Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu

35
Nhiều du khách chia sẻ, đến với phố cổ Hội An không thể không check-in với di tích mang tính biểu tượng này.

Nhắc đến những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, không thể bỏ qua cái tên phố cổ Hội An. Sức hút của mảnh đất cổ kính được thể hiện thông qua con số du khách trong và ngoài nước ghé đến mỗi năm. Thậm chí cũng không ít lần, Hội An được các tờ báo hay tạp chí, chuyên trang nước ngoài ca ngợi, đưa vào danh sách những điểm đến du lịch hay những thành phố tuyệt vời nhất thế giới hay trong khu vực.

Đến với Hội An, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian cổ kính, yên bình. Tại đây có rất nhiều điểm tham quan vô cùng đặc trưng, trong đó có điểm còn được in trên tiền polymer Việt Nam. Đó là Chùa Cầu hay còn có tên gọi khác là Lai Viễn Kiều. Hình ảnh địa điểm này được sử dụng in trên tờ tiền polymer 20.000 đồng.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 1.

Hình ảnh Chùa Cầu – Hội An xuất hiện trên tờ tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng (Ảnh Du lịch Today)

Mới đây, Chùa Cầu còn nhận được đông đảo sự quan tâm khi trở lại với diện mạo mới sau dự án đại trùng tu kéo dài gần 2 năm, từ cuối năm 2022.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 2.

Theo nhiều tài liệu, Chùa Cầu là công trình kiến trúc được xây dựng bởi các thương nhân Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 17. Bởi vậy tính đến nay, công trình đã có tuổi đời lên tới hơn 400 năm, và cũng có nhiều người thường gọi nó với cái tên thân mật khác là “Cầu Nhật Bản”.

Điểm đặc trưng nhất của Chùa Cầu đó là cây cầu gỗ dài 18m với 7 gian, mình cong cong, vắt ngang con rạch nhảy chảy vào sông Hoài – một nhánh của sông Thu Bồn nổi tiếng không kém, chảy hiền hòa bên hông phố cổ Hội An. Dễ hình dung hơn, du khách chỉ cần đi đến đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú ở phố cổ Hội An là sẽ thấy bắt gặp Chùa Cầu.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 3.

Hình ảnh Chùa Cầu xưa (Ảnh Along Walker)

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 4.

Hình ảnh Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ Hội An (Ảnh Wikipedia)

Trên cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đến Trấn Vũ. Ở 2 đầu cầu đặt 2 nhóm tượng khỉ và chó ngồi chầu. Theo nhiều người bản địa kể lại, Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về một loài thủy quái. Việc xây dựng Chùa Cầu cũng một phần để trấn yểm loài thủy quái này, một phần để phục vụ việc đi lại, di chuyển giữa 2 bờ của con người.

Cái tên “Chùa Cầu” là cái tên thông dụng, phổ biến và gần gũi người bản địa cũng như du khách gọi về công trình mang tính biểu tượng này. Còn chính xác tên trên cửa chính của Chùa Cầu, có chạm nổi 3 chữ Hán “Lai Viền Kiều”. Cái tên này mang ý nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến (có thể là chỉ những người bạn đến từ Nhật Bản hay các chuyên gia nước ngoài đã có công xây dựng công trình).

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 5.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 6.

Khu vực lối vào và gian thờ của Chùa Cầu (Ảnh Traveloka)

Trải qua chiều dài của lịch sửa, Chùa Cầu với mái ngói nâu đỏ, tường gạch râu phong cùng hàng rào gỗ cũ kỹ đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phố cổ Hội An. Nhiều du khách cho biết đến phố cổ, họ không thể bỏ lỡ việc ghé thăm, check-in điểm đến mang tính biểu tượng này. Tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.

Dưới sự tác động của thời tiết, công trình đã xuống cấp, không còn đảm bảo cho du khách và cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Tuy nhiên lần trùng tu được thực cuối năm 2022 được xem là cuộc trùng tu lớn nhất, theo phương pháp hạ giải quy mô, bài bản nhất. Theo chính quyền địa phương, thành phố Hội An đang hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để đưa di tích Chùa Cầu trở lại phục vụ du lịch, để du khách có thể tiếp tục đến và vào tham quan.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 7.

Diện mạo mới sau khi được tu sửa của Chùa Cầu – Hội An (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Hội An)

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 8.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 9.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 10.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 11.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 12.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 13.

Một số hình ảnh du khách check-in với Chùa Cầu trước kia (Ảnh ST)

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 14.

Bên cạnh Chùa Cầu, phố cổ Hội An còn rất nhiều công trình khác mang đậm tính văn hóa – lịch sử. Tới đây, không chỉ lưu lại được những tấm hình check-in đẹp, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều câu chuyện, kiến thức bổ ích. Nếu có chuyến đi Hội An thời gian tới đây, du khách có thể tham khảo để không bỏ lỡ.

1. Nhà cổ Tấn Ký

Đến phố cổ Hội An chắc chắn không thể bỏ qua những ngôi nhà cổ, trong đó có 1 cái tên nổi bật là Nhà cổ Tấn Ký, nằm trên đường Nguyễn Thái Học. Được biết, ngôi nhà cổ này là nhà cổ tư nhân và từng là nơi sinh sông của 7 thế hệ nhà họ Lê tại Hội An. Nó được mệnh danh là “bảo tàng sống” hơn 200 tuổi, mang kiến trúc giao thoa giữa 3 nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.

Tại Nhà cổ Tấn Ký hiện nay lưu giữ nhiều hiện vật cũng như tài liệu quý về một Hội An xưa cũ từ thế kỷ trước, cùng nhiều cổ vật lâu đời khác mang giá trị văn hóa và nghệ thuật cao. Du khách có thể mua vé vào tham quan nhà cổ với giá 35.000 đồng/người trong vòng 20 phút.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 15.

Ảnh MiA

Ngoài nhà cổ Tân Ký, một số lựa chọn khác có thể kể tới như Nhà cổ Quân Thắng (đường Trần Phú), Nhà cổ Phùng Hưng (đường Nguyễn Thị Minh Khai), Nhà cổ Thái Phiên (đường Thái Phiên), Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên (đường Nguyễn Thái Học). Trong đó có những nhà cổ sẽ mất phí cho vé vào cửa, cũng có những nhà cổ miễn phí. Du khách có thể hỏi trước để sắp xếp lịch trình sao cho hợp lý.

2. Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh

Sẽ thật thiếu sót khi du khách đến Hội An, muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa phố cổ mà lại không tới Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trên con đường Trần Phú nổi tiếng, sẽ không quá khó khăn để du khách tìm đến nơi đây. Bảo tàng được đánh giá là một trong những nơi hiếm hoi ở Quảng Nam hiện nay trưng bay các hiện vật về đời sống, sinh hoạt của cư dân Sa Huỳnh xưa.

Cụ thể, từ khi thành lập vào năm 1994, bảo tàng trưng bày bộ sưu tập đầy đủ gồm gần 1000 hiện vật liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh, có niên đại đến nay lên tới 2000 năm. Đây đều là những hiện vật được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ tại nhiều địa điểm khác nhau như Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm…

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 16.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 17.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 18.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 19.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 20.

Một vài hình ảnh về Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An (Ảnh ST)

Đặc biệt hơn cả, tại Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh còn có một số hiện vật phát hiện ở di chỉ Bãi Ông – Cù Lao Chàm. Chúng là minh chứng từ thời tiền sử cách đây khoảng hơn 3000 năm, rằng đã có cư dân bản địa sinh sống tại đó.

Bộ sưu tập hiện vật về Văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An được các nhà khoa học đánh giá là phong phú và độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam. Du khách có thể ghé thăm địa điểm này bất kỳ ngày nào trong tuần, trong tháng, từ 7 giờ sáng đến 21 giờ tối, chỉ trừ duy nhất ngày mồng 10 hàng tháng.

3. Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến cũng được đánh giá là một trong những công tiểu biểu ở phố cổ Hội An. Ấn tượng đầu tiên của đa phần du khách khi đến đây sẽ là chiếc cổng tam quan với màu sắc nổi bật, mái ngói xanh lá kết hợp cùng phần tường gạch hơi ngả đỏ, cùng nhiều họa tiết hay những con rồng đá được chạm trổ, thi công cầu kỳ. Tất cả những điều trên toát lên vẻ uy nghi, cổ kính của hội quán.

Di tích 400 tuổi ở Hội An xuất hiện trên tiền polymer, ai đến cũng phải chụp ảnh, mất 2 năm để trùng tu- Ảnh 21.

Hội quán Phúc Kiến với kiến trúc nổi bật giữa phố cổ Hội An (Ảnh MiA)

Hội quán bao gồm phần khuôn viên rộng, được trồng nhiều cây xanh, bài trí chậu cây cảnh, các tiểu cảnh, hòn non bộ, khu tiền sảnh và các gian chính như gian thờ, chính điện… Càng đi sâu vào bên trong, du khách càng cảm nhận được không khí đậm nét Á Đông tại đây. Đặc biệt, ở phía bên phải chính điện của hội quán còn trưng bày mô hình chiếc thuyền – thứ từng được coi là biểu tượng của các thương nhân ở Hội An.

Ở Hội An cũng còn nhiều hội quán khác du khách có thể tới tham quan, lễ bái, như Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông…

Thu Phương / CafeBiz

Theo Thu Phương