Chiêm ngưỡng nét đẹp thiên nhiên thác Khuổi Nhi – Hồ Na Hang

38

Thả mình trong dòng nước mát lạnh dưới chân thác Khuổi Nhi kết hợp với thưởng lãm giây phút cuối ngày trên lòng hồ Na Hang là một trải nghiệm cực kỳ thú vị, tin mình đi sẽ nhớ lắm đấy.

Thác Khuổi Nhi nằm trên địa phận xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, nơi gắn liền với truyền thuyết đôi trai gái lạc mất nhau khiến cho cô gái hóa thành con thác. Thương thay cho số phận người con gái đó, chúng tôi quyết định lên thăm nàng vào một buổi chiều nắng rực rỡ.

Đến bến thủy Thượng Lâm khi đồng hồ đã chỉ hơn 14h00 chiều, chúng tôi quyết định lên hỏi thuê một chiếc thuyền to đẹp nhất còn sót lại tại bến – Thuyền Ngôn Phương kính chào quý khách.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Thuê thuyền tại bến thủy Thượng Lâm.

Chào đón chúng tôi là một bác tên Ngôn trông rất hiền lành và mang đậm khí chất của người Tày nơi đây. Qua năm ba câu chuyện chúng tôi biết mình đã chọn đúng người. Chiếc thuyền nhanh chóng xuất bến thẳng tiến vào trung tâm của hồ Na Hang.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Thuyền xuất bến.

Thuyền lướt nhẹ trên mặt nước đưa chúng tôi hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, những áp lực về cuộc sống xô bồ nơi phố thị chợt biến tan trong tích tắc. Chúng tôi ngồi tĩnh lặng trên thuyền, những đôi mắt long lanh chứa đựng một màu xanh của núi, của nước và không quên hít hà không khí trong lành căng tràn lồng ngực.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Màu xanh của núi và nước.

Chợt nhận ra nếu không có những bức ảnh kỷ niệm trong không gian tuyệt đẹp này thật là phí, các thanh niên chưa vợ bắt đầu tạo dáng theo phong cách tình thân mến thân và “Titanic style” là một trong số đó.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Chụp ảnh kỷ niệm trên mạn thuyền.

Ô kìa, thác Khuổi Nhi kia sao? Một ngọn thác lớn đang chảy xuống dưới hạ nguồn ở giữa 2 ngọn núi cao. Không lẽ đường đến với nàng Khuổi Nhi lại gian nan như vậy. Nhưng không, đó chỉ là một nàng thơ tình cờ gặp trên đường.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Thác trên đường đi.

Xa xa kia mới là nàng Khuổi Nhi đang đợi chúng tôi đến thăm. Thuyền từ từ vào bến, các thanh niên có tuổi nhanh chóng dời thuyền, vượt qua một đoạn dốc đầy đá thẳng tiến vào rừng xanh nhanh như một tia chớp.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Bến đỗ lên thăm thác Khuổi Nhi.

Vượt qua đoạn dốc đầu tiên chúng tôi đã nhìn thấy một thác nhỏ với biển chỉ dẫn thác Khuổi Nhi. Một nỗi thất vọng không hề nhẹ hiện ra trong tất cả các thành viên. Không lẽ bao nhiêu công sức chỉ dừng lại ở đây?

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Tầng dưới của Thác.

Nhưng không, đó chỉ là tầng dưới cùng của thác, đường lên vẫn còn, cái đẹp đang đợi ta ở phía trên. Chưa chịu khổ mà đã đã đòi được gặp người đẹp ư!!!

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Đường lên tầng tiếp theo.

Đoạn đường tiếp theo không hề khó, đi trong dòng suối mát lạnh dưới những tán cây rợp bóng mang lại cho chúng ta một cảm giác “phê như con tê tê”.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Lội suối.

Con thác Khuổi Nhi chia thành từng bậc, từng bậc như chiếc thang của đại ngàn. Những phiến đá to, hàng tảng xếp đều như ai đặt, chia dòng nước như những chiếc quạt giấy khổng lồ. Điểm đến tiếp theo chính là bậc thang thứ 2.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Bậc thang thứ 2 của thác.

Rất nhiều đoàn chọn dừng tại vị trí này vì cứ ngỡ đoạn đường phía trước còn quá dài và dốc. Tuy nhiên, thật tiếc cho những ai không tiếp tục bước về phía trước. Khu chính thác Khuổi Nhi chính là phần thưởng xứng đáng – nơi đẹp nhất của hành trình.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Thác chính Khuổi Nhi kia rồi.

Thác đổ nước từ trên cao xuống như mái tóc dài óng ả của bầu trời. Mái tóc ấy đặt chân xuống trần gian làm cho dòng nước có màu xanh như ngọc quanh năm mà còn phảng phất hương thơm dịu ngọt của núi rừng. Thả mình trong dòng nước mát lạnh dưới chân thác giúp chúng ta dễ dàng hòa mình với thiên nhiên.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Hòa mình vào thiên nhiên.

Còn nếu bạn tò mò muốn biết phía sau thác có gì nhưng không biết bơi thì cũng đừng lo lắng quá. Hãy thuê 1 chiếc áo phao và thuyền để chèo vào phía trong nhé. Hãy thử đi, đảm bảo nhớ cả đời đó.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Khám phá phía sau thác.

Còn nếu bạn chỉ muốn ngồi ngắm thác theo phong cách của riêng mình thì đừng ngần ngại đưa đôi chân trần của mình xuống nước. Bạn sẽ lần đầu tiên được thưởng thức “dịch vụ” massage chân bằng cá suối.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Massage chân bằng cá suối.

Ước nguyện thăm nàng Khuổi Nhi đã hoàn thành, chúng tôi quyết định quay trở lại thuyền để đón hoàng hôn. Thuyền lại xuất bến chầm chậm đưa chúng tôi quay trở lại lòng hồ. Xa xa là cột buộc trâu trời (Cọc Vài) linh thiêng, nghe nói ai cầu gì ở đây đều đạt được ý nguyện, 3 thanh niên đi cùng tôi chỉ cầu 1 điều duy nhất đó là tìm được một nửa của đời mình.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Cột buộc trâu trời.

Nắng vẫn rất gắt, mặt trời vẫn còn khá cao, chúng tôi quyết định đi lòng vòng để tìm vị trí đẹp ngắm hoàng hôn.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Lòng vòng quanh Cọc Vài.

Một dãy núi nhỏ hình ông Rùa đã thu hút chúng tôi. Quyết định chọn địa điểm này để đón nhận những phút cuối ngày.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Dãy núi hình ông Rùa.

Trong lúc chờ đợi, những bức ảnh từ vị trí thấp đến vị trí cao liên tiếp được ra đời. Tuy nhiên ấn tượng nhất với tôi là kiểu ảnh ngồi thiền trên hòn Cọc Vài.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Ngồi thiền trên Cọc Vài.

Cuối cùng, cái gì đến cũng đến, mặt trời dần dần khuất núi nhưng viễn cảnh về 1 hoàng hôn xịt đã hiện ra trước mắt. Những đám mây đen đáng ghét phía cuối chân trời dường như muốn gieo dắt cảm xúc buồn đến với chúng tôi. Nhưng chúng đã sai, chúng tôi vui vẻ đón nhận khoảnh khắc ấy và chụp những bức ảnh cuối cùng trước khi trở về với bản.

thác Khuổi Nhi - Hồ Na Hang

Thả hồn cùng phút hoàng hôn.

Thế đó, chúng tôi đã có một buổi chiều đáng nhớ khi có thể đến thăm “nàng Khuổi Nhi” xinh đẹp cũng như đắm chìm trong thời khắc hoàng hôn. Khi trở về với phố thị mỗi lần cần Refresh lại tâm hồn, có lẽ những kỷ niệm tại nơi đây sẽ đem lại những cảm xúc tích cực giúp chúng tôi vượt qua những áp lực của cuộc sống.

Còn bạn thì sao? Hãy đến với hồ Na Hang sớm nhất có thể để mang chút màu, chút không khí của thiên nhiên về với thành phố nhé.

Lịch trình tham khảo (2 ngày 1 đêm)

Ngày 0:

Từ Hà Nội các bạn bắt xe giường nằm Bảo Yến lên thị trấn Na Hang. Số điện thoại tổng đài: 0974095333. Từ thị trấn lên Thôn Nà Tông khoảng 30 km, các bạn có thể thuê xe máy hoặc bắt xe khách Sằm Sửu: 0971504456. Tối ở Homestay tại thôn Nà Tông.

Ngày 1:

Sáng ăn sáng tại homestay hoặc ra chợ xã Thượng Lâm. 8h00 xuất phát ra bến thuyền Thượng Lâm thuê thuyền đi du ngoạn lòng hồ Na Hang, thăm Cọc Vài, thủy điện Na Hang, hang Phia Vài. Trưa ăn trên thuyền (đặt luôn homestay chuẩn bị). Chiều đi thăm thác Khuổi Nhi và đón hoàng hôn trên lòng hồ. Tối có thể cắm trại tại bãi Cọc Cháy hoặc về homestay nghỉ.

Ngày 2:

Sáng dậy sớm ra bến Thượng Lâm lên thuyền ra hồ ngắm bình minh, nếu đi sớm thế này bạn phải liên hệ thuyền trước và chịu chấp nhận ăn mì tôm trên thuyền. Sau đó di chuyển qua núi Pác Tạ trước khi đến chân thác Nặm Me để chinh phục nó. Thời gian khoảng 5 – 6 tiếng cả đi và về. Cố gắng 13h00 về ăn trưa tại homestay (đặt trước). 14h00 lên xe khách xuống thị trấn Na Hang để bắt xe 15 giờ của Bảo Yến. Nếu không kịp bạn có 2 lựa chọn: đi xe Bảo Yến chuyến 21 giờ hoặc bắt xe khách Sằm Sửu xuất phát lúc 16 giờ để xuống thành phố Tuyên Quang rồi bắt xe về Hà Nội. 22h30 có mặt tại Hà Nội.

Homestay ở thôn Nà Tông

Cá nhân mình thấy Homestay Tài Ngào khá tuyệt vời. Ở đây các bạn đặt ăn uống luôn và chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ nếu có nhu cầu. Đoàn mình đặt 150.000 VND/người/bữa toàn món ngon đậm đà bản sắc dân tộc bản địa.

Thuê thuyền tại bến thủy Thượng Lâm

Bạn có thể nhờ các homestay gọi điện thuê thuyền giúp hoặc trực tiếp ra bến thủy Thượng Lâm để thương lượng giá. Giá thường tính theo ngày: 1,5 triệu/ngày các bạn có thể đi thoải mái cả ngày hoặc 0,8 – 1,0 triệu/ nửa ngày. Một số nhà thuyền:

Một số chú ý