Đặc sản nho rừng vùng Bảy Núi ở An Giang

42

Đặc sản nho rừng vùng Bảy Núi ở An Giang

Vùng Bảy Núi được biết đến là nơi bao gồm 7 ngọn núi trải dài rộng lớn trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Mặc dù có đến 37 ngọn núi ở khu vực 2 huyện này nhưng người dân xưa và nay vẫn thường gọi là vùng Bảy Núi. Với khung cảnh thiên nhiên yên bình, tiếng suối chảy róc rách làm nên một khung cảnh tuyệt vời như tiên cảnh, nơi đây chứa đựng nhiều loại trái rừng đặc biệt phải kể đến là nho rừng.

Ảnh: Báo An Giang.

Nho rừng có vẻ ngoài giống nho thường, nhưng kích thước nhỏ hơn một chút. Ảnh: Báo An Giang.

Dây nho rừng có sức sống rất mãnh liệt. Mùa khô trên núi chẳng có nước, nó co mình lại, rồi tới mùa mưa mới bắt đầu ra hoa kết trái. Mỗi chùm nho rừng có đến hàng trăm trái. Tuy không có người chăm sóc những vẫn rất tươi tốt. Nho có vị chua chua ngọt ngọt, vào mùa mưa nho thường không có lá, chỉ có những chùm nho mọng nước vắt vẻo trên dây đợi người đến hái.

Ảnh: Báo An Giang.

Ảnh: Báo An Giang.

Nho khi chưa chín sẽ có màu xanh xanh vàng vàng, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm đẹp mắt, nhiều người không biết sẽ ngỡ rằng loại nho rừng này là một loại trái rừng xa lạ, nhưng thực chất lại là một loại trái khá quen thuộc.

Ảnh: Báo An Giang.

Nho rừng khi còn non, chưa chín thường sẽ có vị chua rất khó ăn nhưng khi chín sẽ có vị ngọt ngọt chua chua ăn rất bắt miệng. Đặc biệt, nho rừng thường được ngâm rượu sẽ tăng thêm độ ngọt, thơm và được nhiều người yêu thích. Ngoài ra nho rừng còn được dùng để ép nước, uống nước cốt ban đầu thường sẽ rất gắt nên nhiều người sẽ cho thêm một ít nước để pha loãng hỗn hợp này.

Nho rừng có thể đem ngâm rượu, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Báo An Giang.

Mật nho rừng. Ảnh: Báo An Giang.

Theo iVIVU.com

Xem thêm bài viết:

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Gà “ăn mày” – Đặc sản lạ tai đầy cuốn hút của người miền Tây

Các món ăn miền Tây độc đáo được nấu từ trái bần