Trùng Khánh, thành phố luôn luôn tấp nập người đi lại trên cầu bộ hành, trên những tuyến đường quanh những con phố, hay dưới chân các hầm đi xuống tàu điện ngầm. Bên cạnh những nơi sầm uất này thì còn có một con nằm ngay trung tâm của Trùng Khánh, bên cạnh . chính là nơi đây quy tụ rất nhiều tầng lớp, từ người trẻ đến người già vui đùa và đi lại dạo chơi quanh những con phố đi bộ này.
Những con đường quanh co tại Trùng Khánh
Nào cùng tiếp tục theo chân So Sánh Tour khám phá những điều thú vị của khu nhé.
Lịch sử hình thành Đài Tưởng Niệm Giải phóng nhân dân Trùng Khánh
chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Trùng Khánh đã xây dựng một Đài tưởng niệm bằng gỗ, nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất và tưởng nhớ Tôn Trung Sơn, vị tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc và được coi là cha đẻ của Trung Quốc. Tuy nhiên nó đã bị phá hủy trong một cuộc không kích từ Nhật Bản.
Đài tưởng niệm nhiều lần bị phá hủy do chiến tranh
Tượng đài Tưởng niệm Giải phóng Nhân dân được xây dựng để kỷ niệm chiến thắng quân nhật trong Thế chiến thứ hai. Đài tưởng niệm được thiết kế bởi kiến trúc sư Lai Lun Kit, kỹ sư xây dựng Li Jifen… Công trình xây dựng được thực hiện bởi Nhà máy xây dựng Tianfu và viên đá đầu tiên được Thị trưởng Zhang Dulun đặt vào ngày 31 tháng 05 năm 1945. Tổng chi phí là 183 triệu Nhân dân tệ, số tiền được quyên góp bằng hình thức gây quỹ từ nhân dân, tượng trưng cho tấm lòng của hàng triệu người dân Trung Hoa vào mục tiêu chung của cả nước sau chiến thằng thế chiến thứ hai. Nó được làm bằng thép và xi măng, đủ chắc chắn để chống lại máy bay ném bom và đạn pháo.
Nhân dân Trung Hoa cùng nhau đóng góp xây dựng Đài tưởng niệm
Trước đây được gọi là “Tượng đài Chiến thắng Chiến tranh” và được đổi thành viên “Tượng đài Giải phóng Nhân dân” để kỷ niệm cuộc chinh phục của khu vực cộng sản. Tên gọi tắt của nó là Jiefangbei, sở dĩ nó có tên viết tắt là Jiefangbei vì cứ đúng khung giờ chuyển qua giờ khác là tiếng chuông của chiếc đồng hồ gắn liền với cột đài tưởng niệm lại vang lên, để thông báo với mọi người rằng bây giờ đã chuyển qua khung giờ tiếp theo đó. Nó nằm ở Quảng trường thương mại giống như Quảng trường thời đại ở New York. Nó được liệt kê là đơn vị bảo vệ di tích văn hóa thành phố thứ hai tại Trùng Khánh vào ngày 23 tháng 01 năm 1987.
Phố đi bộ Trùng Khánh được ví như quảng trường thời đại ở New York, Mỹ
Jiefangbei Plaza được xây dựng xung quanh tượng đài, xung quanh quảng trường là các trung tâm thương mại mua sắm lớn, khách sạn sang trọng, khu giải trí, công ty tài chính và các tòa nhà cao tầng. Quảng trường Jiefangbei là quảng trường dành chỉ chuyên cho người đi bộ, với diện tích khoảng 24.000 mét vuông.
Các trung tâm mua sắm được xây dựng xung quanh Đài tưởng niệm
Đến tham quan Đài tưởng niệm là để khám phá về lịch sử, tìm hiểu về quá khứ huy hoàng của Trùng Khánh. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử vì sao làm nên một Trùng Khánh vừa mang dáng vẻ hiện đại, vừa mang dáng vẻ cổ xưa.
Cấu trúc và kết cấu của Đài Tưởng Niệm
Bệ đá xanh hình tròn bán kính 10m, cao 1.6 mét, chu vi có 8 bậc đá xanh, xung quanh có 8 bồn dung để trồng hoa, cây xanh. Tượng đài bằng đá 8 mặt, làm bằng đá hẻm núi được sản xuất tốt nhất tại Beibei, 8 cột đá tảng tạo thành các cột tượng đài gắn bên ngoài bệ, có khắc 5 dòng chữ.
Đài tưởng niệm tỏa sáng khắp con phố đi bộ Trùng Khánh
cao 25 mét, gồm một hình trụ có đường kính 4 mét, nội thất của nó được làm tròn, trong khi bên ngoài có hình bát giác với mỗi góc được lót bằng gạch tráng men màu be. Nội thất của tượng đài có cầu thang xoắn ốc đúc hẫng với 140 bậc dẫn lên tầng quan sát. Dọc cầu thang là hành lang chiến thắng trưng bày những khuôn mặt được bôi dầu của các anh hùng chiến tranh và chữ ký đầu hàng của Nhật Bản. Ngoài ra, phần dưới còn chứa các đồ kỷ niệm và chữ khắc của người nổi tiếng do các tỉnh, thành phố tặng cho Trùng Khánh. Bốn mặt tượng đài quay mặt ra đường, dưới đài quan sát được ốp một chiếc đồng hồ, giữa các mặt đồng hồ có bốn bức phù điêu tác phẩm điêu khắc về các anh hùng chiến tranh và các chiến sĩ lục quân, hải quân, không quân cũng như công nhân, nông dân ở hậu phương.
Xung quanh con đường đi vào phố đi bộ Trùng Khánh và Đài tưởng niệm
đường kính 4.5 mét, rộng hơn đài tưởng niệm và cho phép 20 người vào tham quan. Máy đo lượng gió được đặt trên cùng, có la bàn và dụng cụ đo thời tiết. tượng đài được xây dựng bằng 25 tấn thép, 900 thùng xi măng, có cửa bê tông cốt thép ở mỗi tầng của tượng đài. Cửa chính làm bằng gỗ nan được chọn lọc rất đặc biệt, tường bên trong và bên ngoài được hoàn thiện bằng xi măng trắng.
Mọi người có thể tham quan Đài quan sát để ngắm toàn cảnh phố đi bộ nhé
Địa chỉ phố đi bộ Trùng Khánh
Nó nằm ngay trung tâm thương mại Jiefangbei, quận Yuzhong, Trùng Khánh, tại giao lộ đường Minzu, đường Minquan và đường Zorong.
Thời gian mở cửa Đài Tưởng Niệm
Cả ngày và hoàn toàn miễn phí, nên đi dạo vào buổi chiều tối từ 5h chiều đến 10h tối nhé.
Thời điểm nên đi đến Đài Tưởng Niệm và phố đi bộ Trùng Khánh
bạn tha hồ mặc quần áo thoải mái để dạo quanh các con phố đi bộ, mua sắm hay ăn uống.
cả con phố đi bộ được trang trí nhiều ánh đèn lấp lánh và không khí gián sinh ngập tràn các cửa hàng. Các ánh đèn vàng cũng điểm tô cho cả con phố bỗng trở nên đông đúc hơn.
Mùa đông các cửa hàng được trang trí giáng sinh làm cho con phố đi bộ đẹp hơn bao giờ hết
Những địa điểm thú vị xung quanh Đài Tưởng Niệm
Rất nhiều hãng thời trang lớn như Rolex, Zegna, Lancome phủ kín khu quảng trường. Nơi bạn có thể vừa đi bộ ngắm cảnh, vừa có thể ghé qua các trung tâm thương mại để mua sắm hàng hiệu thỏa thích.
Các cửa hàng thời trang hàng hiệu bao quanh con phố đi bộ Trùng Khánh
Team China, ABC Bank quanh con phố đi bộ, dễ dàng thuận tiện cho việc giao dịch tài chính của các công ty lớn.
Các trung tâm tài chính của Trùng Khánh được tại phố đi bộ để thuận tiện cho giao dịch
Khi bước vào con phố bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hàng hai bên con đường của phố đi bộ. Có thể ghé qua hiệu sách để đọc vài quyển sách hay ghé các quán trà sữa để thưởng thức 1 ly trà sữa trân châu.
Nhà hàng, khách sạn được khách du lịch ra vào tấp nập tại phố đi bộ Trùng Khánh
các quán bar, quán trà, nhà hàng địa phương đều là những địa điểm tuyệt vời để mọi người khám phá cuộc sống về đêm của Trùng Khánh.
Ẩm thực đa dạng tại Phố đi bộ Trùng Khánh
các bức tượng của những chàng trai thời xưa với mái tóc dài thắt bím, phía trước trán bị cạo nhẵng bóng. Những ngôi nhà thời xưa bằng gỗ của người Hoa, hay những chiếc xe đạp, xe máy cổ trong thời kỳ chiến tranh được tu sửa lại và đem ra làm hiện vật để mọi người có thể chụp hình, tạo dáng với nó. Hình ảnh các anh giao thư trong bộ đồ màu xanh rêu cũng được tái hiện, những chiếc thùng thư trong thời kỳ chiến tranh còn gởi thư tín.
Rất nhiều các bức tượng đồng được đặt ở Phố đi bộ để mọi người có thể chụp hình thỏa thích
gói gia vị siêu cây dùng để nấu Lẩu Tứ Xuyên, không cay. Các loại bánh kẹo siêu cay, vì đây là đặc sản của vùng Tứ Xuyên này nha.
Đầu bếp nấu trực tiếp gói nước dùng lẩu cay Tứ xuyên tại cửa hàng cho mọi người xem
ở đây người ta sẽ đóng gói từng miếng thịt ba chỉ, đùi treo gác bếp… đã được đóng gói và hút chân không sẵn. Người ta sẽ để bảng giá tính theo kilogram, bạn phải đem ra quầy tính tiền để cân miếng thịt đó và họ sẽ nhân ra giá của từng miếng thịt. Giá cao hay thấp thì còn tùy vào từng miếng thịt bạn lựa to hay nhỏ nhé. Giá thịt heo dao động 70 – 90 nhân dân tệ/kg nhé.
Thịt heo treo gác bếp là đặc sản tại Trùng Khánh
chính quyền thành phố ưu ái dành riêng cho khu vực quanh Đài tưởng niệm là khu vực đi bộ, dạo mát. Nhiều gia đình nhỏ đầy xe em bé ra quảng trường để các con vui chơi, các bạn trẻ có những hoạt động nhảy nhót, mọi người tha hồ chụp hình quanh đài tưởng niệm và chỉ cần đưa máy lên là có hình đẹp nha.
Dạo quanh phố đi bộ là có hình đẹp ở mọi nơi, tha hồ cho bạn tạo dáng
Từ con phố đi bộ cách 300m là bạn đã đến được nguyên phố ăn uống tấp nập, tập trung đông và đa số các bạn trẻ. Các món ăn đường phố như: trà sữa, các loại bánh, chè trôi nước, các quầy kem với đủ vị trái cây kiwi, dưa gang, dâu… như đập tan đi cơn khát khô cả cổ vì dạo quanh phố đi bộ.
Nhưng đặc trưng vẫn là các món ăn siêu cay: thịt chiên, tàu hũ thúi, các xiên que.. đều được tắm qua 1 loại nước sốt đó chính ớt siêu cay
những người bán hàng rong chỉ được phép bên ngoài khu phố đi bộ, đa phần họ sẽ đứng ở khu phố ẩm thực để có thể tranh thủ mời những thực khách đang đợi thưởng thức ẩm thực từ các hàng quán. Đa phần ở đây người ta sẽ bán những chiếc quạt bằng vải có viết chữ Trung Quốc, trên quạt có những biểu tượng của Phố cổ Ciqikiu hay Hồng Nhai Động, Đài Tưởng niệm…cũng rất đặc sắc. Giá 1 cái là 10 tệ nhưng nếu mua 2 cái thì trả giá 15 tệ là người vẫn bán nha. Mấy người bán hàng rong ở Trung quốc đa phần không có chèo kéo khách như ở Việt Nam mình đâu nè.
Những chiếc quạt mua về để trang trí nhà cửa cũng rất đẹp nè
Quy định trong khu Phố đi bộ Trùng Khánh
Các loại phương tiện giao thông: xe taxi, xe máy, xe đạp… đều chỉ được dừng tại góc đường Minzu, đường Minquan và đường Zorong do có những cột inox chống đạn nhô lên hoặc các rào chắn để không cho phương tiện giao thông băng qua phố đi bộ. Nơi này đặc biệt chỉ dành riêng cho người đi bộ từ sáng đến tối luôn nha.
Các hàng rào chắn được kéo ngang qua con phố đi bộ Trùng Khánh, phương tiện giao thông phải dừng ở bên ngoài để đón hoặc thả khách
Bạn sẽ không thấy bất kỳ các xe đẩy bán đồ ăn dạo, hay các xe đẩy bán quần áo… nhộn nhịp và đông đúc như ở Hàn quốc hay Đài Loan trong khu vực quảng trường đi bộ Trùng Khánh đâu nha. Vì chính quyền Trung Quốc quy định phố đi bộ là con phố chỉ dành cho người đi bộ thưởng thức không gian đi bộ thoải mái, còn các dịch vụ kinh doanh ăn uống hay cửa hàng thì phải nằm trong cửa hàng. Các cửa hàng kinh doanh này có thể thuê các mặt bằng dọc các con phố đi bộ nhé.
Người bán hàng rong không được phép đi vào phố đi bộ Trùng Khánh
Phương tiện đi lại đến Phố đi bộ Trùng Khánh
tuyến xe bus số 413, 418, 301, 303, 215, 103, 104, 111, 112.
đi tuyến tàu điện số 1, xuống tại ga Xiaoshizi.
bạn hãy dung Google dịch và đưa cho tài xế hình của Đài tưởng niệm nhân dân là người ta chở bạn thẳng tới đó nhé.
Phố ẩm thực hoạt động nhộn nhịp vào ban đêm
Đài tưởng niệm được gọi là địa điểm lịch sử hàng đầu ở Trùng Khánh, đến với Đài Tưởng Niệm mọi người không chỉ được khám phá được văn hóa dân gian Trùng Khánh mà còn được thưởng thức những món ăn nhẹ siêu cay của người Tứ Xuyên. Tượng đài là niềm tự hào của dân Trùng khánh nói riêng và người Trung Hoa nói chung và Quảng trường Jiefangbei là nơi thú vị để khám phá niềm đam mê mua sắm của bạn.