng Vũ Lăng Nguyên khoảng 2.5 km. Du khách không mất phí vào cổng khi tham quan. Phố Khê Bố được bao bọc xung quanh bởi núi đồi, sông suối, nên khi bước vào đây, du khách có cảm giác như đi vào một trang trại bình dị.

Bên ngoài một nhà hàng ở phố cổ Khê Bố

Bên ngoài một nhà hàng ở phố cổ Khê Bố

Bánh xe nước ở phố cổ Khê Bố

Bánh xe nước ở phố cổ Khê Bố

Nếu dạo phố vào buổi sáng sớm khi hàng quán vẫn còn đóng cửa, bạn sẽ nhìn thấy được nét mộc mạc của nhà cửa nơi đây. Những ngôi nhà gỗ nằm im lìm, những hàng quán vắng người và hình ảnh bánh xe nước đặc trưng. Người Thổ Gia nổi tiếng với tục mời rượu thác đổ, nên phố Khê Bố có hẳn một công trình điêu khắc mô tả tập tục này.

Tác phẩm điêu khắc mô tả tục mời rượu thác đổ

Tác phẩm điêu khắc mô tả tục mời rượu thác đổ

Để vui chơi, bạn phải đến phố Khê Bố vào buổi tối. Khu phố đi bộ nhộn nhịp hẳn lên bởi sự có mặt của rất nhiều khách du lịch. Những ngôi nhà đều treo đèn lồng đỏ rực, những cây cầu được thắp sáng đủ màu sắc. Tất cả đều trở nên lung linh giàu sức sống khác hẳn với không khí tĩnh lặng lúc sáng sớm. Du khách vào phố đi bộ để vui chơi ở quán bar, mua sắm đồ lưu niệm, xem biểu diễn đường phố, hay đơn giản chỉ là dạo quanh dưới thời tiết mát mẻ ban đêm.

Phố đêm đã lên đèn

Phố đêm đã lên đèn

Nhà hàng treo đèn lồng rực rỡ

Nhà hàng treo đèn lồng rực rỡ

Phố đêm đã lên đèn

Phố đêm đã lên đèn

Phố mua sắm Khê Bố bày bán nhiều mặt hàng phong phú từ trang sức bạc và phụ kiện của người Thổ Gia, thời trang dân tộc thiểu số, đồ thêu các loại, đồ gốm, thủy tinh,… Về ẩm thực, phố Khê Bố có đầy đủ các món ngon như kẹo mè, đậu phộng tẩm gia vị, đậu hủ thúi, bánh kếp, bánh ngọt, đồ nướng, các món từ cổ vịt,… Mình đã ăn thử món tôm hùm đất mà mình từng thấy trong phim ảnh Trung Quốc, một món ăn cay nồng và đậm vị.

Từ khoảng 21h30 hàng đêm là giờ đốt lửa trại ở Phố Khê Bố, là cơ hội để các du khách giao lưu với người dân địa phương qua các khúc ca điệu múa. Ngoài ra, còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khác như opera, kịch, rối bóng,…

Những điểm tham quan thú vị khác gần quận Vũ Lăng Nguyên

Trung tâm Vũ Lăng Nguyên là nơi du khách du lịch Vũ Lăng Nguyên lưu trú để dễ dàng đi đến các địa điểm nổi tiếng như Thiên Môn Sơn, Thiên Tử Sơn, Hồ Bảo Phong,… Ngoài những nơi này, mình giới thiệu thêm một số nơi tuy không quá quen thuộc với du khách nhưng vẫn rất đáng ghé thăm.

Bảo tàng tranh Quân Thanh

Cách phố cổ Khê Bố khoảng 35km, tại thành phố Trương Gia Giới, là bảo tàng tranh cát Quân Thanh (Junsheng Sandstone Institute). Bảo tàng được sáng lập bởi Li Junsheng, cha đẻ của tranh đá sa thạch. Ông đã dành 20 năm để nghiên cứu và sáng tạo ra loại tranh độc đáo này từ cát, đá, thực vật.

Bảo tàng tranh Quân Thanh trưng bày rất nhiều bức tranh tuyệt đẹp mô tả khung cảnh thiên nhiên ở Hồ Nam. Phong cách tranh là sự kết hợp giữa hội họa truyền thống Trung Quốc, màu nước, sơn dầu và sự tinh tế của thủ công tay nghề cao. Chính sự kết hợp độc đáo này khiến các bức tranh đều có hiệu ứng không gian 3 chiều rất đặc sắc.

Tranh trong bảo tàng Quân Thanh

Tranh trong bảo tàng Quân Thanh

Các chất liệu để làm tranh ở bảo tàng Quân Thanh

Các chất liệu để làm tranh ở bảo tàng Quân Thanh

Cận cảnh một phần của bức tranh làm từ cát, đá, gỗ, màu nước,...

Cận cảnh một phần của bức tranh làm từ cát, đá, gỗ, màu nước,…

Đại Hiệp Cốc

Từ phố Khê Bố đi về hướng Đông khoảng 21km là Đại Hiệp Cốc, hay Trương Gia Giới “Grand Canyon”. Nơi đây là một hẻm núi khổng lồ với vực sâu ở giữa, hai dãy núi xanh hùng vĩ ở hai bên. Giữa hai hẻm núi là cầu kính Đại Hiệp Cốc được xây bằng 99 tấm kính, dài 430 mét, nằm ở độ cao 300 mét so với đáy vực.

Du khách du lịch Vũ Lăng Nguyên thường đến đây để trải nghiệm cầu kính, nhưng bản thân mình bị thu hút bởi cảnh quan hẻm núi. So với việc dành khoảng 10 phút đi qua cầu kính, việc khám phá hẻm núi sẽ thú vị hơn rất nhiều. Bạn có thể đi bộ từ đỉnh núi xuống dòng sông dưới đáy vực qua các bậc thang hoặc dùng thang máy ngoài trời để tiết kiệm thời gian.

Quang cảnh Đại Hiệp Cốc

Quang cảnh Đại Hiệp Cốc

Quang cảnh Đại Hiệp Cốc

Quang cảnh Đại Hiệp Cốc

Cầu kính Đại Hiệp Cốc - du lịch Vũ Lăng Nguyên

Cầu kính Đại Hiệp Cốc – du lịch Vũ Lăng Nguyên

Du khách phải mang bọc giày để tránh làm trầy cầu kính

Du khách phải mang bọc giày để tránh làm trầy cầu kính

Ngoài cầu kính, Đại Hiệp Cốc còn tổ chức vô số các hoạt động tham quan thú vị như thang máy ngắm cảnh, truy tìm kho báu, trải nghiệm thực tế ảo, chơi zipline, máng trượt, leo vách đá, du ngoạn trên hồ,…Bạn sẽ tốn 350 CNY ~ 1.200.000 VND để mua một vé combo bao gồm tham quan hẻm núi, trải nghiệm cầu kính và tham gia nhiều nhất 5 trong số các hoạt động kể trên. Còn nếu chỉ tham quan cầu kính, giá vé là 128 CNY ~ 440.000 VND.

Dù chỉ là một điểm dừng để tham quan các khu vực lân cận, trung tâm Vũ Lăng Nguyên với phố cổ Khê Bố cũng để lại cho mình nhiều ấn tượng đẹp. Nếu bạn có cơ hội đến du lịch Vũ Lăng Nguyên, hãy nghỉ đêm tại trấn nhỏ bên dòng sông Tác Khê và đừng quên dạo phố cổ Khê Bố nhé.