Du lịch Huế qua nghệ thuật điêu khắc củ quả
Một khác biệt thứ hai, hình điêu khắc chỉ theo hai trường phái: một là môt phỏng các loại hoa hai là các con vật đại diện cho vua chúa hoàng tộc, như rồng, công, phượng, kỳ lân, cọp….
Tuy nhiên, theo thời gian, nghệ thuật cắt tỉa củ quả đã ngày càng phổ biến khắp Huế. Bây giờ, không cần phải đến lúc hội chợ hay các buổi trình diễn nghệ thuật ẩm thực cung đình, bạn mới có thể chiêm ngưỡng các hình điêu khắc đẹp đẽ, mà bạn có thể hàng ngày thấy nó ở trong nhiều khách sạn và nhà hàng khắp thành phố khi đi du lịch Huế.
Người Huế có thể lấy bất cứ củ quả gì để điêu khắc, miễn sao có thể đục đẽo và không bị nhũn ra nếu để lâu. Ngay một số loại gia vị như hành khô, ớt… thỉnh thoảng vẫn được sử dụng để cắt tỉa. Một số nguyên liệu chủ lực trong nghệ thuật điêu khắc củ quả của người Huế: bí rợ, cà rốt, củ cải, đu đủ, dưa hấu… do chúng có màu sắc đẹp, dễ tạo hình lại tươi lâu.
Khi chỉ cần trang trí cho bữa tiệc hay khung cảnh, người Huế thường điêu khắc trên những vật liệu lớn, tươi tắn và cắm thành từng cụm. Lúc này, những tác phẩm cắt tỉa này đứng riêng biệt, đẹp lỗng lẫy như những vật dụng trang trí bình thường, giống bình hoa hoặc một bức tranh. Còn khi dùng để phụ trợ cho món ăn, khối lượng công việc điêu khắc sẽ ít hơn nhưng cần người nghệ sỹ phải giỏi ứng biến. Làm sao, để có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa món ăn với những hình trang trí.
Bà Tôn Nữ Thị Hà, nghệ nhân với bàn tay vàng, hiệu trưởng của trường dạy làm bếp MINT, chắc chắn là người giỏi nhất trong lĩnh vực điêu khắc rau củ của Huế. Năm 2012, với tác phẩm “Phượng hoàng chào ngày mới”, chiều dài 2m, ngang 1,4m mà mà hợp tác với nhiều người, đã được Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác nhận: Chim phượng hoàng tỉa bằng củ quả lớn nhất Việt Nam. Sau đây là những tác phẩm của nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà trên các báo:
Theo Linh Đan
Xem thêm các bài viết:
Khách sạn Eldora Huế – Viên kim cương của vùng đất Cố đô
5 trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch Huế
Khám phá hành trình du lịch Huế – Đà Nẵng – Hội An bằng xe máy