Đến làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình chiêm ngưỡng tinh hoa

58

Việt Nam chúng ta có rất nhiều làng nghề truyền thống đáng quý. Với hơn 600 năm hình thành và gìn giữ đến tận ngày nay, tại Thái Bình là nơi lưu giữ và truyền lửa tinh hoa một thời. Trong bài viết ngay dưới đây, So Sánh Tour sẽ cùng bạn đặt chân về vùng đất Thái Bình để ngắm nhìn lại tinh hoa văn hóa nghệ thuật chạm khắc tại làng nghề độc đáo này nhé!

Giới thiệu về làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trước đây có tên là Ðường Thâm, là ngôi làng nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang. Hình thành vào cuối thời nhà Trần đầu thời nhà Hồ (hơn 600 năm trước). Ngày nay, làng nghề Đồng Xâm trực thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng tại Thái Bình. @Sưu tầm

Theo như những câu chuyện được truyền tụng tại đây thì nghề chạm bạc Đồng Xâm đã có từ thế kỷ XV. Dân gian tương truyền rằng khi xưa có một người đàn ông từ Châu Bảo Lạc (Cao Bằng ngày nay) đi thuyền nan xuôi dòng Đồng Giang và dừng bên bờ Trà Lý rồi truyền nghề chạm kim khí cho dân làng ở đây. Còn theo văn bia được lưu giữ tại đền thờ tổ của nghề chạm bạc thì vào năm 1428, cụ Nguyễn Kim Lâu, cũng chính là người đã đến đây truyền nghề dạy cho người dân. Đồng thời lập thành phường Phúc Lộc, theo mô hình một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ với 149 người thuộc dòng họ Nguyễn, Triệu, Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ…

Đến làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình bằng cách nào?

Cách thành phố Thái Bình chừng 20km về phía Đông, bạn sẽ lắng nghe được những âm thanh đặc trưng của tiếng chạm khắc bên bờ hữu ngạn dòng sông Đồng Giang. với những nghệ nhân miệt mài chạm khắc, tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc sống.

làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Những sản phẩm chạm bạc nổi tiếng của của làng nghề. @thanhnien.vn

Để đến được Thái Bình và tham quan làng nghề, bạn có nhiều phương tiện để di chuyển. Nếu xuất phát từ các tỉnh miền Bắc, bạn có thể sử dụng xe máy/ô tô hoặc xe khách để đến Thái Bình. Còn nếu bạn đang sinh sống tại khu vực miền Trung và miền Nam thì chắc chắn bạn sẽ cần di chuyển bằng máy bay để thuận tiện nhất.

Tuy nhiên hiện nay, Thái Bình vẫn chưa khai thác sân bay nên bạn cần đặt vé máy bay đi Hà Nội hoặc vé máy bay đi Hải Phòng, rồi từ đó bạn chọn lựa xe khách hoặc thuê xe đi đến Thái Bình. Với đa dạng các lựa chọn như vé máy bay Sài Gòn Hà Nội, vé máy bay Sài Gòn Hải Phòng, vé máy bay Đà Nẵng Hải Phòng, vé máy bay Nha Trang Hà Nội… sẽ giúp bạn có chuyến đi du lịch các tỉnh thành miền Bắc một cách thuận tiện.

Thời gian thích hợp để đi du lịch Thái Bình

Tuy nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng miền Bắc, nhưng Thái Bình ở khu vực ven biển nên thời tiết ở đây có 2 mùa khô và mùa mưa. Do đó, thời gian đẹp nhất mà bạn nên đến Thái Bình du lịch là khoảng từ cuối tháng 12 đến tháng 5 hàng năm. Vào thời điểm này, khi đến Thái Bình bạn không chỉ ngắm những cánh đồng lúa chín, mà còn tận hưởng vẻ đẹp của sóng biển. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm du lịch Thái Bình mà So Sánh Tour tổng hợp được nhé!

làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Đến Thái Bình để ngắm nhìn đồng lúa chín vàng. @Sưu tầm

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm có gì hấp dẫn?

Nơi thăng hoa của các nghệ nhân

Đến với Thái Bình bạn sẽ thấy được sự kiên trì, nhẫn nại và chỉn chu đến từng chi tiết trong mỗi tác phẩm của người nghệ nhân. Nhờ vào sự nhẫn nại, cần cù, tỉ mỉ trong từng công đoạn chạm, khắc đã tạo nên những hoa văn trang trí tinh xảo từ các công cụ thô sơ như dùi, đinh, búa… Tại làng nghề, mỗi nghệ nhân đảm nhận một phần việc tạo ra sự nhịp nhàng của các tác phẩm tuyệt đẹp.

làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Sự tỉ mỉ và công phu trong từ đường nét. @toquoc.vn

Đối với nghề chạm bạc, có thể nói ‘chạm’ là công đoạn khó nhất, đòi hỏi người nghệ nhân có sự tập trung cao nhất, sự khéo léo và tuyệt đối không được phép có bất kỳ sai sót nào dù nhỏ nhất. Vì khi đó toàn bộ sản phẩm đó không đạt tiêu chủ, phải bỏ đi và làm lại từ đầu.

Có thể nói đây là một công việc đòi hỏi cao về kỹ thuật lẫn tuổi nghề của từng thợ thủ công, thế nhưng nhiều người không thể sống được với nghề này vì thu nhập hạn hẹp. Trải qua nhiều thế hệ dù rất yêu nghề, muốn lưu giữ truyền thống nhưng buộc phải rời đi vì “cơm – áo – gạo – tiền”. Dần dần qua thời gian các sản phẩm tại trở nên gần gũi hơn với cuộc sống như quà lưu niệm, dây chuyền… hoặc tinh xảo hơn như chiếc lư hương, bức tranh đồng…

làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Rất nhiều đồ thủ công dùng để thờ cúng được chạm khắc. @Sưu tầm

Làng nghề truyền thống xưa – nay

Thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề là khi các nghệ nhân đi khắp 4 phương để gieo tài hoa nghệ thuật điêu khắc chạm bạc đến khắp nơi trên đất nước. Vào thời Nguyễn, các nghệ nhân Đồng Xâm đã vào kinh đô Huế để chạm trổ cung kiếm và đồ trang sức cho triều đình. Và điều đặc biệt hơn họ cũng chính là các thợ lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay.

Trãi qua nhiều năm tháng của lửa chiến tranh, những thay đổi từ thời bao cấp, làng nghề Đồng Xâm đã từng rơi vào tình trạng đình đốn, lao đao. Đến thời kinh tế thị trường thì mô hình kinh doanh hộ gia đình bắt đầu phát huy, mới lấy lại phong độ và đưa ra những sản phẩm tinh xảo, khéo léo.

làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn được lưu truyền đến ngày nay. @Sưu tầm

Cho đến nay, với sự ưa chuộng ngày càng cao của người dân, nghề chạm bạc đã trở thành kế sinh nhai giúp cải thiện đời sống. Được lưu truyền và phát triển như một làng nghề truyền thống và ngày một rộng rãi hơn. Hiện nay, sản phẩm mũi nhọn của Đồng Xâm xoay quanh chất liệu đồng hoặc mạ bạc, chủ yếu nhắm vào phân khúc đồ thờ cúng (đỉnh, vạc, lư hương, các con vật thiêng trong tứ linh), đồ trang trí (dây chuyền, hoa tai, nhẫn, châm, vòng, thánh giá, lắc…) và loại hàng mỹ nghệ.

Tinh hoa chạm khắc bạc làng nghề Đồng Xâm

Xét về mặt thẩm mỹ, các nghệ nhân vẫn xoay quanh việc phát triển các họa tiết, hoa văn cho nhóm người trung tuổi, có xu hướng hoài cổ. nổi bật so với hàng bạc khác ở các kiểu hình thức mới lạ về hình khối, hình dáng của sản phẩm. Bên cạnh đó, các sản phẩm trang trí không chỉ tinh vi mà cân đối, đồng đều và lộng lẫy làm rõ họa tiết chính. Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm nằm ở tài năng và tính cẩn trọng, tỉ mỉ của từng nghệ nhân bạc. Nhờ vào đó mà sản phẩm Đồng Xâm không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn mang âm hưởng nghệ thuật chinh phục được các khách hàng khó tính.

làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Hàng loạt sản phẩm được chế tác nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. @thanhnien.vn

Hiện nay, các sản phẩm mỹ nghệ ở Đồng Xâm được sản xuất hàng loạt theo công nghệ dập khuôn trước, sau đó các nghệ nhân sẽ chạm trổ với sự sáng tạo. Nếu có dịp đến Thái Bình vào dịp mùng 1 đến mùng 5 tháng 4 âm lịch, bạn nên đến để được hòa mình trong không khí sôi động của lễ hội đền Đồng Xâm với lễ rước đền, tế đền… cùng các trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn. Đây cũng là dịp mà người dân tưởng nhớ đến công ơn của ông tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu. Không chỉ vậy, đến đây vào thời gian này bạn còn có thể chọn mua những kiệt tác mà các nghệ nhân giỏi của làng nghề tạo nên.

Phía trên đây là những thông tin về một làng nghề truyền thống được giữ gìn suốt 600 năm qua tại Thái Bình. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ là một điểm đến du lịch tại Thái Bình cực hấp dẫn cho chuyến đi của bạn. Còn chờ gì mà không truy cập ngay So Sánh Tour để đặt vé máy bay, phòng khách sạn, tour tham quan… cho chuyến du lịch của mình thêm hấp dẫn nhé!