Cẩm nang hành hương Ấn Độ từ A đến Z – hành trang để về đất Phật

67

Ấn Độ được xem là “cái nôi” của Phật Giáo, nơi khởi nguồn của đạo Phật – một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Nơi đây còn lưu giữ nhiều thánh tích, di tích gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca và lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ. là hành trình mơ ước của mọi tín đồ Phật giáo, là cơ hội để tìm hiểu về quá trình tu tập, chứng đạo và hoằng hoá của Đức Phật.

Cùng khám phá hành trình hành hương về đất Phật Ấn Độ – cội nguồn của tín ngưỡng Phật giáo qua bài viết sau đây.

hành hương Ấn Độ

Hành hương Ấn Độ là hành trình mơ ước của mọi tín đồ Phật giáo @shutterstock

1. Đôi nét về các chuyến hành hương Ấn Độ

Du lịch hành hương là loại hình du lịch tôn giáo – tâm linh, người hành hương không chỉ đơn thuần đến tham quan các thánh tích mà còn vì mục đích thực hành tôn giáo. Ấn Độ là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo và tín ngưỡng lớn trên thế giới, trong đó có Phật Giáo. Với hàng loạt Phật tích và công trình tôn giáo, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm hành hương lớn nhất thế giới.

Ấn Độ thu hút du khách về hành hương

Đất Phật Ấn Độ đón hàng triệu lượt khách về hành hương mỗi năm. @parulpanthri

là hành trình về với những Phật tích thiêng liêng, là cơ hội để thể hiện lòng sùng kính, dâng lời cầu nguyện, bồi đắp tâm từ và “chữa lành” tâm hồn. Hàng năm, Ấn Độ đón hàng triệu lượt khách là Phật tử, nhà sư, người tu hành từ khắp nơi trên thế giới về hành hương, chiêm bái.

2. Thời điểm lý tưởng để đi hành hương ở Ấn Độ

Thời tiết ở Ấn Độ được chia thành 3 mùa, gồm mùa gió, mùa khô và mùa ẩm ướt. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện chuyến hành hương là từ tháng 11 – tháng 3 hàng năm. Lúc này, hầu hết các thành phố đều có thời tiết dễ chịu, thích hợp cho hoạt động tham quan Phật tích và lễ Phật.

Hành hương ở Ấn Độ

Từ tháng 11 đến tháng 3 là thời điểm lý tưởng để đi hành hương @shutterstock

3. Phương tiện và cách di chuyển đến Ấn Độ

Từ Việt Nam, du khách chỉ có thể đến Ấn Độ bằng đường hàng không. Vì chưa có đường bay thẳng nên chuyến bay sẽ quá cảnh tại 1 hoặc 2 địa điểm, thời gian bay phụ thuộc vào khoảng nghỉ ở điểm dừng. Điểm xuất phát là các thành phố lớn tại Việt Nam như Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng, điểm hạ cánh là sân bay Mumbai hoặc Delhi.

Vé máy bay đi Ấn Độ

Vé máy bay đi Ấn Độ chỉ có giá từ 6.000.000 VND/ chiều khi đặt qua So Sánh Tour @shutterstock

Bạn có thể đặt vé máy bay đi Ấn Độ giá tốt tại So Sánh Tour, chọn loại vé và thanh toán ngay trên ứng dụng. Ngoài đặt vé máy bay đi , du khách đừng quên chọn tính năng Thông báo giá vé (Price Alerts) để nhận thông tin các chặng bay phù hợp với nhu cầu.

4. Địa điểm lưu trú tại Ấn Độ

Ở Ấn Độ có đa dạng các loại hình nghỉ dưỡng, từ bình dân cho đến sang trọng. Tuỳ theo nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể chọn cho mình nơi ở phù hợp. Để thuận tiện cho việc di chuyển, bạn nên chọn các khách sạn gần với điểm hành hương.

khách sạn ở Ấn Độ

Ấn Độ có đa dạng loại hình lưu trú với nhiều mức giá khác nhau. @gangavatikaboutiquehotel

Nếu đi hành hương kết hợp với du lịch, bạn có thể chọn lưu trú tại các khách sạn ở New Delhi. Truy cập So Sánh Tour để tìm kiếm phòng khách sạn New Delhi giá tốt, đặt phòng và thanh toán thông qua ứng dụng.

5. Các điểm hành hương nổi tiếng tại Ấn Độ

“Tứ động tâm” là 4 khu thánh địa thiêng liêng, là điểm hành hương và chiêm bái nổi tiếng tại Ấn Độ. , du khách nhất định phải ghé thăm các toạ độ dưới đây.

Lumbini – Lâm Tỳ Ni

Lumbini là một trong 4 thánh địa lớn của Phật giáo, là điểm hành hương dành cho mọi tín đồ trên khắp thế giới. Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sanh, nằm ở vùng Rummindei, theo sử sách thì cách thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ) khoảng 12 dặm.

Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni

Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni gắn liền với câu chuyện Đức Phật đản sanh @shutterstock

Hiện nay, khu di tích này đã được khoanh vùng để bảo tồn và chống hư hại. Bên trong Vườn Ngự Uyển vẫn còn lưu giữ được khá nhiều di tích, gồm: Đền thờ hoàng hậu Maya Devi, bể Shakya, Tự biện Viharas và cột trụ vua A Dục được làm từ đá sa thạch.

Bodh Gaya – Bồ Đề Đạo Tràng

Bodh Gaya – Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Đức Phật thành đạo, là thánh địa Phật Giáo nổi tiếng tại Ấn Độ. Đây là nơi Đức Phật đã toạ thiền dưới tàng cây pippala suốt 49 ngày đêm. Sau sự kiện đó, địa danh này trở thành Bồ Đề Đạo Tràng, cây pippala cổ thụ được đặt tên là Bồ Đề với ý nghĩa là “giác ngộ”.

Bodh Gaya – Bồ Đề Đạo Tràng

Cây bồ đề thiêng – nơi Đức Phật tọa thiền và thành đạo @shutterstock

Có thể nói, Bồ Đề Đạo Tràng chính là cái nôi của lịch sử Phật Giáo, là điểm đến mơ ước của mọi tín đồ trong chuyến . Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toà cỏ Đức Phật ngồi thiền, cây Bồ Đề tán lá xum xuê, những bia tháp và cột đá lớn nhỏ do các vị du tăng cúng dường. Ngoài ra, đến Bodh Gaya, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền chùa khác như Đền Mahabodhi hay Việt Nam Phật Quốc Tự Do.

Sarnath – Vườn Lộc Uyển

Thánh địa Sarnath còn có tên gọi khác là thánh địa Isipatana, là nơi Đức Phật khai giảng bài pháp đầu tiên. Nội dung bài pháp nói về khổ đau của kiếp người và phương cách để hoá giải những nỗi thống khổ đó. Sự kiện này được gọi là Chuyển Pháp Luân, tức Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên để đánh dấu kỷ nguyên huy hoàng, rực rỡ của Phật Giáo.

Thánh địa Sarnath

Thánh địa Sarnath hiện là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo quan trọng @shutterstock

Sau hơn 1.500 năm kể từ ngày Phật nhập diệt và mùa an cư kết hạ đầu tiên, Sarnath đã trở thành trung tâm của các chuyến hành hương và các hoạt động tôn giáo lớn. Đến đây, ngoài việc chiêm bái và lễ Phật, du khách có thể dạo sông Hằng bằng thuyền để xem bãi hoả thiêu, ngắm mặt trời mọc và tham gia nghi thức tắm gội.

Kushinagar – Câu Thi Na

, bạn nhất định phải ghé thăm Kushinagar – nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn. Cũng như các điểm hành hương khác ở Ấn Độ, đây là thánh địa quan trọng để các Phật tử và nhà sư đến chiêm bái, đảnh lễ.

Đi hành hương ở Ấn Độ

Phật tử chiêm bái trước bức tượng Phật nhập niết bàn dài hơn 6 m @shutterstock

Trên đường đi, du khách còn có thể vào tham quan các điểm hành hương nổi tiếng như Đền Mahaparinirvana – nơi đặt bức tượng Phật nhập niết bàn dài 6 m và Tháp Ramabhar – toà tháp làm lễ hoả táng Đức Phật.

Thành phố Shravasti

Shravasti là một thành phố cổ, tồn tại từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế. Sau thời gian giác ngộ, Đức Phật đã dành phần lớn thời gian ở đây. Bên cạnh đó, thành phố Shravasti còn là nơi xảy ra phép lạ Song thân – Đức Phật phát ra ngọn lửa từ phần trên và nước từ phần dưới cơ thể.

Thành phố Shravasti

Thành phố cổ Shravasti là nơi xảy ra phép lạ Song thân của Đức Phật @shutterstock

Tu viện Key Monastery

Tu viện Key Monastery cũng là một điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến . Tu viện nằm tại thung lũng Spiti, ở độ cao 13.000 feet, là trung tâm Phật giáo Tây Tạng quan trọng. Các vị Lạt Ma cũng được học tập và đào tạo tại đây. Ngôi tu viện này sở hữu kiến trúc tuyệt đẹp với những tác phẩm tranh tường và tượng Phật quý giá.

Tu viện Key Monastery

Tu viện Key Monastery sở hữu kiến trúc vô cùng độc đáo @shutterstock

Viện bảo tàng Quốc gia New Delhi

Viện bảo tàng Quốc gia New Delhi là nơi trưng bày 200.000 hiện vật, trải dài suốt 5.000 năm di sản văn hoá của Ấn Độ. Khu vực quan trọng nhất trong viện bảo tàng là phòng trưng bày Xá Lợi của Đức Phật. Xa Lợi được khai quật từ làng Piprahwa, không chỉ là quốc bảo mà còn là bảo vật quý giá của nhân loại. Khách hành hương và các phái đoàn quốc tế vẫn thường đến bảo tàng để thiền hành, chiêm bái, niệm Phật và tĩnh tâm.

Viện bảo tàng Quốc gia New Delhi

Viện bảo tàng Quốc gia New Delhi hiện đang trưng bày hơn 5.000 hiện vật quý @shutterstock

6. Ăn uống trong chuyến hành hương Ấn Độ

Đồ chay ở Ấn Độ thường là các món rau xào, luộc và cà ri sữa dê. Các món ăn ở đây có hương vị đặc trưng do sử dụng gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Vì rất hiếm quán ăn Việt nên du khách đi hành hương có thể mang theo các loại thức ăn khô như: mì gói, chà bông, muối sả, rong biển trộn mè, nước tương… Một lưu ý nhỏ là du khách nên hạn chế mua các món ăn vặt được bày bán ở dọc đường.

Món cà ri chay Ấn Độ

Món cà ri chay Ấn Độ được nấu từ sữa dê và các loại rau củ @shutterstock

7. Vấn đề thanh toán

Đơn vị tiền tệ của Ấn Độ là đồng Rupees (INR), 100 INR tương ứng với khoảng 29.000 VND. Ở các vùng thánh tích không chấp nhận thanh toán bằng Master Card và Traveller Cheque, do đó khách phải đổi tiền trước khi đi. Để thuận tiện cho việc chi dùng, du khách nên đổi đồng 50 và 100 Rupees, bạn có thể nhờ tour guide địa phương đổi tiền giúp.

8. Nên mua gì khi đi hành hương?

Trong chuyến hành hương mùa xuân, bạn có thể mua các món quà nhỏ như túi vải hay tràng hạt để làm kỷ niệm. Tràng hạt được bày bán bên ngoài Bồ Đề Đạo Tràng thường được làm từ gỗ trầm thơm, giá từ 100 – 300 Rupees/ chiếc (~ 29.000 – 86.000 VND). Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn nên nhờ các sư cô, sư thầy và tour guide chọn giúp.

Du khách đến Ấn Độ hành hương

Du khách đến Ấn Độ hành hương có thể chọn tràng hạt làm quà @shutterstock

9. Kinh nghiệm hành hương Ấn Độ – Những vấn đề cần lưu ý

Du lịch hành hương không giống với các chuyến du lịch thông thường. Để hành trình suôn sẻ và trọn vẹn, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

là hành trình đáng nhớ và mang nhiều ý nghĩa đối với các tín đồ Phật giáo. Hy vọng rằng những thông tin có trong bài viết trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho các chuyến hành hương sắp tới của mình.

Đừng quên đặt vé máy bay và phòng khách sạn sớm để nhận ưu đãi từ các chương trình khuyến mãi trên So Sánh Tour khi đặt vé máy bay và phòng khách sạn, tour du lịch, truy cập ngay vào ứng dụng để biết thêm thông tin chi tiết!