Du lịch Ninh Bình đừng quên tìm chốn bình yên ở Chùa Non Nước

10

Cuộc sống ngày càng bộn bề lo toan, con người càng có xu hướng tìm về với những chốn yên bình. Du lịch giờ đây không chỉ thỏa thú vui trải nghiệm những điều mới mà còn để chữa lành, hồi phục từ bên trong. Nếu đây chính là dự định của bạn, hãy để So Sánh Tour dẫn bạn đến với Chùa Non Nước – địa điểm không thể tuyệt vời hơn để bạn tìm về chốn bình yên trong tâm hồn mình.

Chùa Non Nước nằm ở đâu?

Tọa lạc tại phường Thanh Bình của thành phố Ninh Bình, Chùa Non Nước nằm dưới chân ngọn núi Non Nước, bên cửa sông Vân Chùa và bờ sông đáy. Cách Hang Múa và Tràng An Hoa Lư không xa, lần lượt là 7km và 8km, chùa Non Nước cũng là một trong những địa điểm ghé qua trên hành trình đến khu du lịch Tràng An.

chùa non nước

Núi Non Nước nhìn từ trên cao.@VOV TV

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Non Nước Ninh Bình

Di chuyển bằng máy bay

Để có thể dễ dàng hơn trong việc di chuyển đến chùa Non Nước ở Ninh Bình dành cho những bạn đang ở khu vực miền Nam và Trung, thì bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội. Khi đã đến Hà Nội bạn có thể thuê xe máy hoặc bắt xe khách để di chuyển đến Ninh Bình.

Hiện nay, bên cạnh những ưu đãi đầy hấp dẫn với những mức giá hợp lý, đến với So Sánh Tour bạn có thể chọn lựa được những hãng hàng không ưng ý và các địa điểm lên máy bay như vé máy bay Hồ Chí Minh đi Hà Nội (từ 1.100.000 VNĐ), vé máy bay Đà Nẵng đi Hà Nội (từ 600.000 VNĐ)…

Di chuyển bằng xe máy

Không cách quá xa Hà Nội lại còn được thêm đoạn đường chạy xe bằng phẳng, nếu dư dả thời gian bạn nên chạy xe máy để nhìn ngắm khung cảnh dọc đường. Thời gian chạy xe máy sẽ tầm 1,5 tiếng đến 2 tiếng. Nếu đi xe ô tô, thời gian sẽ còn 1 tiếng.

Từ Hà Nội, bạn cứ tiếp tục đi thẳng theo đường Giải Phóng, băng qua Hà Nam là đến với Ninh Bình.

Một phương án khác tiết kiệm hơn so với thuê xe ô tô hay đi xe khách là bạn có thể ra bến xe Giáp Bát, đón xe bus đi Ninh Bình với giá vé cao nhất khoảng 100.000 VNĐ.

Lịch sử chùa Non Nước

Được xây dựng bởi quốc sư Nguyễn Minh Không đời vua Lý Nhân Tông, Chùa Non Nước nguyên bản được xây bằng đá với những mái cong hình rồng uốn lượn và có tháp thờ các tượng Phật.

Đến thế kỷ 13, tháp được tách khỏi chùa và trở thành mộ sư. Đến thời vua Trần Hiến Tông, tháp được khởi công xây dựng lại sau thời gian đổ vỡ, xây thành 4 tầng kiên cố. Lúc này, danh sĩ Trương Hán Siêu đã đặt cho chùa một tên gọi khác là “Dục Thúy Sơn”. Thế nhưng, đến cuối thời Hậu Lê, tháp Linh Tế một lần nữa đổ vỡ.

Trong năm 2006, chùa đã được trùng tu, khánh thành mới và may mắn thay, vẫn giữ được nét thiêng liêng, trầm mặc bao đời.

Kiến trúc chùa Non Nước có gì đặc biệt?

Khuôn viên Chùa Non Nước có diện tích lên đến 2000m2, toàn bộ chùa được xây bằng đá.

Chùa có 2 cổng, một cổng ra vào ở phía Bắc, một cổng ở phía Đông Nam nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người chọn ra thả cá vào mỗi dịp ông Công ông Táo chầu trời trong những ngày giáp Tết Âm lịch. Và ngay khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ bắt gặp ngay một tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với nhiều tượng đá khác ở sân chùa.

Thu hút mọi ánh nhìn của du khách đến đây chính là phần chánh điện ngay trung tâm với hệ thống mái kép, hai màu xanh đỏ trên ngói vô cùng bắt mắt. Phần đuôi mái chùa được vuốt cong vút kết hợp cùng hình ảnh rồng phượng chạm trổ uốn lượn góp phần tạo nên vẻ đẹp truyền thống cho chùa.

Bên trong đền thờ chính là một bức tượng Phật khổng lồ được dát vàng ở chính giữa với nhiều bức tượng nhỏ bên cạnh. Đây cũng là nơi để đón tiếp du khách đến hành hương, lễ bái và cầu nguyện mỗi ngày nên không gian lúc nào cũng nghi ngút khói hương, đem đến cảm giác linh thiêng và kỳ bí.

chùa non nước

Tượng Quan Âm cao lớn giữa chùa nhìn xuống chúng sinh.@Sưu tầm

Chùa được bao bọc giữa khuôn viên xanh mướt cây cỏ muôn hình vạn trạng từ những giàn leo phủ giăng kín bờ rào, những chậu bonsai được chăm chút tinh tế cho đến những cây cổ thụ đã trải qua thăng trầm thời gian. Nếu đến chùa vào sáng sớm tinh sương, bạn sẽ thấy chốn thần tiên hoa ảo cũng chỉ có thể đẹp đến dường này thôi.

Đi chùa Non Nước Ninh Bình nên đến những địa điểm nào?

Đã đi thì phải đi cho bõ. Đến Chùa Non Nước rồi bạn nhất định phải ghé thăm cả những địa điểm thú vị khác cũng nằm trên núi Non Nước thiêng liêng.

Hãy chinh phục đỉnh núi Non Nước

Đó sẽ là hành trình vượt qua 100 bậc đá được chia làm 5 cấp. Dù có hơi mệt nhưng cảm giác đứng trên đỉnh núi cao, phóng tầm mắt thật xa bao quát cả một làng quê nên thơ yên bình sẽ là phần thưởng hết sức quý giá. Đây cũng sẽ là cơ hội để bạn thưởng thức 100 bài vịnh được khắc trên đá. Yêu thơ văn, yêu thiên nhiên thì chắc chắn không nên bỏ qua.

chùa non nước

Kiến trúc nổi bật của chùa. @Sưu tầm

Đền thờ Trương Hán Siêu

Trương Hán Siêu chính là người đã có công tìm kiếm và khai thác cảnh quan xinh đẹp của núi Non Nước. Để tôn vinh công ơn này, ngôi đền mang tên ông đã được xây dựng với vị trí thuận lợi ngay dưới chân núi. Đền cũng có không khí trang nghiêm cùng phong cảnh thiên nhiên hữu tình.

chùa non nước

Đền thờ Trương Hán Siêu.@Sưu tầm

Nghinh Phong Các

Có tên gọi khác là Lầu đón gió, Nghinh Phong Các chính là nơi các thi sĩ, văn nhân ngày xưa cùng nhau đàm đạo cũng như tìm cảm hứng cho tác phẩm mới.

chùa non nước

Nghinh Phong Các.@Sưu tầm

Một địa điểm du lịch tâm linh đẹp như tranh vẽ, giúp bạn gột rửa hết mọi muộn phiền, tìm thấy góc yên bình nhất trong tâm hồn mình, sao có thể bỏ qua? Hãy nhanh đặt vé máy bay So Sánh Tour và hiện thực hóa chuyến thăm nào bạn ơi!

Một số danh mục khách sạn ở Ninh Bình bạn có thể quan tâm