Đến Huế tham gia lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa

36

Đến Huế tham gia lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa

Mọi người đến với lễ hội cùng thành kính thắp nén hương tri ân đến Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị hoàng đế anh minh, lỗi lạc, trực tiếp lãnh đạo dân tộc 2 lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông và đặt dấu ấn quan trọng tạo tiền đề để các triều đại sau mở rộng lãnh thổ đến Cà Mau.

Đền Huyền Trân Công Chúa nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Phụ Nữ Online.

Ngoài ra lễ hội cũng là dịp thành kính tri ân đến Công chúa Huyền Trân, người đã dấn thân góp công lập nên vùng Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế. Công chúa là người con hiếu nghĩa vẹn toàn, được nhân dân kính trọng, sống tận lực vì quê hương đất tổ.

Đền thờ của công chúa Huyền Trân.

Check-in tại đền Huyền Trân Công Chúa. Ảnh: @hung.nhi.

Lễ hội đông đúc. Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2 năm 1285, Đại Việt và Chăm Pa đã kề vai sát cánh trên trận tuyến chống kẻ thù chung. Sự liên minh khăng khít đã làm cho thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa út của mình cho vị vua liên bang trẻ tuổi.

Lễ hội tái hiện hình ảnh Huyền Trân Công Chúa, người có công mở mang bờ cõi. Ảnh: Phạm Hướng.

Các tiết mục trong lễ hội. Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ.

Lúc đó Huyền Trân khoảng 14 tuổi. Năm năm sau, khi Huyền Trân đã trưởng thành, sứ bộ đã đến kinh đô xin định sính lễ. Vua Anh Tông đã thực hiện lời hứa của thượng hoàng, và công chúa Huyền Trân đã vì dân tộc chấp nhận kết hôn cùng với Chế Mân.

Dâng hương ở đền. Ảnh: Báo Phụ Nữ Online.

Sứ bộ Chiêm Thành đã dâng sính lễ rất hậu là đất hai châu Ô, Lý (Thuận Hóa – Phú Xuân ngày nay) và rước công chúa vu quy về Vijaya. Vì thế lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa được tổ chức định kỳ hàng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày giỗ của Công chúa, với ý nghĩa tri ân công đức to lớn của bà.

Nô nức về dự lễ. Ảnh: Báo Phụ Nữ Online.

Đền thờ là một không gian đẹp và rộng đến 28,5 ha, nằm giữa đại ngàn thông xanh bốn mùa dưới chân núi Ngũ Phong. Đây còn là nơi tuyệt vời để du khách chụp ảnh lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trong những ngày đầu xuân khi lễ hội diễn ra.

Ảnh: Báo Lao động.

Lễ khai hội mở đầu bằng chương trình biểu diễn nghệ thuật sử thi tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân. Công chúa là người con gái hiếu nghĩa vẹn toàn, kiên cường, anh dũng mà hiếu hòa, khi thác đi đã hiển linh phò trợ nhân dân.

Đường vào lễ hội đền Huyền Trân. Ảnh: Báo Lao động.

Trong hai ngày lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa, nhiều hoạt động hấp dẫn đã diễn ra để phục vụ du khách như múa Lân sư rồng; biểu diễn võ thuật và thi đấu đẩy gậy; câu lạc bộ nghệ thuật trổ tài; biểu diễn Ca Huế; hòa tấu nhạc cụ dân tộc; thư pháp; trình diễn áo dài truyền thống, biểu diễn nghề truyền thống chằm nón lá…

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Báo Lao động.

Trong lễ hội còn diễn ra triển lãm “Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa”. Triển lãm giới thiệu 170 tác phẩm ký họa về danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, văn hóa, con người, ẩm thực Huế…; trưng bày tranh dân gian làng Sình và Đông Hồ, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ: hoa giấy Thanh Tiên, nón lá cỏ bàng, diều Huế, túi xách, áo dài, nón lá sen…

Biểu diễn ký họa trên áo dài. Ảnh: Báo Phunu Online.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn là dịp để mọi người tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân đã có công trong việc mở mang bờ cõi.

Múa truyền thống. Ảnh: Báo Lao động.

Thêm vào đó lễ hội còn cầu mong cho mọi sự tốt lành trong năm mới, đồng thời góp phần quảng bá với du khách và quần chúng nhân dân những hình ảnh văn hóa, giá trị di sản của một vùng đất mang đậm bản sắc của cả nước, là thành phố Văn hóa ASEAN, thành phố Festival của Việt Nam.

Nghệ thuật thư pháp. Ảnh: Báo Lao động.

Theo iVIVU.com