Chùa Bà Đanh – Có thực sự vắng vẻ?

54

là địa danh đã quá nổi tiếng với nhiều người, chắc hẳn chúng ta đã ít nhiều nghe đến câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” rồi phải không nào. Vậy ngôi chùa này có gì đặc biệt, liệu có vắng tanh như lời đồn? Hãy cùng So Sánh Tour ghé thăm tận nơi để tìm hiểu ngay và luôn nào.

Tìm hiểu về chùa Bà Đanh

(tên khác là Bảo Sơn Tự) tọa lạc tại thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 7, trên khu đất rộng khoảng 10ha. Ban đầu chùa có không gian rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông, chùa được mở rộng và xây dựng khang trang. Đến năm 1994, được Bộ Văn hoá – Thông tin (Bộ Văn Hoá – Thể Thao và Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

chùa Bà Đanh

Toàn cảnh chùa Bà Đanh.@dantri.com.vn

Đặc biệt từ năm 1946 đến 1950, chính là căn cứ quan trọng trong kháng chiến, là địa điểm tập luyện của nhiều du kích, bộ đội đóng quân và giữ vai trò rất quan trọng trong kháng chiến. Đến năm 2007, chùa Bà Đanh được Bộ VHTTDL đầu tư 20 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo chùa trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.

Nên đến chùa Bà Đanh vào thời gian nào?

Khí hậu Hà Nam giống với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thời tiết mùa hè nóng ẩm, trong khi mùa đông thì lạnh. Bạn có thể ghé thăm Hà Nam vào nhiều thời gian trong năm, vì mỗi mùa tại đây đều có vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên để tốt nhất thì bạn nên đến Hà Nam vào mùa xuân, tháng 2 hoặc tháng 3 do lúc này sẽ có rất nhiều lễ hội diễn ra. Đặc biệt Rằm tháng 4 là lễ Phật Đản nên rất phù hợp để ghé thăm các ngôi chùa. sẽ mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Bên cạnh đó, giá vé tham quan chùa sẽ là 30.000 VND/người nhé.

chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh có lịch sử rất lâu đời.@Phatgiao.org.vn

Di chuyển đến chùa Bà Đanh bằng cách nào?

cách thành phố Hà Nội chỉ 60km, đường đi rất dễ di chuyển nên bạn cứ yên tâm. Tại thành phố Hà Nội, bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô hoặc xe khách đến đến Hà Nam. Di chuyển theo QL1 từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú, đi thêm 10km theo QL21 đến cầu treo Cấm Sơn là đến chùa.

Hiện tại Hà Nam vẫn chưa có sân bay, thế nên các bạn ở xa nên đặt vé máy bay Hà Nội, sau đó tiếp tục di chuyển đến Hà Nam như cách trên. Hiện vé máy bay Sài Gòn Hà Nội từ 1.584.039 đ/người, vé máy bay Đà Nẵng Hà Nội từ 701.039 đ/người, vé máy bay Vinh Hà Nội từ 1.012.000 đ/người.

Chùa Bà Đanh thờ phụng những vị thần nào? Tại sao có tên Bà Đanh?

hiện nay thờ Tứ Pháp – tín ngưỡng Tứ Phủ dân gian quen thuộc và phổ biến tại các ngôi chùa miền Bắc Việt Nam, trong đó gồm: Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vân, Pháp Vũ. Đây là các vị Phật có nguồn gốc từ các nữ thần theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam là Mây, Mưa, Sấm và Chớp. Ngoài ra chùa còn có nhiều tượng Phật, Bồ tát, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và đặc biệt nhất là tượng Bà Chúa Đanh.

chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh thờ Tứ Pháp như nhiều ngôi chùa tại miền Bắc.@Sưu tầm

Về tên gọi Bà Đanh thì có nguồn gốc từ truyền thuyết địa phương, do chùa thờ nữ thần thiên nhiên mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà nên người dân quanh vùng gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau đó gọi tắt là như đến ngày nay.

Câu nói “Vắng như chùa Bà Đanh” xuất phát từ đâu?

Lý do ra đời của câu nói nổi tiếng này theo tìm hiểu là do vị trí khi xưa nằm xa khu dân cư, bao bọc xung quanh bởi rừng sông và lại có nhiều thú dữ nên rất khó khăn trong việc đi đến chùa. Lúc đó cách đến chùa an toàn nhất là đi bằng thuyền qua sông Đáy. Ngoài ra nhiều người còn nói rất linh thiêng, bất kỳ ai có lời nói hoặc thái độ không tốt khi đến chùa đều sẽ gặp chuyện không may, vì thế mà nhiều người đã hạn chế đến đây.

chùa Bà Đanh

Đã có nhiều lời giải thích cho câu nói “vắng như chùa Bà Đanh".@Sưu tầm

Khám phá kiến trúc chùa Bà Đanh

Đến với , các du khách sẽ được khám phá kiến trúc độc đáo với nhiều khu vực như Cổng tam quan, nhà Trung đường và nhà Thượng điền. Cổng Tam quan được xây dựng ba gian hai tầng, cao 5 bậc, tầng trên có 2 lớp mái ngói lam và lan can gỗ. Tầng trên được dùng làm gác chuông, còn ba gian dưới sử dụng chất liệu từ gỗ lim.

chùa Bà Đanh

Khu vực Cổng tam quan.@Sưu tầm

Khu Trung đường của có 5 gian liền với kề với Bài Đường, có bít 2 đầu và lợp ngói lam. Trước nhà Trung đường có dùng màn che, chấn song tiện gỗ chắc chắn. Phần trụ và tượng có kiểu dáng vuông góc, nhìn vào rất đẹp mắt và chắc chắn.

chùa Bà Đanh

Khu vực nhà Trung đường.@Sưu tầm

Còn với khu vực nhà Thượng điện sẽ có diện tích nhỏ, sử dụng chất liệu bằng gỗ lim để thiết kế 3 gian truyền thống. Tại Chánh điện có đặt tượng Bà Đanh ngồi trên cao với khuôn mặt phúc hậu và hiện từ. Trong chùa còn đang lưu giữ nhiều hiện vật cổ giá trị cao, ví dụ như chiếc chuông đồng ở trước sân.

chùa Bà Đanh

Khu nhà Thượng điện.@Sưu tầm

Không gian được trồng các loại cây xanh, cổ thụ to lớn với nhiều bóng mát. Dạo quanh chùa, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, mát mẻ và yên bình. Dễ dàng quên đi nhanh chóng các buồn phiền cuộc sống và có những giây phút thư giãn thoải mái.

Tham gia lễ hội tại chùa Bà Đanh

Nếu đi vào khoảng tháng 2 âm lịch, bạn còn có thể tham gia lễ hội Ngọc Sơn Kim Bảng Hà Nam. Lễ hội tổ chức nhằm thể hiện sự biết ơn và cảm ơn Đức Bà đã mang đến bình an, giúp mùa màng bội thu và phát triển. Lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương lẫn người dân địa phương ghé thăm. Đây chắc chắn sẽ là dịp không thể bỏ qua cho những bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về văn hoá truyền thống tại ngôi chùa nổi tiếng xứ Hà Nam này.

chùa Bà Đanh

Lễ hội diễn ra tại chùa Bà Đanh.@Sưu tầm

Qua những thông tin trên đây thì chắc hẳn đã giúp cho các bạn biết thêm về ngôi chùa nổi tiếng này rồi. Để có chuyến du lịch tốt nhất, hãy ghé qua So Sánh Tour để đặt ngay các tấm vé máy bay, khách sạn Hà Nam và nhiều tấm vé vui chơi Xperience hấp dẫn cho chuyến đi ngay nào.