Du lịch Đà Lạt: Hành trình trải nghiệm Đà Lạt xanh

35

Sau một thời gian dài phát triển những công trình nhân tạo và ngành công nghiệp du lịch “ăn xổi ở thì”, người ta bắt đầu nói nhiều hơn về việc Đà Lạt đã mất dần màu xanh của mình như thế nào.

Bây giờ, hãy thử mở ứng dụng bản đồ quen thuộc lên, tìm đến Đà Lạt, bạn thấy được bao nhiêu mảng màu còn xanh? Tụi mình đã làm vậy, và đây là hành trình tụi mình đi tìm về những mảng rừng ấy. Mục tiêu chung ở đây là, đặt chân đến tự nhiên khi mình còn có thể đi, và tự nhiên vẫn còn tự-nhiên.

Có một lưu ý nhỏ, những tuyến đường trên đây đều miễn phí vé, được định vị trên ứng dụng bản đồ, nhưng không phải tuyến đường nào cũng dễ đi. Nếu bạn yêu thích du lịch trải nghiệm off-road, đam mê hiking/trekking, các chuyến đi dưới đây sẽ phù hợp hơn. Mọi người nên cân nhắc thời tiết, sức khỏe, và hỏi người dân trên đường đi để bảo đảm an toàn cho bản thân.

Thủy điện Ankroet

Điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá Đà Lạt xanh là thủy điện Ankroet. Thủy điện và hồ Ankroet nằm trong quần thể hồ Dankia, thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Dù không nằm trong địa phận thành phố Đà Lạt, Ankroet vẫn là một mảng xanh đẹp, tương đối gần và dễ đi cho mọi người.

Đường vào thủy điện Ankroet

Đường vào thủy điện Ankroet

Thủy điện Ankroet là thủy điện đầu tiên của Việt Nam do người Pháp xây dựng vào năm 1942, mang kiến trúc đậm nét phương Tây. Bên cạnh tham quan nhà máy thủy điện cổ kính, đoạn đường băng qua rừng thông và hồ cũng rất đẹp và thơ mộng.

Dọc theo tuyến đường là những con suối to nhỏ, những mảng rừng thông, rừng tạp đa dạng, tiếng chim chóc và côn trùng thi nhau vang lên. Con suối chính nằm bên dưới đường đi cũng là một nơi chụp ảnh đẹp, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn đã quá chán ngán với xe cộ ồn ào, khói bụi và bê tông, đây là nơi đáng để bạn tìm về. Đường nhựa dễ đi, không quá dốc, cũng rất thích hợp để bạn tản bộ.

Những con suối nhỏ dễ bắt gặp ven đường

Những con suối nhỏ dễ bắt gặp ven đường

Ghé qua Thủy điện Ankroet, bạn còn có thể “tiện đường” dạo quanh một phần hồ Suối Vàng. Đường lớn dễ đi với cả xe ô tô, có nhiều đoạn hồ thoải, thích hợp để bạn tổ chức picnic hoặc ngồi lại hóng mát. Nếu đến hồ vào buổi chiều, bạn còn có thể ngắm hoàng hôn rất đẹp từ đây.

Một góc hồ Suối Vàng - Đà Lạt xanh

Một góc hồ Suối Vàng – Đà Lạt xanh

Rừng Macca

Xuôi về hướng Tây Nam thành phố Đà Lạt, thuộc xã Tà Nung, rừng Macca nằm trong khu du lịch sinh thái Rừng Macca – Thác Huyền Thoại. Ông chủ của khu du lịch là một người rất tâm huyết với Macca và với mảnh đất này. Dù được khai thác du lịch, rừng Macca vẫn giữ được nét đẹp của tự nhiên.

Đường vào rừng Macca - thác Huyền Thoại

Đường vào rừng Macca – thác Huyền Thoại

Con đường vào rừng Macca là một đồi thông tuyệt đẹp, cũng là một phần ven đèo Tà Nung, xen lẫn những triền cỏ dài thẳng tắp. Tại những điểm cao, bạn có thể phóng tầm mắt xuống thung lũng và những ngọn đồi mênh mông xanh mát mắt. Ở nơi đây, cây cối chen nhau thay vì xe cộ, bạn có thể cảm nhận rõ không khí của một Đà Lạt xanh.

Từ đồi cao nhìn ra thung lũng xa xa

Từ đồi cao nhìn ra thung lũng xa xa

Đường vào rừng Macca tương đối dễ đi, đa phần đã được bê tông hóa, chỉ có một đoạn đường đất nhưng cũng không mấy gập ghềnh. Bạn có thể vào tham quan khu du lịch Rừng Macca – Thác Huyền Thoại, dù đang được xây dựng nâng cấp nhưng vẫn còn quang cảnh bạt ngàn của rừng nguyên sinh.

đà lạt xanh

Những tán thông lớn hai bên đường – Đà Lạt xanh

Đồi Du Sinh

Cũng nằm xuôi về hướng Tây Nam của thành phố Đà Lạt, đồi Du Sinh là một mảng xanh gần hơn với trung tâm so với các địa điểm khác trong bài. Với đa dạng địa hình, từ rừng lá kim đến rừng tạp, đường đi với nhiều đoạn dốc, đồi Du Sinh cũng là nơi hiking lý tưởng cho những bạn yêu thích bộ môn này.

Đường đi nhỏ nhưng rất đẹp - Đà Lạt xanh

Đường đi nhỏ nhưng rất đẹp – Đà Lạt xanh

Đồi Du Sinh có vị trí khá đẹp, từ đây bạn có thể nhìn ngắm được thung lũng rất rộng bên dưới cùng các dãy đồi nằm chen nhau phía xa. Cũng vì vậy nên đồi Du Sinh được nhiều người chọn để làm nơi săn mây hoặc cắm trại xuyên đêm để cảm nhận Đà Lạt xanh.

Đồi Du Sinh cũng là địa điểm săn mây được nhiều người yêu thích

Đồi Du Sinh cũng là địa điểm săn mây được nhiều người yêu thích

Đường đi đến đồi Du Sinh tương đối có phần khó đi hơn những địa điểm trên. Vào lần cuối chúng mình đi tầm tháng 6 năm 2023 từ phía An Sơn, đường có một phần bị sạt lở và đang trong quá trình làm đường. Ngoài đoạn đường này ra thì các đoạn đường còn lại tình trạng vẫn còn ổn, thích hợp lưu thông xe máy hơn là ô tô.

Một tuyến đường dành cho người yêu thích hiking, trekking

Một tuyến đường dành cho người yêu thích hiking, trekking

Dọc đường đi cũng có vài con đường mòn vào sâu trong rừng hoặc dẫn đến suối. Nếu bạn là kiểu người thích trekking, khám phá, hoặc đơn giản là tò mò về thảm thực vật phong phú của rừng, bạn sẽ thích nơi đây rất nhiều.

Thảm thực vật phong phú trong rừng

Thảm thực vật phong phú trong rừng

Để lên đồi Du Sinh, bạn có thể lên từ hướng đường Huyền Trân Công Chúa hoặc đi đường vòng từ phía An Sơn. Hướng Huyền Trân Công Chúa lên sẽ gần hơn, độ dốc cao nhưng sẽ tiết kiệm thời gian. Hướng đường An Sơn sẽ phải vòng qua một con đường xuyên rừng dài, hơi khó đi nhưng nhìn xuống thung lũng rất đẹp.

Cầu La Bá

Nằm ẩn mình trong khu du lịch Thác Hang Cọp, cầu La Bá từng là một địa điểm checkin nổi tiếng một thời. Tuy nhiên, do lũ quét mà chiếc cầu La Bá gốc đã bị hư hại, không còn nguyên vẹn nữa. Thay vào đó, từ vị trí cầu La Bá trên ứng dụng bản đồ, bạn chạy lên sẽ gặp được đập thủy điện Đa Nhim Thượng và một cây cầu treo tuyệt đẹp khác – cầu treo thủy điện Đa Nhim Thượng.

Cầu treo thủy điện Đa Nhim Thượng

Cầu treo thủy điện Đa Nhim Thượng

Dù khó đi, tuyến đường đi đến Thác Hang Cọp – cầu La Bá cũng là một tuyến đường đẹp, hoang sơ và rất mang tính trải nghiệm. Khi đến đây, bạn có thể tận hưởng không gian yên bình, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của Đà Lạt xanh, và ngắm nhìn dòng sông thượng nguồn xanh mát mắt.

Rừng thông bạt ngàn - Đà Lạt xanh

Rừng thông bạt ngàn – Đà Lạt xanh

Phía bên kia cầu là một con đường mòn dọc theo bờ sông, đường đi nhỏ và nhiều dây leo, dương xỉ nên xe máy vào sẽ hơi khó. Nếu có dịp vào rừng mùa mưa, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều nấm mọc dọc đường mòn. Tuy nhiên, để hái nấm bạn cần trang bị đủ kiến thức hoặc đi cùng người có chuyên môn nhé.

Mùa nấm sinh sôi

Mùa nấm sinh sôi

Lưu ý