Cận cảnh nơi an nghỉ của vị vua triều Nguyễn chỉ ở ngôi 3 ngày

53
An Lăng – nơi an nghỉ của vua Dục Đức – vị vua ở ngôi ngắn nhất và mất do bị bỏ đói của triều Nguyễn – đã mở cửa đón khách tham quan sau 6 năm trùng tu.
Cận cảnh nơi an nghỉ của vị vua triều Nguyễn chỉ ở ngôi 3 ngày - Ảnh 1.

Khu An Lăng – nơi an nghỉ của vua Dục Đức – đã mở cửa miễn phí đón khách tham quan sau 6 năm trùng tu – Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 1-8, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã mở cửa đón khách tham quan miễn phí cụm di tích An Lăng sau thời gian dài trùng tu trên đường Duy Tân, TP Huế.

An Lăng là nơi an nghỉ của vua Dục Đức và Từ Minh Huệ Hoàng Hậu. 

  • Cục Di sản văn hóa yêu cầu Quảng Nam báo cáo về trùng tu Chùa Cầu

Đây là nơi an nghỉ của vị vua đoản mệnh nhất triều Nguyễn khi chỉ ở ngôi được đúng 3 ngày và mất do bị bỏ đói trong ngục thất.

Sau khi con trai của vua Dục Đức là vua Thành Thái lên ngôi đã ra chiếu chỉ xây dựng lăng mộ vua cha vào năm 1899.

Đây là khu lăng mộ khá đặc biệt so với các lăng vua triều Nguyễn khi nằm ở khu vực hạ nguồn sông Hương và có diện tích khá khiêm tốn, chỉ khoảng 6ha.

Cận cảnh nơi an nghỉ của vị vua triều Nguyễn chỉ ở ngôi 3 ngày - Ảnh 3.

Cổng chính đi vào điện Long Ân ở An Lăng – Ảnh: NHẬT LINH

Khu lăng mộ được chia làm hai khu vực: khu vực lăng mộ và điện Long Ân – nơi diễn ra các hoạt động thờ phụng, nghi lễ giỗ chạp.

Nằm trong khu vực lăng là mộ phần của hai vị vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân. Sau thời gian bị Pháp bắt đi đày ở châu Phi, năm 1953 vua Thành Thái được trở về Huế thăm lại mộ phần tổ tiên. 

Đến năm 1954 vua qua đời và được đưa về An Lăng chôn cất cùng vua cha.

Còn vua Duy Tân mất năm 1945 trong một tai nạn máy bay ở Pháp. Đến năm 1987, di hài của vua được đưa từ Pháp về Việt Nam, an táng tại An Lăng cùng với cha (vua Thành Thái) và ông nội (vua Dục Đức).

Do biến động của thời gian và chiến tranh, An Lăng từng rơi vào cảnh xuống cấp nghiêm trọng. Khu vực An Lăng cũng bị người dân lấn chiếm, sinh sống hàng chục năm qua.

Cận cảnh nơi an nghỉ của vị vua triều Nguyễn chỉ ở ngôi 3 ngày - Ảnh 4.

Gian chính điện bên trong điện Long Ân thờ vua Dục Đức và Từ Minh Huệ Hoàng Hậu

Năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi công trùng tu khu di tích này với chi phí 40 tỉ đồng. Đến năm 2023 thì hoàn thành.

Tuy nhiên sau khi trùng tu, An Lăng chưa thể mở cửa để đón du khách tham quan do chưa có phương án thu vé, trưng bày hiện vật, thuyết minh về di tích… tại đây. 

Ông Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết trước mắt sẽ mở cửa đón du khách vào tham quan An Lăng miễn phí để đo lường lượng khách, kiểm tra hiệu quả thuyết minh di tích tại đây.

“Tại kỳ Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sắp tới, chúng tôi sẽ trình phương án thu vé tham quan An Lăng và sẽ thu vé sau khi được thông qua”, ông Trung nói.

Vua Dục Đức – vị vua đoản mệnh nhất triều Nguyễn

Theo cuốn Nguyễn Phúc Tộc Thế phả, vua Dục Đức (1853- 1884) có tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái (sau đổi thành Ưng Chân). Ông là con nuôi của vua Tự Đức và được chọn làm thế tử do vị vua này không có con ruột nối dõi ngai vị.

Khu vực an táng của vua Dục Đức và Tư Minh Huệ Hoàng Hậu ở An Lăng - Ảnh: NHẬT LINH

Khu vực an táng của vua Dục Đức và Tư Minh Huệ Hoàng Hậu ở An Lăng – Ảnh: NHẬT LINH

Vua Tự Đức sau khi nhận nuôi Ưng Ái đã cho xây dựng một căn nhà ở ngoài cửa Hiển Nhơn trong Kinh thành làm nơi để người con nuôi học hành, gọi là Dục Đức Đường.

Vua Dục Đức vốn không ham học hỏi, tính tình ham chơi, đam mê sắc dục nên hay bị vua cha quở mắng, cắt bổng lộc.

Năm 1883, vua Tự Đức đau nặng nên viết chiếu truyền ngôi cho Dục Đức. Trong chiếu chỉ có đoạn vua nói về những nét xấu của Dục Đức và có ý khuyên can cần phải thay đổi để trị nước.

Dục Đức đọc xong thì đề nghị với các phụ chính đại thần nên bỏ đoạn chê trách đó đi để “tránh bị lân bang xem thường”.

Tại buổi đọc chiếu truyền ngôi, vua Dục Đức bị hai phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường kết tội có tình sửa di chiếu, có tang mà mặc áo màu và ham mê chơi bời.

Hai đại thần sai lính bắt vua đưa về Dục Đức đường để quản thúc. Lúc này vua Dục Đức mới được truyền ngôi đúng 3 ngày và chưa có niên hiệu.

Sau đó vua Dục Đức được đưa về giam ở Thái Y viện, sau đó là ngục thất Phủ Thừa Thiên. Tại đây vua bị bỏ đói cho đến chết vào năm 1884, hưởng dương 32 tuổi.

Việc an táng vua cũng diễn ra sơ sài chỉ được chôn ở một hố trống xứ An Tây, An Cựu (nay là An Lăng).

Một số hình ảnh ở An Lăng sau thời gian dài trùng tu:

Án thờ vua Duy Tân bên trong điện Long Ân ở An Lăng - Ảnh: NHẬT LINH

Án thờ vua Duy Tân bên trong điện Long Ân ở An Lăng – Ảnh: NHẬT LINH

Án thờ vua Thành Thái bên trong điện Long Ân ở An Lăng - Ảnh: NHẬT LINH

Án thờ vua Thành Thái bên trong điện Long Ân ở An Lăng – Ảnh: NHẬT LINH

Hệ thống cột rường bên trong điện Long Ân được trang trí họa tiết theo lối "nhất thi nhất họa" độc đáo - Ảnh: NHẬT LINH

Hệ thống cột rường bên trong điện Long Ân được trang trí họa tiết theo lối “nhất thi nhất họa” độc đáo – Ảnh: NHẬT LINH

Công tam quan dẫn lối vào điện Long Ân - Ảnh: NHẬT LINH

Công tam quan dẫn lối vào điện Long Ân – Ảnh: NHẬT LINH

Bên trong khu vực an táng vua Dục Đức - Ảnh: NHẬT LINH

Bên trong khu vực an táng vua Dục Đức – Ảnh: NHẬT LINH

Mộ phần của vua Dục Đức - Ảnh: NHẬT LINH

Mộ phần của vua Dục Đức – Ảnh: NHẬT LINH