Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội

18
Làng gốm cổ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội hình thành vào khoảng thế kỷ 14-15 và hiện nay là một trong những làng nghề thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.
Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 1.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 2.

“Trên trời có đám mây xanh/Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/Ước gì anh lấy được nàng/Để anh mua gạch Bát Tràng về xây… ”, đó là những câu ca dao mà hầu như du khách nào cũng nghe được mỗi khi về thăm làng gốm cổ Bát Tràng.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 3.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 4.

Điểm nhấn của làng gốm Bát Tràng là Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng. Công trình này được khởi công xây dựng năm 2018 và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2021.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 5.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 6.

Bảo tàng gốm Bát Tràng là một công trình kiến trúc mang đậm tính nghệ thuật, lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm quen thuộc của người thợ gốm.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 7.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 8.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 9.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 10.

Hiện tại, giá vé thăm quan tầng 1, 2 và 4 tại bảo tàng gốm là 50.000 đồng/người (2 USD). Trải nghiệm nặn gốm tầng G có giá 50.000 đồng/trẻ em (2 USD) và 70.000 đồng/người lớn (3 USD).

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 11.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 12.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 13.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 14.

Ngoài ra, còn có combo trải nghiệm ghi dấu nghệ thuật (tầng G, tầng 1, 2,3 và 5) với giá 189.000 đồng/người và combo trải nghiệm không gian tinh hoa (tầng G, 1, 2, 3, 4 và 5), bao gồm ăn trưa với giá 249.000 đồng/người.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 15.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 16.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 17.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 18.

Đến làng gốm Bát Tràng, du khách còn có thể tham quan các xưởng sản xuất, để theo dõi và trực tiếp trải nghiệm các công đoạn chế tác gốm , từ việc chuẩn bị đất sét đến tạo hình, tráng men và nung gốm.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 19.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 20.

Theo khảo sát của PV Tiền Phong, hiện tại nhiều xưởng gốm đang có dịch vụ cho du khách tự tay làm gốm với giá từ 50.000 – 70.000 đồng.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 21.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 22.

Du khách Daniel (Thụy Điển) cho biết: “Đồ gốm ở Bát Tràng có một nét đẹp tinh xảo khác hẳn những nơi khác tôi từng đến thăm. Các đường nét, chi tiết của đồ gốm từ khi còn là vật liệu thô đến khi hoàn thành đều mang một sự cuốn hút đặc biệt, khiến tôi không thể rời mắt”.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 23.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 24.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 25.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 26.

Sharma (du khách Ấn Độ) bày tỏ cô đã đến nhiều làng nghề ở Việt Nam, nhưng Bát Tràng là nơi “rút hầu bao” của cô nhiều nhất, vì các bình gốm ở đây vô cùng đa dạng về loại hình và mẫu mã. Sharma cho biết đã mua đến hơn 10 sản phẩm gồm bình hoa, đĩa, tượng gốm phù điêu để mang về nước tặng người thân và bạn bè .

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 27.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 28.

Được biết, gốm Bát Tràng đặc biệt vì cốt đất được phối tạo nên từ cát và phù sa của dòng sông Hồng.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 29.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 30.

Nghệ nhân gốm sứ Tô Thanh Sơn cho biết, men gốm ở Bát Tràng được chế bằng men gio (trấu), từ việc đốt vỏ trấu rồi trộn với bùn đất, vôi bột theo tỉ lệ nhất định rồi nghiền mịn. Sau đó, men gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao từ 1250 – 1320 độ C, tạo nên màu men sâu, đằm, mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 31.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 32.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 33.

Du khách 'cháy túi' khi tới làng gốm nổi tiếng nhất Hà Nội- Ảnh 34.

Hiện nay, khi đến thăm làng gốm Bát Tràng, ngoài việc thăm quan, trải nghiệm, du khách còn có thể lựa chọn nhiều đồ gia dụng như bát, đĩa, lọ hoa, bình cổ, gốm sứ tứ quý, đĩa treo tường, tượng gốm phù điêu …

Mới đây, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Đến thăm làng nghề, ông Aziz Murtazaev – Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương – không khỏi bất ngờ với vẻ đẹp và giá trị của làng nghề Bát Tràng.

Ông Aziz Murtazaev cũng khẳng định sẽ giới thiệu các sản phẩm của nghệ nhân làng nghề Bát Tràng đến các quốc gia trên thế giới, để góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống của Việt Nam. Động thái vừa nêu không chỉ thúc đẩy công tác bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn kích cầu khách du lịch trong nước – quốc tế đến đây.

Kim Thảo / CafeBiz