Dạo chơi chợ nổi miền Tây ngày giáp Tết

54

Đồng bằng Sông Cửu Long màu mỡ với những dòng sông chở nặng phù sa, những rừng tràm bạt ngàn hay những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh. Miền đất đầy cuốn hút bởi nét nguyên sơ, nếp sống bình dị và dân dã của người nông dân với những sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc biệt. Một trong những nét sinh hoạt độc đáo ở miền sông nước là cảnh mua bán nhộn nhịp trên sông, nét văn hoá chợ nổi với sự kết hợp giữa môi trường sông nước tự nhiên và văn hóa của cư dân địa phương, nơi những ghe xuồng lớn nhỏ, di chuyển ngược xuôi trên dòng sông, tạo cảm giác vui tươi đầy sức sống.

Chợ nổi xuất hiện và hoạt động tự phát trên những khúc sông rộng tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Chợ được hình thành do nhu cầu mua bán, trao đổi sản vật, nông sản, thực phẩm của những người nông dân làm vườn địa phương cùng với những người làm nghề buôn bán trên sông. Chợ nổi Người dân miền Tây chủ yếu sống dựa vào sông nước, nhờ vào hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên một lượng lớn ghe xuồng dễ dàng neo đậu và di chuyển khắp nơi trong vùng. Thương lái có thể len lỏi mọi ngóc ngách để thu mua nông sản, đặc sản. Từ đó mà hình thành nên rất nhiều chợ nổi: Cái Răng (Cần Thơ), Ngã Năm (Sóc Trăng), Ngã Bảy (Hậu Giang)… Mỗi khu chợ có những đặc điểm riêng nhưng đều là nơi biểu hiện rõ nhất nét sinh hoạt của người dân miền sông nước.

1. Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của sông Hậu, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Chợ được thành lập khi giao thông đường bộ vẫn còn thô sơ. Nhu cầu trao đổi các mặt hàng nông nghiệp và hàng hóa thiết yếu đã kết nối người dân địa phương với nhau qua thuyền bè trên sông.

Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng nhìn từ trên cao

chợ nổi miền Tây

Chợ nổi Cái Răng nhìn từ trên cao

chợ nổi Cái Răng

Một nhánh sông nhỏ ở chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch

chợ nổi miền Tây
chợ nổi Cái Răng

Các hoạt động giao thương mua bán ở chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng rất thu hút bởi nét văn hóa vùng sông nước địa phương đặc sắc, cùng sự tươi ngon của hàng hóa và ở sự chân thành, hồn hậu của người miền Tây. Không chỉ mang đậm hơi thở miền sông nước, Chợ nổi Cái Răng có hàng trăm ghe thuyền từ Cần Thơ và các tỉnh lân cận tụ hội mua bán hàng hóa rất tấp nập làm cho chợ nổi ngày thêm trù phú, sung túc.

chợ nổi miền Tây

Các hoạt động giao thương mua bán ở chợ nổi Cái Răng

chợ nổi miền Tây

Các hoạt động giao thương mua bán ở chợ nổi Cái Răng

Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ là nét sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Thương lái di chuyển tự do từ chợ nổi này đến chợ nổi khác, để mua bán và trao đổi nông sản. Từ đây, hàng hóa được đưa lên các chợ trên đất liền, sang lại cho các ghe, tàu nhỏ hoặc phân phối dọc theo các dòng kênh chằng chịt của vùng sông nước. Những chiếc xuồng bán hàng rong chạy luồn lách theo các mạn ghe, tàu. Những người dân chuyển hàng từ chiếc ghe này sang chiếc ghe khác một cách điêu luyện trên những chiếc ghe chòng chành bởi sóng nước, khung cảnh thật sinh động hấp dẫn.

chợ nổi miền Tây
chợ nổi Cái Răng

Các hoạt động du lịch và giao thương mua bán ở chợ nổi Cái Răng

2. Chợ nổi Ngã Năm

Chợ nổi Ngã Năm thuộc thị xã Ngã Năm, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 60 km là nơi thu hút du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống sông nước miền Tây. Chợ thường họp từ sáng sớm với hàng trăm ghe thuyền tụ họp, huyên náo cả bến sông. Những ngày giáp Tết, chợ Ngã Năm hầu như họp từ sáng đến tối khiến không khí càng tấp nập hơn. Càng gần đến tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng đông vui, náo nhiệt.

chợ nổi miền Tây

Cảnh buôn bán tấp nập

chợ nổi miền Tây

Chợ nổi Ngã Năm

Giữa một vùng sông nước bao la, tiếng mái chèo khua nước, lời mời gọi mua hàng, sắc hoa vạn thọ, hoa giấy trên những chiếc ghe xuồng… tạo nên quang cảnh vui tươi của một buổi sáng ngày cuối năm trên sông, với nhộn nhịp ghe xuồng ra vào mua bán Tết. Trong những ngày xuân, giữa không khí rộn ràng đón Tết chợ nổi Ngã Năm như khoác lên mình chiếc áo mới nhiều màu sắc. Nụ cười của người bán, kẻ mua mang không khí Tết về trên miền Tây thêm thân thương, dung dị.

Chợ nổi Ngã Năm

Đông vui như ngày Tết

chợ nổi miền Tây

Chợ nổi Ngã Năm

Theo thời gian, có nhiều chợ nổi đã không còn hoạt động, có chợ nổi thì bị du lịch hóa chỉ phục vụ du khách phương xa. Riêng chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn và thuần chất, chưa bị biến đổi do tác động của du lịch. Chợ nổi Ngã Năm là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nào trái nấy, hàng nông sản được xem là mặt hàng nổi bật nhất của chợ nổi Ngã Năm. Chợ nổi mang đậm nét đơn sơ, bình dị của nơi vùng quê sông nước. Vẻ chân chất mộc mạc ở trong cả cách buôn bán, cho đến lời mời gọi của người bán hàng. Nơi đây tập trung nhiều hàng hóa của nhiều vùng miền khác nhau, vừa là chợ vừa là nơi trung chuyển lúa gạo khắp đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Năm

Chợ nổi Ngã Năm

Người bán và người mua đều di chuyển bằng xuồng ghe, mọi giao dịch đều thực hiện trên sông. Cả khúc sông dài gần 1 km, ghe nào cũng có cây bẹo treo lủng lẳng phía trước, các ghe bán không thể rao hàng như trên chợ đất liền mà bằng vào sự quảng cáo thông minh của những cây bẹo chào hàng. Mỗi cây bẹo treo tượng trưng những món nông sản, bày ra trước mắt người khác những mặt hàng mà mình muốn bán. Ghe lớn, ghe nhỏ, xuồng năm lá, ba lá đi qua đi lại, tưng bừng buổi chợ tạo nên một bức tranh sống động, nhiều màu sắc.

chợ nổi miền Tây

Hàng hóa trên các con thuyền ở chợ nổi Ngã Năm

3. Chợ nổi Ngã Bảy (còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp)

Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang) – còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp mang nét duyên của cô gái miệt vườn sông nước với lịch sử hình thành hơn trăm năm, đã đi vào thơ, nhạc, làm say lòng người.

chợ nổi miền Tây

Chợ nổi ngã bảy – Phụng Hiệp

Chợ nổi ngã bảy

Chợ nổi ngã bảy – Phụng Hiệp

Chợ nằm ngay nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Dong. Từ sáng tinh mơ, ghe thuyền khắp nơi tụ về, cảnh buôn bán bắt đầu tấp nập. Giữa một vùng sông nước bao la hàng trăm ghe, thuyền chất đầy hàng hóa đi lại như mắc cửi, náo nhiệt cả khúc sông.

Chợ nổi ngã bảy

Không khí Tết trên chợ nổi

chợ nổi miền Tây

Chợ nổi ngã bảy – Phụng Hiệp, trên bến dưới thuyền

Cả phiên chợ là sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh và hương vị thiên nhiên. Một khu chợ tổng hợp với rất nhiều chủng loại hàng hóa phong phú đa dạng mang đặc trưng sắc màu cuộc sống Nam Bộ, không chỉ phục vụ cho người dân địa phương mà còn ra tận đất Bắc, hay đến với bạn bè khắp năm châu. Trên sông, người người buôn bán, mua hàng tấp nập còn 2 bên bờ sông là những làng nghề thủ công truyền thống. Do phương tiện giao thông đường bộ ngày càng phát triển nên chợ nổi không còn xôm tụ như trước nhưng chợ nổi Ngã Bảy vẫn được duy trì như một nét độc đáo riêng, không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là một điểm đến thú vị cho du khách.

chợ nổi miền Tây

Người chở Tết

chợ nổi miền Tây

Các hoạt động giao thương mua bán ở chợ nổi ngã bảy – Phụng Hiệp

Chợ nổi và hình thức kinh doanh ở chợ nổi là rất sáng tạo và năng động do có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác một cách nhanh chóng. Chợ nổi đang được duy trì và phát triển với những nét sinh hoạt hồn nhiên, độc đáo của vùng đồng bằng sông nước. Đồng thời mang theo nét duyên của miền quê thuần chất miệt vườn, dân dã mà cuốn hút.

*