Chùa Bút Tháp: Ngôi chùa linh thiêng đẹp bậc nhất Bắc Ninh

57

Bắc Ninh là nơi nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng lâu đời. Một trong số đó chắc chắn không thể không nhắc tới . Chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo sẽ là điểm đến lý tưởng nếu du khách muốn tìm về một chốn dung dị. Du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm du lịch tâm linh vô cùng ấn tượng tại ngôi chùa này!

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh – Nét kiến trúc độc đáo

Chùa nằm ngay khu vực ven sông Đuống, quanh chùa có dòng sông uốn lượn quanh co là khung cảnh vô cùng nên thơ. Chùa còn có tên khác là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được vẻ đẹp sơ khai lúc ban đầu.

Chùa Bút Tháp - Kiệt tác kiến trúc cổ ở Bắc Ninh

Chùa Bút Tháp – Kiệt tác kiến trúc cổ ở Bắc Ninh @Sưu tầm

là một ngôi chùa cổ với nét kiến trúc vô cùng độc đáo tại Bắc Ninh. Ninh Phúc tự được cho xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 thời Hậu Lê. Kiến trúc xây dựng của chùa theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.Tuy đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính. Đây cũng là một trong những di tích lịch sử Quốc Gia mà du khách nên ghé tới. Đặc biệt bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp là địa điểm tâm linh mà du khách chắc chắn không nên bỏ lỡ

Chùa Bút Tháp là địa điểm tâm linh mà du khách chắc chắn không nên bỏ lỡ @Sưu tầm

Kiến trúc xây dựng chính của chùa quay về hướng Nam. Theo đạo phật đây là hướng thể hiện trí tuệ. Chùa được xây dựng theo bày trí cân xứng chặt chẽ.

Khu trung tâm của tháp được xây dựng bao gồm 8 nếp nhà chạy song hành với một trục dọc theo mô hình đường thần đạo. Khu vực ngoài cùng tháp bút là Tam Quan, rồi đến Gác Chuông và các tòa thờ khác.

Bên trái của chùa là nơi thờ tự Chiết Tuyết và tháp đá Báo Nghiêm bao gồm 8 mặt và 5 tầng cao đến 13m. Dọc hai bên tòa Tiền Đường là hai nhà bia và hai dãy hành lang được xây dưng chạy dọc theo chiều dài của ngôi chùa.

Hướng dẫn di chuyển viếng thăm Chùa Bút Tháp

Du khách chắc chắn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tham dự lễ hội chùa Bút Tháp. Từ Hà Nội đến Bắc Ninh không quá xa nên bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Di chuyển bằng xe máy

Vì Bắc Ninh chỉ cách Hà Nội khoảng 40km do đó du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội đến chùa. Thường sẽ chỉ mất khoảng 1 giờ chạy xe là du khách đã có mặt để tham dự lễ hội chùa Bút Tháp.

Chùa Bút Tháp @Suutam

Chùa Bút Tháp @Suutam

Du khách có thể chạy xe từ khu Ngã Tư Sở đến Khuất Duy Tiến. Chạy lên cầu vượt theo hướng Linh Đàm và tiếp tục đi theo Quốc lộ 1B để tới địa phận Bắc Ninh. Sau đó tiếp tục đi theo tuyến quốc lộ 38 để đi qua cầu Hồ và di chuyển vào đường Thiên Đức khoảng 9km nữa là đến .

Di chuyển bằng xe bus

Ngoài cách di chuyển bằng xe máy, du khách có thể cân nhắc di chuyển bằng xe bus tới Bắc Ninh để có thể nghỉ ngơi trên xe bus. Tuy thời gian di chuyển bằng xe bus sẽ lâu hơn nhưng cũng đảm bảo an toàn hơn so với việc tự di chuyển bằng xe máy.

Từ Hà Nội du khách có thể bắt tuyến xe bus số 204 tại bến Lương Yên. Vì xe bus không có điểm dừng tại nên du khách có thể xuống ở khu vực chợ Keo và bắt xe ôm để tới chùa.

Di chuyển bằng máy bay

Đối với các du khách phương xa muốn ghé thăm lễ hội chùa Bút Tháp nên lựa chọn đặt vé máy bay đi Hà Nội. Từ sân bay Nội Bài tiếp tục di chuyển tới chùa bằng xe khách. Dưới đây là một số lịch trình chuyến bay du khách nên tham khảo:

Ngoài ra, khi di chuyển từ sân bay đến điểm du lịch bạn có thể sử dụng dịch vụ đưa đón sân bay vô cùng tiện lợi được cung cấp bởi So Sánh Tour.

Du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau để viếng thăm chùa @Sưu tầm

Du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau để viếng thăm chùa @Sưu tầm

Những địa điểm nên tham quan tại chùa Bút Tháp

Nếu có cơ hội được đến tham dự lễ hội chùa Bút Tháp, du khách nên dành thời gian tham quan một số địa điểm được đề xuất. Đảm bảo bạn sẽ có một chuyến du lịch tâm linh trọn vẹn.

Tượng phật Quan Âm

Tượng phật là 1 trong 4 bảo vật quốc gia được Nhà nước công nhận được đặt tại chùa. Ngoài tượng Phật Quan Âm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng: Bộ Tượng Phật Tam Thế, cùng Hương Án và tòa Cửu Phẩm Liên Hoa.Một trong những địa điểm được nhiều du khách đặc biệt quan tâm trong đó chính là tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Pho tượng này đã có tuổi đời rất lâu năm được xác nhận điêu khắc vào năm 1656.

Pho tượng phật Quan  m nghìn mắt nghìn tay cổ vật ở chùa Bút Tháp @Sưu tầm

Pho tượng phật Quan m nghìn mắt nghìn tay cổ vật ở chùa Bút Tháp @Sưu tầm

Tượng có bề ngang là 2.1m và chiều cao 3.7m, độ dày là 1.15m. Được gọi là tượng phật nghìn tay nghìn mắt bởi tượng Quan Âm có tất cả là 11 đầu với 952 cánh tay ngắn và 42 cánh tay dài. Đây thật sự là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất mang đậm ý nghĩa Phật Giáo.

Tháp Báo Nghiêm

Một địa điểm mà du khách nhất định phải ghé đến khi thăm đó là tháp Báo Nghiêm. Tháp được đặt nằm ngay bên trong khuôn viên của chùa. Đây chính là nơi thờ tự Hòa thượng Chuyết Chuyết.

Tháp Báo Nghiêm được tiến hành xây dựng từ năm 1647 thời vua Lê Chân Tông. Đây cũng là công trình được công nhận có tuổi đời lâu năm. Cửa chính của tháp cũng được xây dựng quay về hướng Nam với dòng chữ “Báo Nghiêm Tháp” ngay tại thân của công trình.

Tháp Bảo Nghiêm như một chiếc bút khổng lồ giữa bầu trời xanh

Tháp Bảo Nghiêm như một chiếc bút khổng lồ giữa bầu trời xanh @Sưu tầm

Tháp có kiến trúc tương đối độc đáo xây dựng nhỏ dần từ thấp đến cao. Nhìn từ trên cao trông tháp Báo Nghiêm như một chiếc bút khổng lồ giữa bầu trời xanh.