Đền Trần Tràng An – toạ độ du lịch tâm linh hấp dẫn

74

Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình được mệnh danh là vùng đất “sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần”, nổi tiếng với các di tích văn hoá, lịch sử và tâm linh. Đền Trần là toạ độ du lịch tâm linh hấp dẫn, thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Không chỉ là một ngôi đền cổ linh thiêng, còn được biết đến như một công trình kiến trúc bằng đá độc đáo. Ngoài ra, đây còn là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc.

Cùng bỏ túi kinh nghiệm du lịch Đền Trần qua bài viết sau đây.

Khám phá Đền Trần Tràng An

Khám phá Đền Trần Tràng An – toạ độ du lịch tâm linh hấp dẫn tại Ninh Bình. @Báo_Lao_Động

1. Đôi nét giới thiệu về Đền Trần Tràng An

là một ngôi đền cổ nằm trong Khu danh thắng Tràng An, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đền được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, ban đầu có tên là Đền Nội Lâm. Đến thế kỷ thứ VII, vua Trần Thái Tông cho tu sửa và đổi tên thành Đền Trần như hiện nay.

Đền Trần

Ngôi đền cổ kính có lịch sử nghìn năm. @vnexpress

Đền thờ Trung Hưng tướng Quý Minh – tướng trấn ải xứ Sơn Nam và Hoàng Quý Nương là phu nhân của ông. Theo ghi chép trong ngọc phả được lưu giữ tại Đền Cả (Hoa Lư), 3 anh em của ngài Quý Minh đều là những vị tướng tài, có công dẹp giặc dưới thời vua Hùng thứ 18. Ngày nay, Đền Trần là địa điểm linh thiêng, được du khách thập phương tìm đến để chiêm bái, cầu an và cầu tự. Đặc biệt, ngôi đền còn nổi tiếng với kiến trúc đá độc đáo, thể hiện trình độ chạm khắc tuyệt vời của các nghệ nhân xưa.

2. Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Đền Trần

Khu danh thắng Tràng An nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, thời tiết có sự phân hoá 4 mùa khá rõ rệt. Từ tháng 1 – tháng 3 âm lịch là thời điểm lý tưởng để du khách . Lúc này đang là mùa xuân, không khí ấm áp và dễ chịu, phù hợp cho các chuyến du xuân, vãn cảnh. Đặc biệt, ngày 18/3 âm lịch hàng năm là Lễ hội Đền Trần, du khách có thể đến đền để tham gia hoạt động rước lễ.

tham quan Đền Trần Tràng An

Tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm lý tưởng để ghé thăm Đền Trần Tràng An. @Báo_Lao_Động

3. Phương tiện và cách di chuyển đến Tràng An – Ninh Bình

Du khách ở các tỉnh xa muốn đến Tràng An thăm Đền Trần cần đáp chuyến bay đến Hà Nội trước, sau đó bắt xe khách hoặc tàu hoả để di chuyển tiếp. Bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội giá tốt tại So Sánh Tour, chọn hạng vé và thanh toán dễ dàng qua ứng dụng.

Vé máy bay Sài Gòn đi Hà Nội: giá chỉ từ 1.300.000 VND/ chiều

Vé máy bay Đà Nẵng đi Hà Nội: giá chỉ từ 810.000 VND/ chiều

vé máy bay đi Hà Nội

Đặt vé máy bay đi Hà Nội giá tốt tại So Sánh Tour. @Ngọc_Thành

Xe khách

Giá vé xe khách từ Hà Nội đến Ninh Bình dao động từ 80.000 – 150.000 VND/ người, thời gian di chuyển tầm 2 tiếng. Các nhà xe uy tín cho bạn tham khảo: Kumho Viet Thanh, Hoàng Long, Hưng Thành… Nếu dư dả hơn, du khách có thể chọn các dòng xe Limousine cao cấp, giá từ 250.000 – 350.000 VND/ người.

Tàu hoả

Tàu hoả là phương tiện giá rẻ đưa du khách đến Ninh Bình thăm . Đi tàu từ Ga Hà Nội đến Ga Ninh Bình mất tầm 2 tiếng, giá vé từ 80.000 – 190.000 VND/ người, tuỳ theo loại tàu. Từ nhà ga, bạn có thể bắt xe ôm hoặc taxi để về Khu danh thắng Tràng An.

Di chuyển bằng tàu hoả

Di chuyển bằng tàu hoả giúp bạn tiết kiệm chi phí du lịch. @unsplash

Xe máy, ô tô

Những du khách muốn chủ động lịch trình đi lại có thể chọn các loại phương tiện cá nhân để di chuyển. Từ Hà Nội, bạn chạy theo cung đường Giải Phóng, qua khỏi Bến xe Giáp Bát thì rẽ vào đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Từ đây, bạn chạy tiếp theo hướng Phủ Lý là đến được thành phố Ninh Bình.

4. Cách di chuyển đến Đền Trần

Hành trình khám phá Tràng An tuyến 1 sẽ đưa khách đi tham quan lần lượt 9 hang động và 3 địa điểm tâm linh, trong đó có Đền Trần. Do đó, nều muốn thì du khách phải mua vé tham quan Tràng An tuyến số 1.

tham quan Đền Trần Tràng An

Du khách mua vé tham quan Tràng An tuyến số 1 để đến thăm Đền Trần. @mai_van02

Từ bến đò, bạn sẽ phải trải qua một quãng đường dài ngồi thuyền, qua Hang Sáng, Hang Tối, leo lên 175 bậc đá trước khi thả bộ xuống thung lũng. Đi hết con đường mòn bạn sẽ đến được ngôi đền cổ, đền nằm giữa một khe núi nhỏ, bên trái sân đền có mỏm đá cao khoảng 250m án ngữ ngay lối đi.

5. Địa điểm lưu trú gần Đền Trần Tràng An

Để thuận tiện cho việc tham quan Đền Trần, du khách nên lưu trú tại các khách sạn gần Khu danh thắng Tràng An. Ở Tràng An có đa dạng các loại hình nghỉ dưỡng, từ resort, khách sạn, nhà nghỉ, homestay cho đến nhà khách gia đình. Giá phòng dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng, tuỳ theo nhu cầu mà bạn có thể chọn cho mình một nơi ở phù hợp.

Khách sạn tại Tràng An

Quanh Khu thắng cảnh Tràng An có rất nhiều địa điểm lưu trú giá tốt. @mai_meo_0206

Truy cập So Sánh Tour để tìm kiếm khách sạn gần Khu du lịch sinh thái Tràng An giá tốt, đặt phòng trước và thanh toán qua ứng dụng. Nếu có ý định đi du lịch vào mùa cao điểm, du khách nên đặt phòng trước ngày đi ít nhất là 1 tháng.

6. Lịch sử của Đền Trần Tràng An

được xây dựng từ thời nhà Đinh, cách đây hơn 1.000 năm. Đến thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông cho tu sửa lại và đổi tên là Đền Nhà Trần hay Đền Trần. Như vậy, ngôi đền hiện tại đã có lịch sử hơn 700 năm, thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương cùng phu nhân của ngài.

Lễ hội tại Đền Trần

Lễ hội Đền Trần được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Quý Minh Đại Vương. @Tô_Mạnh

Theo truyền thuyết dân gian, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thuỷ thần, có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam và bảo vệ đất nước dưới thời vua Hùng thứ 18 – Hùng Duệ Vương. Ngài là một “thượng đẳng thần”, được nhiều triều đại ban sắc phong và nhân dân khắp xứ Hoa Lư thờ phụng.

Hoạ tiết điêu khắc tại Đền Trần

Mỗi hoạ tiết điêu khắc tại đền là một tác phẩm nghệ thuật. @vnexpress

Vì nổi tiếng linh thiêng nên Đền Trần được các triều Đinh, Lê và Lý lấy làm đền tứ trấn phía Nam. Trong đền có 4 cột đá là 4 tác phẩm nghệ thuật quý mà ông cha ta để lại cho hậu thế. Các đường viền hoa văn được trạm trổ tỉ mỉ, người xưa đạo theo tích bộ Tứ Linh gồm Long – Ly – Quy – Phượng. Long ngụ ý cho quyền lực, Ly đại diện cho những điều cát tường, may mắn, Quy thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu, Phượng cho thấy sự thanh cao và thoát tục.

7. Khám phá kiến trúc độc đáo của Đền Trần Tràng An

gây ấn tượng với du khách bằng lối kiến trúc độc đáo, là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc đá truyền thống. Ngôi đền được xây dựng theo hình chữ nhị, gồm 2 tòa nằm liền nhau. Tòa ngoài là Tiền Bái, có 3 gian, 2 dĩ, quy mô khá nhỏ, gian giữa có diện tích lớn nhất. Phần mái tòa của Tiền Bái cuốn vòm bằng bê tông, bên trong dùng đá xanh để lát trần. Chính giữa nóc của mái được trang trí bằng hình hổ phù, 2 bên có rồng chầu. Cột trụ xây liền với tường, điểm nhấn là hình 2 con nghê chạm khắc.

Đền Trần Tràng An

Đền Trần Tràng An sở hữu kiến trúc độc đáo và ấn tượng. @vnexpress

Toà Tiền Bái để trống, không có cửa mà chỉ có 2 hàng cột đá. Hàng cột thứ nhất có tổng 4 cột, làm từ đá xanh nguyên khối. Mặt ngoài cột được chạm nổi theo đề tài độc long, sóng nước, mây, sư tử, cá chép hoá rồng và hoa lá cách điệu, các đường nét chạm khắc vô cùng tinh xảo. Mặt hông của cả 4 cột đều được trang trí câu đối, chạm khắc thẳng vào thân cột.

Đền Trần tại Tràng An

Các cột đá được chạm khắc công phu và tỉ mỉ. @vnexpress

Hàng cột thứ 2 trong Tiền Bái của cũng được làm bằng đá xanh nguyên khối. Hai cột phía ngoài chạm khắc hình độc long chầu vào cùng đề tài hoa lá cách điệu. Hai cột giữa trang trí bằng đôi câu đối, nét chạm bay bổng và có tính thẩm mỹ cực cao.

Cột đá tại Đền Trần

Kỹ năng điêu khắc của các nghệ nhân xưa đã đạt đến độ hoàn mỹ. @vnexpress

Đá xanh nguyên khối tiếp tục là chất liệu làm nhang án thờ ở gian chính giữa Tiền Bái và bàn thờ đá tại tòa Hậu Cung. Phía trên tòa Hậu Cung có 2 long cung, bên trong đặt tượng Quý Minh Đại Vương và phu nhân là Minh Hoa Công Chúa. Trong toà Hậu Cung cũng có 4 cột đá xếp thành hàng, chân tảng bằng đá xanh, được đẽo theo dạng hình hộp vuông, thắt cổ bồng và trang trí hình hoa sen.

Tượng Quý Minh Đại Vương và Minh Hoa Công Chúa

Tượng Quý Minh Đại Vương và Minh Hoa Công Chúa được thờ trong đền. @vnexpress

Tượng Quý Minh Đại Vương được tạc khắc theo tư thế ngồi, đặt trên bệ lớn, chân chữ ngũ, mắt nhìn thẳng. Đầu ngài đội mũ quan, tay trái nắm chặt để trên đùi, tay phải cầm chuỳ. Tượng Minh Hoa Công Chúa có tư thế tương tự, mắt hướng thẳng, mặt hiền từ, tay trái đặt úp trên đầu gối, tay phải cầm quạt đặt ngang bụng. Ngoài ra, bên phải của đền còn có một bệ thờ lộ thiên, thờ Mẫu Thượng Thiên Thượng Ngàn.

8. Tham gia lễ hội Đền Trần

Lễ hội Đền Trần diễn ra vào ngày 18/3 âm lịch hàng năm. trong thời điểm này, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động văn hoá đặc sắc như rước kiệu, dâng hương, rước chân nhang…

Lễ rước kiệu tại Đền Trần

Lễ rước kiệu hoành tráng trong khuôn khổ Lễ hội Đền Trần. @Tô_Mạnh

Vì Quý Minh Đại Vương là một vị thuỷ thần nên lễ hội sẽ bắt đầu bằng màn rước kiệu hoành tráng, vượt 5km đường thuỷ, xuyên qua 11 hang động, leo núi và kết thúc bằng lễ dâng hương tại đền. Các nghi lễ trong Lễ hội Đền Trần mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mong cuộc sống bình an và người người hạnh phúc.

Đền Trần là toạ độ du lịch tâm linh hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ trong hành trình du ngoạn Tràng An – Ninh Bình. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến du lịch sắp tới.

Đừng quên đặt vé máy bay, phòng khách sạntour du lịch tại để nhận về hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn, truy cập ứng dụng ngay để khám phá!

Một số danh mục khách sạn ở Ninh Bình bạn có thể quan tâm