Chinh phục Hải Vân Quan – “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

27

Xưa kia, vua Lê Thánh Tông khi đi vi hành qua Hải Vân Quan đã ban tặng nơi đây 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Chỉ ngần ấy thôi đủ để thôi thúc bước chân du khách đến với trong hành trình du lịch Huế – Đà Nẵng của mình. Nếu chưa có cơ hội đến đây, mời bạn cùng “team So Sánh Tour” khám phá di tích lịch sử này trong bài viết dưới đây nhé!

Hải Vân Quan – “yết hầu của vùng Thuận Quảng” trong quá khứ

Có nhiều thư tịch cổ đã ghi lại sự hiểm trở, vị trí chiến lược và tầm quan trọng của núi Hải Vân và Hải Vân quan. Xưa kia, nơi đây là một trong những cửa ải quan trọng nhất của nước ta, là điểm xung yếu trên con đường từ Thuận Hóa vào Quảng Nam. Các triều đại nhà Trần, Hồ, Lê, Mạc đều chú trọng đặt đồn phòng thủ và đặt binh canh giữ tại .

Hải Vân Quan

Hải Vân Quan sở hữu vị trí vô cùng trọng yếu @vinpearl.com

Khi triều Nguyễn thiết lập, Huế trở thành Kinh đô, đèo Hải Vân và núi Hải Vân càng trở nên quan trọng. Đây là “đài quan sát” bao quát được cả một vùng đất liền và biển cả, là nơi có thể khống chế cả con đường bộ duy nhất từ phía Nam ra Huế và cả con đường biển dưới chân núi. Chúa Nguyễn Hoàng xưa kia đã từng đánh giá ải Hải Vân giống như “yết hầu của vùng Thuận Quảng”.

Vào tháng Hai năm Bính Tuất (1826), vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây một cửa quan ở đỉnh đèo Hải Vân, trên độ cao 496m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã – Hải Vân. Trước cửa viết ba chữ “Hải Vân Quan”, hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Muốn vượt qua ải Hải Vân, cần đi qua hai lần cửa vòm cuốn xây bằng gạch vồ. Bên trên cửa là sân thượng có bậc thang lên xuống và tầm nhìn toàn cảnh quan sát bốn phía.

Hải Vân Quan – Điểm tham quan nổi tiếng trong hiện tại

Ngày nay, là di tích công trình phòng thủ nằm ở ranh giới hành chính giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế (thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Công trình phòng thủ đồng thời là công trình kiến trúc độc đáo này đã được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Không chỉ có giá trị to lớn về quân sự, lịch sử, Hải Vân Quan còn có vị trí “độc nhất vô nhị” thu hút sự tò mò của bất cứ ai khi có dịp ngang qua. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng, hấp dẫn mọi du khách khi đến với Đà Nẵng – Huế.

Hải Vân Quan

Một thoáng Hải Vân Quan @vinpearl.com

Cách di chuyển đến Hải Vân Quan

Khu di tích này mở cửa đón khách cả ngày và hoàn toàn miễn phí. Theo kinh nghiệm du lịch Huế, du khách có thể thuê xe máy ở thành phố Huế và di chuyển theo quốc lộ 49, rẽ phải ở Nguyễn Tất Thành vào quốc lộ 1A. Sau đó, bạn đi theo quốc lộ 1A – Lý Thánh Tông để đến đèo Hải Vân. Khi đến cầu Lăng Cô, bạn chỉ cần đi thêm 9km nữa là đến. Khi đi xe máy trên đèo Hải Vân, bạn cần lưu ý:

Hải Vân Quan

Du khách phượt xe máy đến đèo Hải Vân @dulichdanangcity.vn

Nếu là khách du lịch ở xa, bạn có thể đặt trước vé máy bay đi Huế hoặc vé máy bay đi Đà Nẵng trên ứng dụng So Sánh Tour. Đáp chuyến bay ở Huế hoặc Đà Nẵng, sau đó thuê xe máy và bắt đầu hành trình.

Có gì thú vị ở Hải Vân Quan?

Chiêm ngưỡng pháo đài quân sự xưa kia

Di tích quân sự nằm ở vị trí hiểm yếu này được xây dựng với 3 cửa:

Thời xưa, vua Minh Mạng đã biệt phái 2 đội ứng sai và 4 đội hữu sai chở 5 cỗ súng quá sơn bằng đồng, 200 ống phun lửa, 100 cây pháo thăng thiên và thuốc đạn lên trên công trình. Tuy nhiên đến nay, trải qua sự tàn phá của chiến tranh, thời gian và khí hậu, tường lũy, cửa quan đã bị hư hại khá nhiều. Hiện tại, du khách đến đây có thể tận mắt tham quan phần tháp canh và cổng quan rêu phong, cổ kính.

Hải Vân Quan

Di tích rêu phong cổ kính @vinpearl.com

Ngắm đèo Hải Vân ngoạn mục

Đèo Hải Vân sở hữu chiều dài 21km cùng với độ cao 500m so với mực nước biển. Tuy không phải con đường đèo cao nhất hay dài nhất của nước ta, nhưng đây vẫn luôn là cung đường đèo đặc biệt với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với non cao, biển thẳm không nơi nào có được. Nơi đây được du khách đánh giá là một trong những cung đường đèo mang lại nhiều cảm xúc nhất và khiến bao du khách phải “đứng hình” trước khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục nơi đây.

Hải Vân Quan

Đèo Hải Vân nhìn từ trên cao @lagunalangco.com

Không chỉ là ranh giới của hai tỉnh Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế, đèo Hải Vân còn là ranh giới tự nhiên của 2 miền khí hậu. Từ đầu bên này của con đèo có thể mây mưa giăng phủ nhưng đầu bên kia vẫn nắng ráo chói chang. Dường như chính sự thay đổi khí hậu bất ngờ này đã khiến nơi đây thêm phần thú vị, hối thúc bước chân du khách đến khám phá.

Check in đường thiên lý Bắc – Nam

Đến , du khách còn có cơ hội check in đường thiên lý Bắc – Nam – con đường bộ xuyên trục Bắc – Nam dài nhất của nước ta từ thời xa xưa. Tuy nhiên, con đường này chủ yếu dành cho quan lại, ít khi dân thường sử dụng nên còn gọi là đường cái quan (đường lớn của các quan). Mỗi khi biên cương được mở rộng về phương Nam, con đường thiên lý lại tiếp tục được nối dài. Điểm xuất phát của con đường từ Hữu Nghị quan ở Lạng Sơn, ngang qua Hà Nội, tới Huế, vào Sài Gòn rồi qua Tây Ninh sang cả Nam Vang (thủ đô Phnom Penh của Campuchia).

Ngắm biển Lăng Cô từ đèo Hải Vân

Dưới chân đèo Hải Vân là vịnh biển Lăng Cô (cách TP Huế khoảng 70km và cách TP Đà Nẵng hơn 30km). Vịnh Lăng Cô với một bên là biển, một bên là đầm phá và núi cũng là một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà không ai muốn bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn.

Hải Vân Quan

Vịnh biển Lăng Cô @kinhtedothi.vn

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã có thể hình dung rõ hơn về một nơi hoàn toàn xứng đáng với 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Chỉ cần đặt trước vé máy bay là bạn đã có thể tận mắt chứng kiến rồi!