A Lưới, vùng cao xứ Huế có gì mà “gây thương nhớ”?

29

Nhắc đến Huế, mọi người thường nghĩ ngay tới Đại nội Kinh Thành Huế, lăng tẩm đền đài, tới cầu Tràng Tiền, sông Hương núi Ngự nên thơ, chùa Thiên Mụ cổ kính, Phá Tam Giang bình yên,… mà ít ai để ý tới vùng cao của xứ Huế, nơi mang tên A Lưới. Người ta cứ hay ví, A Lưới là Đà Lạt thứ hai, là Tây Bắc của Huế,… nhưng nếu đi rồi, bạn sẽ thấy: Đây là A Lưới, nơi mang vẻ đẹp riêng biệt, sắc màu đặc trưng riêng.

Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, A Lưới là huyện miền núi trong khu vực của dãy Trường Sơn Bắc, nằm ở độ cao 600 – 800m so với mực nước biển. Ở địa hình này, A Lưới mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Thời tiết nơi đây quanh năm mát mẻ, dễ chịu, không khí thì trong lành. A Lưới là nơi sinh sống của các bà con dân tộc thiểu số sinh sống như Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều,…

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Tọa độ cây cổ thụ được mọi người check-in

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Vẻ đẹp hoang sơ của A Lưới

Hướng dẫn di chuyển tới A Lưới

Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi đường Điện Biên Phủ – Lê Ngô Cát – Minh Mạng qua Quốc Lộ AH1, đi qua Cầu Tuần, tiếp tục đi thẳng đường sẽ tới. Tuy nhiên, quãng đường có những cung đèo khúc khuỷu, uốn lượn thử thách tay lái của người lữ khách như đèo A Co huyền thoại – một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Đường hiểm trở nhưng bù lại, khung cảnh trên đèo đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Dọc đường đi, bạn cũng đừng quên dừng chân ở cầu Mỏ Quạ để ngắm nhìn dòng suối nhỏ trong vắt bình yên hay thi thoảng chậm lại để ngắm nhìn màu xanh của núi non trùng điệp, những rặng trúc mọc san sát, vươn thẳng lên bầu trời xanh, dòng suối nhỏ như sợi chỉ giữa lòng thung lũng,…

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

A Lưới một ngày nắng

Vậy khi đến A Lưới, đi đâu?

1. Suối Pâr Le

Địa điểm đầu tiên trong hành trình khám phá A Lưới của mình là suối Pâr Le nằm ở xã Hồng Hạ. Ghé suối vào mùa hè, chúng mình được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh của Pâr Le: dòng suối nước trong veo, những tảng đá to đủ hình thù, sắc thái, cánh rừng nguyên sinh xanh mát, những cái cây đứng chênh vênh nơi sườn núi,… Điểm đặc biệt của con suối này là kể cả vào mùa mưa, nước ở đây không bị đục mà vẫn trong.

: Ngồi ngắm nhìn khung cảnh đẹp như chốn thần tiên, xếp những hòn đá cuội đủ màu sắc bên bờ suối, đi chân trần cảm nhận sự mát lạnh của dòng nước, đi bộ giữa rừng,…

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Ngôi nhà tre nứa nằm bên bờ suối

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Khung cảnh như chốn thần tiên

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Con suối chưa khai thác du lịch nên còn rất hoang sơ

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Cây cối mọc um tùm quanh suối

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Nghỉ chân bên suối, ngắm cảnh núi non

2. Cầu treo Pi Lung

Thực chất đây là cầu treo dân sinh Pi Lung, xã A Roàng, bạn có thể ghé đây tham quan và check-in nhé. Cây cầu treo vững chãi nằm giữa màu xanh của rừng cây, dãy núi, ấy thế mà cũng đủ tạo thành một background “lên hình” đẹp. Nhìn từ xa, cầu treo mảnh dẻ, như sợi dây nối hai đầu cầu.

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Cây cầu treo khi nhìn từ phía xa

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Cầu nằm giữa núi rừng

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Khung cảnh bình yên trong làng

3. Thác A Nôr

Nằm cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 5km, thuộc địa phận làng Việt Tiến, xã Hồng Kim, thác A Nôr là một điểm đã được khai thác du lịch nhưng vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ, lãng mạn. Tọa độ nằm sâu trong Trường Sơn đại ngàn này bao gồm 3 thác, một thác cao 8m, một thác 60m, một thác 120m. Phía dưới chân thác là một hồ nước rộng, trong xanh. Có người gọi A Nôr như mái tóc mây trữ tình của các cô gái miền sơn cước. Lối vào thác hai bên là màu xanh của cây cối, hoa dại, của hoa đỗ quyên mọc trên vách đá, thi thoảng bạn sẽ bắt gặp những tảng đá phủ đầy rêu phong. Thời điểm khám phá thác A Nôr: từ tháng 2 tới tháng 8, lúc này thời tiết khô, nắng ráo.

đi bộ vào thác để chiêm ngưỡng cảnh sắc dọc đường, ngồi lắng nghe tiếng thác chảy, ngắm nhìn dòng thác đổ từ trên cao xuống, tung bọt trắng xóa, cắm trại ở thác (ở đây có nhiều tảng đá bằng phẳng, có thể ngoài thoải mái), tắm suối,…

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Đường vào thác

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Địa điểm đã được khai thác du lịch

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Con thác tung bọt trắng xóa

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Check-in bên thác

4. Rừng thông

Điểm đến cuối cùng ở A Lưới mà chúng mình ghé là rừng thông, nằm ngay trung tâm huyện A Lưới (khu vực quảng trường huyện). Điểm đặc biệt của tọa độ này chắc hẳn là ở những con đường mòn nằm giữa màu xanh ngút ngàn của những rặng thông. Thời điểm đẹp nhất trong ngày để tham quan rừng thông là khi trời có nắng. Còn gì bằng khi được ngắm nhìn ánh nắng vàng ươm xuyên qua những tán thông, chiếu rọi xuống mặt đất thành những hình khối khác nhau.

: thong dong tản bộ trong rừng, ngắm màu hoa sim tím dọc lối lên rừng, ngồi nghỉ chân uống nước ở quán cà phê trên đồi, lắng nghe tiếng thông reo giữa vùng rẻo cao,…

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Rừng thông A Lưới

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Dạo chơi trong rừng

go-and-share-kham-pha-a-luoi-hue

Cơn mưa bóng mây ngang qua

Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn có thể tham quan các địa điểm khác ở A Lưới như: