Du lịch Tủa Chùa Điện Biên, tham gia đám cưới người H'Mông

12

Trải nghiệm những nét đẹp vùng cao luôn làm bạn thích thú, là niềm đam mê cho bạn đi khắp Việt Nam để trải nghiệm văn hóa chợ Việt vùng cao, ẩm thực thậm chí là lễ cưới hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nếu có cơ hội bạn đừng bao giờ từ bỏ việc trải nghiệm những điều tuyệt vời này nhé! Và đây là một trải nghiệm thú vị của mình tại vùng đất Tủa Chùa xinh đẹp.

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Trải nghiệm đi chợ phiên Tủa Chùa

Văn hóa chợ từ lâu đã là một nét đẹp độc đáo trong đời sống xã hội Việt Nam. Những nét chợ luôn cuốn hút bởi một nét riêng của bánh trái, rau màu, thậm chí là sắc màu trang phục các dân tộc vùng cao. Sau này nếu có đến vùng đất Điện Biên bạn đừng quên việc trải nghiệm chợ phiên Tủa Chùa; một trong những buổi chợ phiên còn lưu giữ đến ngày nay.

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Đôi nét về chợ phiên Tủa Chùa

Chợ phiên Tủa Chùa diễn ra hằng tuần, đây là cơ hội để người dân bản địa Mông, Thái, Dao…đi chợ trong các bộ trang phục rực rỡ nhất, đem theo những nông sản được nuôi trồng ra để bán, trao đổi. Nhiều cô còn đi chợ chủ yếu để gặp gỡ mọi người, nói chuyện tán dóc.

Đa phần người đi chợ sẽ tập trung vào các sạp vải, phụ kiện trang trí, đồ may thêu…vừa mua bán, vừa tám chuyện và khoe với nhau những mảnh vải mà mình thêu được; nhiều du khách cũng không khỏi vướng vào những vẻ đẹp sắc màu nơi đây.

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Khu bán vải, phụ liệu may mặc luôn đông đúc người dân

Một số người dân đi chợ bình thường thì tập trung vào các sản vật đặc trưng của địa phương như xôi nếp cẩm, cam, hạt dổi, hạt dẻ rừng, gà, lợn, các loại chuối hột, sâm rừng, đồ thủ công mỹ nghệ, đũa tre,…

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Hiện tại chợ phiên Tủa Chùa còn hiện đại hơn bằng việc bán hàng qua live stream, nhiều tiểu thương chợ chính cằm hẳn một bảng điện thoại 5 – 7 cái để live bán hàng; điều này giúp mọi người khắp cả nước được mua hàng tại chợ phiên Tủa Chùa. Và đây cũng là lần đầu tiên mình thấy điều “độc lạ” này so với những phiên chợ khác mình đã đi qua.

Đi chơi mua gì về làm quà thì một vài thứ tiện lợi mà bạn có thể nên mua, vừa gọn nhẹ lại tiện như hạt dổi, mắc khén, măng khô, vải vóc, đồ thổ cẩm, đồ thêu, đồ trang sức, tiêu, ớt, mật ong, thậm chí là nón tre….

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Đây là những gì mình khi đi chợ 1 chiếc áo truyền thống người Mông 170 nghìn, vải 60 nghìn/mét, các loại vải họa tiết từ 20 – 50 nghìn, len 20 nghìn.

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Mình còn mua thêm cả măng khô, ớt, hạt mắc khén, chẩm chéo sau đó tất cả đóng gói ship về nhà

Nếu bạn lỡ mua quá nhiều hàng hóa thì đừng lo vì trung tâm huyện Tủa Chùa có giao hàng tiết kiệm, bưu điện nữa bạn chỉ cần đóng gói và đem ra gửi thì hàng sẽ về đến nhà không cần mang vác gì cả; mình nghĩ bạn nên áp dụng cách này để thoải mái mua sắm tại chợ phiên.

Thời gian diễn ra chợ phiên Tủa Chùa

Thời gian diễn ra chợ phiên Tủa Chùa là hai ngày cuối tuần. Bắt đầu chiều thứ 7 là mọi người bắt đầu tụ họp về sân chợ phiên. Từ 7 giờ – 8 giờ 30 tối sẽ bắt đầu âm nhạc khai mạc chợ phiên tại sân chợ nhà văn hóa Tủa Chùa, ở đây sẽ diễn ra các tiết mục ca, múa nhạc mang âm hưởng vùng cao Tây Bắc thu hút nhiều người dân bản địa và du khách về chiêm ngưỡng.

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên
Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Đi kèm với đêm nhạc khai chợ là nhiều hàng quán ẩm thực được này bán, nổi bật với xôi tím, lợn cắp nách, thắng cố, gà rang, cá nấu chua, canh cải, tàu hủ hấp; món này chỉ là tàu hủ hấp với gừng thôi nhưng thực sự rất là ngon, tàu hủ mềm, thơm và tan chảy ngay khi cho vào miệng, khiến mình nhớ mãi.

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Đây là bữa ăn của mình cùng với ban dự án huyện Tủa Chùa nên sẽ có nhiều món, chứ không phải mình sưu tầm nha

Sáng chủ nhật một số ít người bán cũng di chuyển đến nơi, tầm 5 giờ 30 là có người đã đi chợ, 7 giờ – 9 giờ là thời điểm chợ phiên đông đúc nhất. Trưa dần thì thưa thớt người, nhiều người còn đợi bán đến hết ngày mới về.

Vị trí chợ phiên Tủa Chùa

Chợ phiên Tủa Chùa diễn ra tại khu vực chợ trung tâm huyện Tủa Chùa – khu vực chợ đêm Tủa Chùa, nằm trên đường 129, xã Thắng Lợi, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Du lịch Tủa Chùa Điện Biên

Một lưu ý nhỏ cho bạn đến đây trải nghiệm thì nên tìm đặt phòng trước, vì cuối tuần du khách đổ về đây hơi đông, nên thường xảy ra tình trạng phòng không đủ. Giá phòng dao động từ 250.000 VNĐ/phòng đơn.

Tham gia đám cưới người H’Mông Tủa Chùa

Trải nghiệm đám cưới đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những điều mà mình hằng ao ước, không chỉ vì tò mò mà mình còn muốn biết trong đám cưới của họ sẽ có những món ăn đặc trưng nào dùng để đãi khách. Với sự hứng khởi trải nghiệm, cùng sự hiếu khách thì mình đã được việc trải nghiệm đám cưới của người H’Mông.

Cơ hội được tham gia đám cưới người H’Mông Tủa Chùa

Sau chuyến đi lên khám phá Đà Giang thì mình được một số anh chị cán bộ xã giới thiệu về đám cưới người bản địa, anh chị khuyên mình nên trải nghiệm một lần cho biết. Một ngày diễn ra hai đám cưới là của người Thái và Mông thì mình; thì anh chị hỏi mình muốn đến đám cưới nào? Mình chọn ngay đám cưới người Mông; người bản địa đông nhất ở Tủa Chùa.

Lúc đầu mình cũng ngại lắm, nhưng anh chị cứ khuyên là “hãy đi đi, chẳng sao đâu! Ở trên đây người ta gặp em một lần thôi cũng mời đám cưới rồi, không cần họ hàng thân thích gì đâu. Em không quen họ cũng vui vẻ đón em lắm, người ta biết em từ trong ấy ra lại còn vui lắm, chẳng mấy khi có khách tận miền xuôi lên vùng đất xa xôi này!”. Sau những câu nói của anh chị, mình cảm nhận được một điều gì đó rất “lay động trong lòng” khiến mình đến trải nghiệm đám cưới người bản địa.

Những điều mình trải nghiệm trong đám cưới người H’Mông

Đám cưới được diễn ra tại nhà hàng tổ chức lễ cưới của người H’Mông. Một đám cưới vùng cao lần đầu mình tham gia, cảm thấy nó rất giản dị, gần gũi.

Mới vào là họ hàng gia chủ đứng hai hàng bên trong cổng hoa để tiếp khách, một hàng nam, một hàng nữ bắt tay và chào khách đến. Khi vào trong được sắp xếp bàn ngồi chữ nhật cho 6 người ngồi, mỗi bàn đều đầy ắp thức ăn với thực đơn hơn chục món.

đám cưới người H’Mông

Thời gian diễn ra lễ trên sân khấu theo mình nhớ chỉ vỏn vẹn 5 – 10 phút, khi giới thiệu cô dâu, chú rể và hai bên gia đình, cắt bánh và uống rượu là xong nghi thức. Tiếp theo là phần chúc rượu, mẹ cô dâu, dì cô dâu trong bộ trang phục truyền thống sẽ cùng nhau đi mời rượu từng vị khách, không bỏ sót bất kỳ ai. Theo sau là cô dâu và chú rể cũng mời rượu từng vị khách. Trong tầm 1 giờ thì việc chúc rượu trong tiệc cưới đã hoàn tất và mọi người bắt đầu ra về.

đám cưới người H’Mông
đám cưới người H’Mông

Không gian tiệc cưới luôn rực rỡ sắc màu trang phục

Cũng như thường lệ khi mình được giới thiệu là người trong miền Nam ra thế là được rất nhiều anh chị khác lại mời rượu, đến cô dâu mời riêng, chú rể cũng mời riêng, mẹ cô dâu cũng mời riêng một ly trong ngày trọng đại này. Quả thực là một điều lần đầu tiên mình trải nghiệm, được mời rượu, bắt tay, chúc mừng, được mọi người quan tâm hỏi than về chuyến đi của mình – tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng với mình thật sự là trải nghiệm nhớ mãi về chuyến đi này.

đám cưới người H’Mông

Phía sau từ bên trái sang phải là dì, mẹ và em gái cô dâu

đám cưới người H’Mông

Bên phải là cô dâu trong bộ trang phục truyền thống người con gái Mông

đám cưới người H’Mông

Cô dâu và chú rể chụp hình cùng tụi mình, quả thật là anh chị xứng đôi, dễ thương lắm luôn; hôm đó anh nói “anh cũng muốn đi như em lắm, đi để biết Việt Nam đẹp thế nào”

Những món ăn trong đám cưới người H’Mông

Đám cưới người H’Mông Tủa Chùa hầu như là các món ăn đặc trưng quen thuộc của vùng đất như gà, bò, lợn, trâu, xôi nếp, rau củ…rượu ngô nhà nấu là một đặc sản để tiếp khách không thể thiếu của nơi này.

đám cưới người H’Mông

Món ăn trong đám cưới người H’Mông bản địa với mình rất ngon, và hầu như ẩm thực Điện Biên nhìn chung món nào mình cũng ăn được. Nó đậm đà hương vị thơm ngọt của tự nhiên, không quá nhiều bột ngọt, thơm mùi của gia vị vùng cao.

Và đó là trải nghiệm ở Tủa Chùa – vùng đất mình đã đi qua, với mình trải nghiệm nhiều thứ ở nhiều nơi đi qua là cách để nhớ về nơi mình đã đến, không chỉ là cảnh quan mà còn là văn hóa và con người bản địa. Luôn trân trọng mọi cơ hội trải nghiệm để chuyến đi luôn thêm phần sinh động, mình làm được bạn cùng thế nhé!