Chùa Tôn Thạnh – khắc họa nét đẹp cổ kính trăm năm

33

là ngôi chùa cổ nhất Long An với phong cách kiến trúc cổ kính, độc đáo. Ngôi chùa nổi tiếng này còn hiện hữu qua nhiều câu văn, câu thơ bất hữu trong các bài văn tế, được lưu danh sử sách nhiều đời nên được rất nhiều tín đồ phật tử và khách du lịch ghé thăm.

Không chỉ là một kiến trúc phật giáo đơn thuần, ngôi chùa có lịch sử hơn hai trăm năm này còn là nơi ra đời của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – một sáng tác xuất chúng mang ý nghĩa lịch sử muôn đời của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Cùng So Sánh Tour tìm hiểu về những thăng trầm lịch sử và nét đẹp độc đáo của trong bài viết dưới đây.

Chùa Tôn Thạnh

Chùa Tôn Thạnh là ngôi chùa lâu đời nhất ở Long An. @camnhanVietNam

Tìm hiểu về lịch sử chùa Tôn Thạnh

Dấu ấn Thiền sư Viên Ngộ

được xây dựng vào năm 1808, tọa lạc tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, cách trung tâm tỉnh Cần Giuộc chỉ khoảng 3km. Ban đầu ngôi chùa này có tên là Lan Nhã, sau một thời gian, chùa đổi tên mới là chùa Tông Thạnh. Mãi cho đến năm 1841, vì kỵ tên húy của vua Thiệu Trị là Miên Tông nên chùa đã đổi tên thành và tên này được giữ mãi cho đến hiện nay.

được xây dựng bởi Thiền sư Viên Ngộ và trong suốt thời gian tu đạo tại vùng đất Long An, Thiền sư Viên Ngộ đem đến rất nhiều điều an lành cho nơi đây, chính vì thế ngôi chùa này được rất nhiều người dân trong vùng yêu quý. Theo lịch sử ghi chép lại, năm 1820, trong vùng đất Long An phát bệnh đậu mùa và nhanh chóng lan rộng, có rất nhiều người dân bị bệnh không thể cứu chữa dẫn đến cái chết. Cảm thương trước đại nạn, Thiền sư Viên Ngộ đã lập đàn cầu kinh tiêu trừ tai ương, phát khởi mật nguyện chung thân tịnh cốc (không ăn suốt đời) để cầu nguyện cho đại dịch đậu mùa tiêu tan, cầu cho người dân quanh vùng được khỏe mạnh, bình an. Và sau đó lời cầu nguyện dường như linh ứng nhiệm màu khi dịch bệnh đầu mùa dần thuyên giảm và hết toàn toàn.

Đến năm 1846, Thiền sư Viên Ngộ quyết định tuyệt thủy rồi viên tịch vào ngày 18/2/1846. Để tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời sống vì dân, hy sinh thân mình để đem lại điều lành cho chúng sinh, người dân quanh vùng Long An quyết định xây tháp thờ tưởng nhớ Thiền sư Viên Ngộ trong khuôn viên . Chính vì vậy ngôi chùa này còn được gọi là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ.

chùa Tôn Thạnh mang dấu ấn cổ xưa

Chùa Tôn Thạnh lưu giữ nhiều dấu ấn cổ xưa từ những ngày mới xây dựng. @baolaodong

Nơi lưu trú của cụ Nguyễn Đình Chiểu

Ngôi chùa này không chỉ mang dấu ấn Phật giáo sâu sắc mà còn là nơi mang ý nghĩa lịch sử hào hùng. là nơi sinh sống của nhà thơ yêu nước trong thời kỳ chống Pháp – cụ Nguyễn Đình Chiểu. Theo sử liệu ghi chép lại, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã đến lưu trú tại chùa trong khoảng thời gian từ 1859 đến 1861. Bên ngoài cụ mở lớp dạy học cho người dân, bốc thuốc chữa bệnh, bên trong vẫn âm thầm làm nhiều bài thơ yêu nước, lãnh đạo nghĩa quân trong vùng và khích lệ bà con dân làng chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược.

Trong trận tập kích của nghĩa sĩ vào đồn lính Pháp ở Tây Dương, chợ Trường Bình, Cần Giuộc đêm rằm tháng 11 – 1861, dù đã gây ra cho Pháp nhiều thiệt hại nhưng về phía nghĩa binh cũng có 15 người anh dũng hy sinh. Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu xúc động trước tấm lòng vì nghĩa của người dân nên đã sáng tác bài thơ “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ngay tại để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này.

Tại ngôi chùa này, cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã sáng tác truyện thơ Lục Vân Tiên cùng với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là 2 tác phẩm nổi tiếng lưu vang sử sách cho đến ngày nay.

chùa Tôn Thạnh mang ý nghĩa lịch sử

Chùa Tôn Thạnh vừa mang nét đẹp tôn giáo vừa chứa đựng ý nghĩa lịch sử. @vnexpress

Năm 1997, được Bộ Văn hóa Thông Tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 27/11/1997.

Đến nay, với ý nghĩa mong muốn cho dòng dõi con cháu ngày sau đời đời hưng thịnh đã tồn tại hơn 200 năm, trải qua nhiều biến động lịch sử và trở thành ngôi chùa cổ nhất Long An.

Nghệ thuật kiến trúc độc đáo chùa Tôn Thạnh

Bên trong chùa Tôn Thạnh

“Rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng” – câu nói lưu truyền về kiến trúc chùa Tôn Thạnh. @tienphong

Nét đẹp rất mộc mạc, giản dị, mang trong mình sự cổ kính lắng đọng qua năm tháng. Chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ với các hoa văn được chạm khắc tinh xảo, nổi tiếng ở đất Gia Định xưa với câu miêu tả sống động “Rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng”.

Trong những áng văn bất hủ của cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng có đoạn viết: “ năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm/Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”

Trải qua hơn 200 năm lịch sử, đã được tu sửa lại và xây dựng thêm một số công trình mới, với tổng diện tích chùa hiện nay khoảng 2 ha, nhưng vẫn không làm mất đi những nét đẹp cổ xưa lắng đọng.

khuôn viên chùa Tôn Thạnh

Trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh có nhiều tượng phật lâu năm. @chonthieng

Con đường dài dẫn vào chùa phải đi qua cổng lớn đề tên “” được dựng vào năm 1960, dọc hai bên đường là những bóng cây cổ thụ xanh mát. Khi bước trên con đường dẫn vào chùa này, du khách sẽ cảm nhận được tâm hồn như bỏ trút hết mọi ồn ào của phố thị để bước chân vào chốn thanh tịnh.

Nếu quan sát chùa từ trên cao thì thấy tổng thể khuôn viên chùa gần giống chữ đinh, theo thứ tự từ trước ra sau bao gồm: Mặt tiền sân trước, Chính điện, Nhà giảng kinh, hành lang Đông, hành lang Tây với mái lợp ngói đỏ, tường xây gạch.

Khu vực chánh điện có diện tích khá không quá lớn nhưng lưu giữ nhiều hiện vật mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nghệ thuật lâu đời, thể hiện qua các cột kiểu tứ tượng ở chánh điện hay những tượng Phật được đúc từ đầu thế kỷ XIX và các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thiếp vàng nguy nghi.

Trong đó, bức tượng phật Địa Tạng VƯơng Bồ Tát cao 110cm được đúc bằng đồng là một trong những bức tượng mang ý nghĩa sâu sắc của . Tương truyền rằng, khi vừa đúc xong, người ta phát hiện phía sau bức tượng còn có một vết nứt nên Thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay cho vào nồi nấu đồng để bày tỏ lòng thành và sau đó bức tượng mới được hoàn thành với vẻ ngoài hoàn mỹ.

Kiến trúc chùa Tôn Thạnh

Chùa Tôn Thạnh có nét kiến trúc cổ xưa độc đáo. @dulichmientay

Trong khuôn viên chùa, phía bên trái chính điện có ba ngôi bảo tháp được xây dựng. Trong đó, hai tòa tháp liền kề nhau có dạng hình vuông cao khoảng 3m là của Hòa thượng Đạt Đồng và Tổ sư Tắc Thành. Kế tiếp là tòa tháp 3 tầng cao khoảng 4,5m được xây dựng vào năm 1846 để tưởng nhớ Thiền sư Viên Ngộ. Tòa tháp này có hình lục giác, chạm khắc dòng chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” nổi bật ở tầng trên.

Ở phía bên phải của khuôn viên chùa thì lưu giữ 2 tấm bia được xây dựng vào năm 1973 và 1997 để tưởng nhớ cụ Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ, thi sĩ yêu nước nổi tiếng.

Trong khung cảnh tĩnh lặng, đứng trước tấm bia ca ngợi công đức của cụ Nguyễn Đình Chiểu trong khuôn viên chùa, bồi hồi đọc lại những dòng chữ của Áng Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc bi hùng thuở trước, ta lại càng thấy tự hào và biết ơn bao anh hùng nghĩa sĩ đã hy sinh bảo vệ non sông.

dù trải qua hàng trăm năm lịch sử vẫn giữ được nét cổ kính, mang kiến trúc Phật giáo đặc trưng, thể hiện rõ nét qua hệ thống rường, cột, tứ tượng, các hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng. Trong chùa cũng lưu giữ rất nhiều pho tượng phật cổ quý hiếm có giá trị từ đầu thế kỷ XIX đến nay.

Văn bia tưởng nhớ cụ Nguyễn Đình Chiểu tại chùa Tôn Thạnh

Văn bia được xây dựng năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh để tưởng nhớ cụ Nguyễn Đình Chiểu. @baolongan

3. Cách đi đến chùa Tôn Thạnh

Hiện nay, tỉnh Long An chưa có sân bay trong vùng, nên cách đi đến thuận tiện nhất là bạn di chuyển đến Sài Gòn trước.

Nếu xuất phát từ các tỉnh thành xa như miền Bắc, Miền Trung, bạn nên săn vé máy bay đi Sài Gòn để tiết kiệm hơn cho chuyến đi.

Sau khi đáp cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, bạn có thể sử dụng dịch vụ đưa đón sân bay để di chuyển đến điểm đến tiếp theo.

Vì từ Hồ Chí Minh đi huyện Cần Giuộc chỉ khoảng 30km nên đi bằng xe khách hay xe máy đều thuận tiện. Nếu di chuyển bằng xe khách bạn có thể đón xe tại các bến xe miền Đông, bến xe miền Tây với giá vé dao động khoảng 100.000 – 140.000 vnđ/ người. Hoặc bạn cũng có thể thuê xe máy và di chuyển đến Long An. Giá thuê xe máy hiện nay tại Hồ Chí Minh chỉ khoảng 100.000 – 120.000 vnđ/xe/ngày.

Theo nhiều kinh nghiệm du lịch, vì chùa Tôn Thạch Long An cách khá gần Sài Gòn nên bạn có thể lựa chọn cư trú tại các khách sạn ở Hồ Chí Minh để thuận tiện hơn cho các điểm đến du lịch tiếp theo.

4. Lưu ý khi ghé thăm chùa Tôn Thạnh

Không khí trong thanh tịnh, trang nghiêm, chính vì thế khi đến đây tham quan, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

chùa Tôn Thạnh Long An

Không khí chùa trang nghiêm, thanh tịnh nên cần phải giữ im lặng khi ghé thăm. @baolaodong

Nếu có cơ hội ghé thăm – danh lam nổi tiếng của đất Gia Định xưa, đắm mình vào không gian thanh bình, lắng đọng, thắp nén tâm hương cửa Phật và tưởng nhớ những nhà chí sĩ yêu nước, bạn sẽ cảm thấy chuyến đi này đáng giá biết bao nhiêu. Hãy để So Sánh Tour đồng hành cùng bạn để chuyến đi thêm trọn vẹn. Đừng quên đặt sớm phòng khách sạn, vé vui chơi giải trí, combo du lịch trên ứng dụng So Sánh Tour để nhận về nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé.