Ẩm thực Gia Lai – Nguồn cảm hứng của núi rừng Tây Nguyên

53

Ẩm thực Gia Lai – Nguồn cảm hứng của núi rừng Tây Nguyên

1. Phở khô Gia Lai

Nhắc đến ẩm thực Gia Lai mà bỏ qua món phở khô thì quả thật đáng tiếc lắm đấy nha. Sợi phở khô được làm từ bột gạo, ăn vào dai dai như hủ tiếu cùng một bát nước dùng thơm ngon, phải được ninh kĩ với xương để có độ thơm và ngọt, trong nước lèo không thể thiếu thịt bò, gân bò, thịt gà, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn loại thịt trong nước lèo.

Ảnh: Tạ Ngọc Điệp

Phở khô Gia Lai thường sẽ ăn cùng bánh phở, thịt gà xé, thịt bằm, xà lách, quế. Ăn kèm với món này không thể thiếu đó chính là sốt gia truyền của từng quán hoặc có thể ăn cùng với tương đen, tương ớt sẽ khiến món ăn trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.

2. Bò một nắng

Bò một nắng là một trong số những món ăn không thể nào bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất này. Bò Gia Lai được nuôi và chăn thả tự do trên các cánh rừng, chính vì thế mà thịt bò ở đây rất dai ngọt và thơm ngon. Bò sau khi mổ sẽ được chọn những miếng thịt thăn, miếng thịt bắp tươi ngon nhất để chế biến món thịt bò khô một nắng. Thịt bò rửa sạch, thái thành những lát hình chữ nhật, được đem ướp với ớt xay, hành, nước mắm, muối… trong vòng 15 phút để thịt ngấm đều gia vị sau đó đem đi phơi nắng.

Ảnh minh họa

Khi mang ra sử dụng bạn phải nướng thịt bò trên than hồng cho thật dậy hương. Thịt khi chín có mùi thơm mà chỉ ngửi thôi cũng đủ thấy thèm. Ăn kèm với món này là rau thơm và nước tương thêm chút ớt sẽ khiến món ăn thơm ngon hơn bao giờ hết.

3. Bún mắm cua

Bún mắm cua mang lại một hương vị mới cho ẩm thực với nước dùng đậm vị mắm và cua. Cua đồng sau khi làm sạch, bỏ mai thì đem đi xay nhuyễn và lọc lấy nước. Phần nước này tiếp đó sẽ được ủ lên men trong vòng 1 ngày 1 đêm rồi đem đi nấu cùng măng và trứng vịt luộc.

Một tô bún mắm cua sẽ có bún, ít tóp mỡ, hành phi, đậu phộng và chan lên nước dùng nóng hổi có măng, trứng vịt. Món ăn này sẽ ngon miệng hơn nếu được ăn cùng với một ít rau sống giúp cho vị món ăn trở nên hòa quyện và thơm ngon hơn.

Ảnh minh họa: Vietnamnet

4. Lẩu lá rau rừng

Lẩu lá rau rừng là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất Gia Lai. Với vùng đất xung quanh là rừng núi nên việc xuất hiện nhiều loại rau rừng là điều rất bình thường, vì thế người dân nơi đây đã cho ra một món ăn gây “nghiện” cho thực khách khi thưởng thức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lá rừng phải được hái và chọn lựa kĩ lưỡng, tươi ngon không có độc tố và không phản ứng gây độc lẫn nhau. Không phải ai cũng có thể có kinh nghiệm lấy lá rừng mà đó là cả một nghệ thuật của người xưa để lại. Nồi nước lẩu béo ngọt của thịt hầm, ăn rau rừng kết hợp nem chua rán, thịt nướng… đúng là ngon hết xẩy!

5. Bún mắm nêm

Sự hòa quyện của các loại gia vị sẽ làm nên một hương vị đặc trưng của món ăn. Loại gia vị ăn kèm với bún mang theo tên của bún đó chính là mắm nêm.

Ảnh minh họa

Khi ăn cùng bún, mắm nên sẽ được cho thêm chanh tỏi ớt, để giảm bớt đi độ mặn của mắm và dậy lên mùi thơm cho món bún mắn nêm. Một tô bún sẽ được ăn kèm cùng chả, giò, thịt ba chỉ, trứng cuộn, hành phi… và một số loại rau ăn kèm như giá, xà lách, dưa leo… Trộn đều tất cả các gia vị và rau thơm cho vào tô bún cùng mắm nêm. Bạn sẽ cảm nhận được mùi ngậy ngậy béo của thịt, hương thơm nồng của cá, mùi thanh thanh của các vị rau…

6. Cơm lam và gà sa lửa

Cơm lam ăn cùng gà sa lửa là một trong những món ăn khiến thực khách phải trầm trồ khen ngợi. Cơm được nấu từ gạo nếp nương, đem lụi vào phần tro của than hồng cho đến khi ống lam chuyển sang màu vàng úa, tỏa ra mùi thơm.

Ảnh minh họa: sgtiepthi

Gà được chọn phải là loại gà to, chắc thịt, nặng gần 1kg được làm sạch muối với các gia vị đầy đủ, sau đó là được kẹp trên thanh tre để nướng lên tạo nên một mùi thơm quyến rũ, đầy hấp dẫn. Thịt sau khi nướng xong vẫn còn độ ẩm và ngọt chắc, chấm muối é và ăn cùng một miếng cơm lam thì còn gì bằng.

 7. Muối kiến vàng

Muối kiến vàng là một trong những món ăn khiến thực khách phải bất ngờ vì nó vô cùng độc đáo và có “1-0-2”. Kiến sẽ được rang trên chảo nóng, loại bỏ bụi bẩn rồi rang cùng muối hột, ớt để tạo nên thành phẩm cuối cùng. Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, muối kiến vàng còn mang hương vị khá độc đáo, phù hợp làm gia vị chấm cho bò một nắng, gà nướng, hoặc trộn gỏi nộm cũng cực kỳ bắt miệng.

Ảnh minh họa: truyenhinhdulich

8. Măng chua rừng

Ở Gia Lai nổi tiếng với món măng rừng huyền thoại, vào mùa mưa măng rừng xuất hiện khá nhiều nên được người dân hái về rửa sạch, thái mỏng được đem ngâm cùng với ớt cay, tỏi, gừng, muối, 1 chút đường. Đợi đến khi măng chua có độ ngon vừa ăn thì đem ra sử dụng. Khi ăn măng đã ngấm vị vừa, có vị chua chua dôn dốt của măng, giòn, vị the the cay nơi đầu lưỡi của ớt, thơm thơm của gừng.

Ảnh minh họa: sanphamdacsan

9. Rượu Cần

Ảnh minh họa: baogialai

Rượu cần là một đặc sản không chỉ của Gia Lai mà còn của Tây Nguyên, rượu cần trở thành một thức uống nổi tiếng. Rượu sẽ được ủ, nấu bằng thứ gạo nếp trên nương to, tròn, mọng hạt và rất thơm. Rượu có mùi thơm, mới ngửi qua đã thấy say, rượu cần được để trong các vò sành, sứ. Khi uống không rót ra chén như các loại rượu khác mà uống bằng ống mây. Một vò rượu được bê ra sẽ có rất nhiều cần để trong đó, nhiều người sẽ uống chung một vò.

10. Nấm linh chi

Nấm linh chi từ lâu đã là một món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Chúng được hái tự nhiên từ những cánh rừng nguyên sinh, nấm linh chi vẫn giữ nguyên được vẻ tươi ngon không chứa độc tố. Loại thảo mộc thiên nhiên không có tác dụng phụ, nó không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn có thể tăng sức đề kháng hệ miễn dịch cho con người.

Thu hoạch nấm linh chi đỏ. Ảnh: Trần Hiền.

iVIVU.com gợi ý một số khách sạn Gia Lai giá tốt:

Khách sạn Khánh Linh Gia Lai

Khách sạn Boston

Khách sạn Mekong Gia Lai