Đấu trường La Mã Colosseum – Dấu ấn cổ đại của Ý

57

Du khách khi có hội ghé thăm Rome, Ý thì chắc chắn không thể bỏ lỡ chuyến tham quan . Với những kinh nghiệm du lịch được chia sẻ dưới đây, du khách sẽ tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi tới Rome.

Đấu trường La Mã Colosseum biểu tượng của Rome

Đấu trường Colosseum là một trong 230 đấu trường từ thời kỳ La Mã còn sót lại trên thế giới. Nằm trong số ít đấu trường được bảo tồn nguyên vẹn thực trạng và là đấu trường lớn nhất được bảo tồn ngày nay.

Đấu trường La Mã Colosseum biểu tượng của Rome @Shutterstock

Đấu trường La Mã Colosseum biểu tượng của Rome @Shutterstock

Công trình này được tiến hành xây dựng khoảng năm 70 – 72 sau công nguyên. Bắt đầu khởi công dưới thời vua Vespasian và được hoàn thành vào năm 80 dưới thời vua Titus.

Sau nhiều lần bị phá hủy bởi tác động của thiên tai và những trận chiến khốc liệt, công trình đã được điều chỉnh sửa lại ít nhiều và tạo ra cho tới hôm nay. Đây là một công trình khá nổi bật so với các đấu trường cùng thời.

Colosseum là công trình kiến trúc đứng tự do, có hình elip khổng lồ @Shutterstock

Colosseum là công trình kiến trúc đứng tự do, có hình elip khổng lồ @Shutterstock

Không sử dụng kiến trúc xây dựng thông thường của các đấu trường La Mã thời xa xưa. Công trình này được xây dựng một phần bên cạnh sườn đổi để làm trụ chống do đó có thể thấy đấu trường Colosseum là công trình kiến trúc đứng tự do, có hình elip khổng lồ.

Xung quanh sân khấu được xây dựng nhiều dãy bậc thang sử dụng làm chỗ ngồi cho khán giả. Phía dưới khu vực sân khấu là hệ thống lối đi cũng như phòng ốc dành riêng cho công tác hậu cần.

Sàn đấu và Hypogeum

Khu vực trung tâm của toàn bộ công trình là sàn thi đấu, du khách khi đến tham quan tại đây chắc hẳn sẽ thắc mắc tại sao sàn đấu chỉ còn lại ⅓ diện tích là bằng phẳng. Thực chất phần bằng phẳng này đã được phục dựng lại giúp du khách dễ chiêm ngưỡng.

Khu vực trung tâm của toàn bộ công trình là sàn thi đấu @Shutterstock

Khu vực trung tâm của toàn bộ công trình là sàn thi đấu @Shutterstock

Phần đá lởm chởm chiến ⅔ được gọi là hypogeum, đây là một phần của mạng lưới ngầm tại đấu trường. Hypogeum được xây dựng gồm 2 phần, bao gồm mạng lưới đường hầm và phần chuồng thú được đặt dưới sàn .

Các võ sĩ hoặc nô lệ cũng như các mãnh thú sẽ chuẩn bị trước khi thi đấu tại đây. Tuy nhiên trên thực tế, hypogeum không thuộc về kiến trúc nguyên bản, mà đây chỉ là phần được thiết kế thêm vào từ đời vua Domitian (năm 81 – 96).

Khu vực khán đài

Bao quanh sàn thi đấu và hypogeum là khu vực dành cho khán giả. Để có thể tham quan được khu vực khán đài du khách sẽ đi cầu thang lên từng tầng. Dọc đường đi tại mỗi khu sẽ trừng bày những hiện vật được khai quật tại đây.

Khán đài rộng lớn ở đấu trường La Mã Colosseum có thể chứa tới 50,000 khán giả @Shutterstock

Khán đài rộng lớn ở đấu trường La Mã Colosseum có thể chứa tới 50,000 khán giả @Shutterstock

Từ phía trên khu vực khán đài du khách có thể quan sát rõ phần sân khấu phía dưới. Trong lịch sử phần khán đài rộng lớn này có thể chứa tới 50,000 khán giả. Các vị trí ngồi trên khán đài sẽ được sắp xếp dần theo nguồn gốc cũng như chức vị của người xem.

Khu vực khán đài phía dưới dành cho giới thượng lưu giàu có, những người nghèo khổ sẽ ngồi phía trên. Hàng đầu tiên gần sàn đấu nhất được làm bằng đá hoa cương dành riêng cho hoàng đế và các vị quan chức thời bấy giờ.

Phương tiện di chuyển tới đấu trường La Mã Colosseum

Để tới tham quan đấu trường Colosseum, du khách hoàn toàn có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển như sau:

: Ngoài ra bạn có thể gọi taxi đi từ Termini chỉ tốn tầm 10 – 12€.

Hướng dẫn cách di chuyển đến đấu trường La Mã Colosseum @Shutterstock

Hướng dẫn cách di chuyển đến đấu trường La Mã Colosseum @Shutterstock

Du khách Việt Nam có thể chọn đặt vé máy bay trong nước tới thành phố Rome và lựa chọn các phương tiện di chuyển cộng cộng tới đấu trường.

Có nhiều hãng hàng không quốc tế có thể cung cấp dịch vụ chuyến bay từ Việt Nam đến Italia, bao gồm các hãng hàng không như Thai Airways, Qatar Airways hay Cathay Pacific, Vietnam Airlines và nhiều hãng khác. Thông thường, các chuyến bay này sẽ có một hoặc hai điểm dừng ở các thành phố trung gian trước khi đến Italia.

Sau đây là một sốc chặng bay bạn có thể tham khảo:

Tuy nhiên, giá vé sẽ biến động phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian bay, thời điểm bay, thời điểm đặt vé, hãng hàng không và chương trình khuyến mãi. Vì vậy đừng quên theo dõi So Sánh Tour để “săn” được vé máy bay siêu hời nhé!

Đấu trường La Mã Colosseum @Shutterstock

Đấu trường La Mã Colosseum @Shutterstock

Địa điểm du lịch nên ghé tới tại đấu trường Colosseum

Đấu trường La Mã là một phần nhỏ trong quần thể di tích thời La Mã cổ đại được bảo tồn. Du khách nếu có cơ hội nên ghé thăm cả khu công trường La Mã cũng như đồi Palatine. Bạn có thể tham khảo thông tin khu vực di tích dưới đây:

Arch of Constantine

Ngay khu vực bên ngoài du khách có thể nhìn thấy Arch of Constantine. Đây là khải hoàn môn thời La Mã lớn nhất hiện vẫn đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Đây là nơi vinh danh Hoàng đế Constantine sau khi ông giành chiến thắng trong trận Milvian Bridge năm 312.

Arch of Constantine @Shutterstock

Arch of Constantine @Shutterstock

Roman Forum

Được xem như là khu trung tâm hành chính, tôn giáo cũng là nơi giao thương thời kỳ La Mã cổ đại. Cách đây hàng nghìn năm, công trường La Mã đã diễn ra những hoạt động sinh hoạt của người dân La Mã, như: diễu binh hoặc hội họp,…

Roman Forum @Shutterstock

Roman Forum @Shutterstock

Tại đây là hàng loạt những tàn tích đa dạng. Các bộ phận kiến trúc đã rời rạc cũng như công cuộc khai quật khảo cổ.

Đồi Palatine

Theo lịch sử, thành Rome được xây dựng trên 7 quả đồi nối liền nhau, và trong đó có đồi Palatine. Với vị trí đắc địa ngay tại trung tâm thành Rome, khi đứng tại ngọn đồi có thể nhìn bao quát khu quần thể di tích La Mã cổ đại.

Đồi Palatine @Shutterstock

Đồi Palatine @Shutterstock

Hiện tại, xung quanh đồi không có nhiều kiến trúc mà chỉ còn một đống tàn tích. Do đó du khách có thể cân nhắc về việc di chuyển.