Cẩm nang du lịch Sơn La từ A đến Z 2024

50

Tổng quan du lịch Sơn La

Vẻ đẹp thơ mộng của Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, nơi có cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La. Cách Hà Nội khoảng 310km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào. Sơn La có 3 cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Du lịch Sơn La gây ấn tượng với thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.

Thời điểm lý tưởng để du lịch Sơn La

Nằm ở độ cao khoảng 600 – 700m so với mặt nước biển. Sơn La có mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm. Mùa khô tại Sơn La bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Tùy vào trải nghiệm du khách có thể lựa chọn thời điểm du lịch Sơn La trong năm:

Mùa hoa Mận (Tháng 1-2)

Đây là lúc hoa mận nở rộ, phủ trắng các thung lũng và triền núi. Thời tiết se se lạnh cùng khung cảnh thơ mộng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm thú vị.

Hoa mận nở trắng ngần

Mùa hoa Ban (Tháng 3-4)

Tháng 3 tháng 4 là mùa hoa ban. Đây là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Đến Sơn La vào mùa này du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên được bao phủ bởi sắc hồng nhạt và trắng của hoa ban.

Sắc màu hoa ban. Ảnh: laodong.vn

Mùa mưa (Tháng 5-9)

Tháng 5 đến tháng 9 là mùa mưa tại Sơn La. Hãy cẩn thận nếu đi du lịch vào thời điểm này trong năm.

Mùa thu (Tháng 10-11)

Thời tiết mùa thu khá dễ chịu và thơ mộng. Thời tiết không quá lạnh cũng không quá nóng, là thời điểm thích hợp cho những hoạt động ngoài trời.

Mùa hoa Cải Trắng (Tháng 11-12)

Nếu bạn thích loài hoa cải trắng thì có thể đến Sơn La vào dịp cuối năm. Đây là thời điểm để bạn tận hưởng những phút giây thư giãn, cùng không gian lãng mạn, yên bình.

Mùa hoa cải

Di chuyển: Phương tiện di chuyển đến Sơn La

Du lịch Sơn La, du khách có thể tham khảo những phương tiện và tuyến đường di chuyển sau:

Xe khách

Xe khách là phương tiện phổ biến và thuận tiện nhất để di chuyển từ Hà Nội đến Sơn La.

Tuyến Hà Nội – Sơn La:

Bến xe Mỹ Đình: Có nhiều xe khách chất lượng cao đi Sơn La như xe của các hãng Hải Vân, Bắc Sơn, Hưng Thành.

Thời gian di chuyển: Khoảng 6-8 giờ, tùy thuộc vào điều kiện giao thông và điểm đến cụ thể.

Xe khách Hải Vân

Lưu ý: Nên đặt vé trước và kiểm tra lịch trình của các nhà xe để có chuyến đi thuận lợi.

Bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân

Để di chuyển đến Sơn La và chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên cung đường đi bạn có thể đi theo lộ trình sau:

Lộ trình từ Hà Nội đến Sơn La:

Quãng đường: Khoảng 300 km.

Tuyến đường chính: Từ Hà Nội, bạn đi theo Quốc lộ 6 qua Hòa Bình, Mai Châu, Mộc Châu, và tiếp tục đến thành phố Sơn La.

Cảnh đẹp trên đường: Tuyến đường này đi qua nhiều cảnh đẹp như đèo Thung Khe (Mai Châu), cao nguyên Mộc Châu với đồi chè xanh mướt và những cánh đồng hoa.

Ảnh: FB Thien Anh

Lưu ý: đường đèo dốc, nên cẩn thận trong quá trình di chuyển

Sơn La không có sân bay. Sân bay gần nhất là Điện Biên, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 170 km. Thời gian di chuyển từ sân bay Điện Biên về Sơn La khoảng 3 tiếng.

Di chuyển tại Sơn La

Sau khi đến được Sơn La để di chuyển giữa các địa điểm du lịch trong tỉnh bạn có thể tham khảo các phương tiện di chuyển sau:

Thuê xe máy

Đây là phương tiện dễ dàng lưu thông và giúp du khách có một chuyến khám phá trọn vẹn nhất. Bạn có thể thuê xe máy tại các nhà nghỉ, khách sạn hoặc các cửa hàng cho thuê xe máy ở trung tâm thành phố Sơn La và thị trấn Mộc Châu.

Thuê ô tô

Nếu bạn đi nhóm đông người: gia đình, bạn bè. Bạn có thể thuê xe ô tô để thuận tiện hơn cho quá trình di chuyển.

Taxi và xe công nghệ

Taxi và các dịch vụ xe công nghệ (như Grab) cũng có sẵn tại các khu vực trung tâm và thị trấn lớn. Có các hãng taxi phổ biến như Mai Linh, Sơn La Taxi, Hoa Mai Taxi.

Xe đạp

Đối với những ai yêu thích vận động và muốn tận hưởng không khí trong lành. Xe đạp là lựa chọn tuyệt vời để khám phá các điểm du lịch gần.

Địa điểm tham quan tại Sơn La

Cao nguyên Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Sơn La. Đến Mộc Châu du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa khoe sắc. Mùa hè tại vùng cao này còn có nhiều loại quả như: hồng, dâu tây, mơ, mận, đào… Ngoài ra, cao nguyên còn là nơi chiêm ngưỡng những đồi chè bạt ngàn, rừng thông Bản Áng, thác Dải Yếm,…

Cao nguyên Mộc Châu

Đồi chè Mộc Châu

Đồi chè Mộc Châu

Đồi chè Mộc Châu mang đến không giác xanh mát, cùng tạo hình trái tim đầy ấn tượng. Vì thế đây là điểm đến check-in của rất nhiều du khách khi tìm đến.

 

Ảnh: FB Thu Thảo

Thác Dải Yếm

Thác Dải Yếm hay còn được gọi là “thác Nàng”. Thác bắt nguồn từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Ta Cháu, nằm ở vị trí hợp lưu của suối Vặt và suối Bó Sập, thuộc xã Mường Sang. Thác có độ cao hơn 100m, được chia tách thành hai nhánh rõ rệt. Thác phía trên rộng khoảng 4.000 m2 với 9 tầng tượng trưng cho 9 bậc tình yêu. Còn thác phía dưới nhỏ hơn (diện tích tầm 300 m2) và gồm 3 tầng.

Ảnh: FB Phạm Vũ Bảo Trâm

Rừng thông Bản Áng

Rừng thông Bản Áng

Rừng thông Bản Áng mang đến một khung cảnh hoang sơ nhưng đầy ấn tượng. Lấy hồ rừng Bản Áng là tâm điểm, những cánh rừng dài bao quanh mặt hồ phẳng lặng, đồi núi chập chùng hùng vĩ. Bất kì du khách nào khi đến đây cũng đều cảm thấy hài lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên. Không chỉ có cảnh đẹp nơi đây còn là điểm đến của những chuyến khám phá văn hóa độc đáo.

Hang Dơi

Hang Dơi đầy ấn tượng tại Sơn La

Hang Dơi hay động Sơn Mộc Hương, nằm trong dãy đá vôi của thị trấn Mộc Châu. Hang có kết cấu được tạo thành bởi 3 khoang lớn và được ngăn cách bởi các tường thạch nhũ. Nền hang bằng phẳng tạo thành không gian rộng và thoáng. Giữa lòng hang có “Buồng Công chúa”, nơi được thiên nhiên điêu khắc tỉ mỉ và gắn liền với những truyền thuyết thú vị.

Tà Xùa

Vẻ đẹp Tà Xùa

Ảnh: @diephuudat_

Với đặc thù khí hậu, thời tiết Tà Xùa biến chuyển theo từng phút. Có khi đang mây mù trắng xóa, thì lại xuất hiện một vài phút trời quang, mây mù tan biến, hé lộ những tia nắng ấm áp. Cùng với đó là hiện tượng biển mây bao phủ lưng chừng núi tạo nên cảnh quan cực kỳ ấn tượng. Vì thế đây là vùng đất của người đam mê khám phá và chinh phục thiên nhiên.

Ảnh: Nguyễn Thanh Nga

Hang Táu

Cảnh quan thiên nhiên tại Hang Táu

Hang Táu theo tiếng địa phương có nghĩa là bãi đất trống hay cái lòng chảo, cách thị trấn Mộc Châu chừng 20km. Từ ngã ba Tà Số lên tới Hang Táu là quãng đường vừa để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục trước khi bước vào làng nguyên thủy. Những con dốc ở đây khi lên thì dựng ngược, khi xuống thì hút sâu.

Check-in cột mốc Tà Số. Ảnh: @ntlanh12_

Đỉnh Sa Mu

Băng rừng chinh phục đỉnh Sa Mu. Ảnh: dulich.laodong.vn

Đỉnh Sa Mu – U Bò có độ cao 2.890m so với mực nước biển. Muốn đến đây, du khách phải vượt quãng đường khá xa đến bản Chống Tra, xã Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La). Thảm thực vật trên núi được chia thành nhiều tầng với rất nhiều mảng màu khác nhau. Tầng dưới được bao phủ bởi đám rêu xanh, vàng, xám, mảng màu ấy rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời. Nơi nào lá cây rừng không khép tán, có ánh nắng nhiều hơn thì được trải một lớp cây dương xỉ xanh mướt. Tầng trên lại dành cho các loại dây leo với nhiều màu sắc đẹp mắt.

Mây trên đỉnh Sa Mu

Hồ Chiềng Khoi

Hồ Chiềng Khoi

Hồ Chiềng Khoi thực chất là một hồ nước nhân tạo với diện tích 40 ha, có 9 ngách chảy ra len lỏi giữa các ngọn đồi. Nước tại hồ lúc nào cũng có màu trong xanh, có chỗ sâu đến 40m. Trong hồ có nhiều loài cá tự nhiên và tôm, cua, ếch. Các đồi đất và dãy núi đá vôi gần hồ mọc nhiều loại rau rừng, măng, nấm… Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như vẹt, chim én, khỉ, sơn dương, lợn rừng…

Đồng bào Thái với trang phục đẹp mắt

Tháp Mường Bám

Tháp Mường Bám

Tháp Mường Bám, còn gọi là “Thạt Bản Lào”, là di tích kiến trúc ở bản Lào xã Mường Bám, huyện Thuận Châu. Ngọn tháp này do đồng bào Lào xây dựng kỹ lưỡng theo phong thủy. Tháp nằm trên ngọn đồi có bề mặt rộng khoảng 1ha. Quần thể có 5 tháp, một tháp to ở giữa và 4 tháp con ở xung quanh theo 4 hướng. Mặt tháp quay về hướng Đông và nhìn ra ngã ba suối Nậm Húa. Núi chắn hai bên theo hướng Bắc, Nam tựa thế tay ngai. Bên trái, phải, phía sau tháp có dãy núi tựa người đang ngồi thiền.

Hồ Tiền Phong

Hồ Tiền Phong

Hồ Tiền Phong được bao quanh bởi thiên nhiên tươi đẹp, giữa thảo nguyên ngút ngàn. Phía Đông và phía Bắc là hai dãy núi trùng điệp nối tiếp nhau hùng vĩ. Phía Đông là cao nguyên Nà Sản đầy ắp các loại trái cây và đồi chè xanh ngát. Tất cả đã tạo nên phong cảnh hữu tình, mang lại những giây phút thư thái và bình yên.

Ảnh: @bbihayuotmi

Bản Hồng Ngài

Bản Hồng Ngài

Hồng Ngài là một bản nhỏ thuộc thị trấn Bắc Yên. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Mông, và đến tận bây giờ, những nét đặc sắc về cuộc sống hoang sơ, hòa hợp cùng núi rừng. Hồng Ngài hiện có 71 ngôi nhà trình tường với kiến trúc ấn tượng.

Người dân tại bản. Ảnh: VTV

Suối khoáng bản Mòng

Suối bản Mòng

Bản Mòng là một địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng. Nơi đây hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình. Đến đây bạn được hòa mình trong dòng suối nước nóng và thưởng thức những món ăn thơm ngon. Một số món ăn nổi bật như gà nướng, cá suối nướng, thịt hun khói, lòng nướng, cơm lam, rau rừng,…

Mâm cơm truyền thống

Thủy điện Sơn La

Thủy điện Sơn La trên sông Đà

Thủy điện Sơn La trên sông Đà được khánh thành năm 2012. Thủy điện đã tạo nên một lòng hồ lớn với chiều dài hơn 150 km, diện tích khoảng 16.000 ha. Đi thuyền tham quan lòng hồ thủy điện, du khách sẽ có cảm giác thư giãn giữa sóng nước mênh mông.

Toàn cảnh nhà máy thủy điện Sơn La

Ẩm thực Sơn La

Vịt Chiềng Mai

Vịt Chiềng Mai là giống vịt đặc sản Sơn La, từ lâu đã nổi tiếng thơm ngon. Vịt xương nhỏ, thịt thơm ngọt và mềm nhưng không bị bở. Người dân ở bản Chiềng Mai dùng vịt để chế biến vịt luộc, vịt om măng, vịt xào sả ớt, vịt rang riềng…

Vịt Chiềng Mai luộc

Bê chao

Bê chao

Bê chao Mộc Châu là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Thịt bê mềm, thơm, có mùi sả với lớp da giòn “sần sật” ăn kèm tương bần đậm đà. Thịt vịt ăn kèm rau thơm như bạc hà, ngò rí, rau rừng… Người dân Sơn La thường ăn bê chao, nhâm nhi cùng chút rượu táo mèo.

Cháo mắc nhung

Cháo được nấu từ quả mắc nhung sẽ có một mùi thơm đặc biệt. Quả mắc nhung là món quà của Tây Bắc dành tặng cho người Sơn La. Loại quả này có vị ngăm đắng, hơi the cay và có chút ngọt. Quả mắc nhung được nấu cùng gạo nếp trong nước hầm xương nhiều giờ, tạo nên món ăn vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng.

Cháo mắc nhung

Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp hay cá nướng là món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái. Người ta phải chọn cá tươi sống, làm sạch, ướp sả, gừng, ớt rừng, rau thơm, mắc khén… rồi nướng trên than củi. Thịt cá sau khi nướng vẫn giữ nguyên độ ngọt, dai tự nhiên. Các hương vị của núi rừng hòa quyện vào từng thớ cá. Cá nướng phải chấm với chẩm chéo hoặc ăn cùng xôi nếp.

Nộm da trâu

Da trâu làm nộm

Nộm da trâu là món ăn ấn tượng với cách chế biến công phu. Món ăn có sự góp mặt của các nguyên liệu và gia vị địa phương như: mắc khén, mùi ta, trám rừng, lạc rang, rau thơm…Miếng da trâu qua vài công đoạn chế biến trở thành món ăn hấp dẫn. Khi thái mỏng tang, bạn sẽ thấy miếng da trâu có màu vàng, khi ăn rất giòn và lạ miệng.

Nậm pịa

Pịa, món ăn kì lạ

Nậm pịa là một món ăn vô cùng độc lạ. Nguyên liệu để là tiết bò hoặc tiết dê, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non, đó là “pịa”. Món nậm pịa có màu nâu, sền sệt. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi.

Rêu suối

Rêu, món ngon của người Thái

Rêu xanh lấy từ suối có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo khác nhau. Một số món như rêu nộm, rêu hấp, rêu nấu với măng đắng bằng nước luộc gà,rêu xào tóp mỡ ăn với xôi… Món nào cũng mang hương vị hấp dẫn riêng.

 

Thịt trâu gác bếp

Thịt treo gác bếp

Thịt trâu gác bếp từng được dự trữ làm thức ăn phổ biến của đồng bào Thái, giờ đây đã thành đặc sản. Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc đồ lại cho thịt mềm. Món ăn hấp dẫn bởi vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi thơm khói bếp.

 

Lưu ý khi du lịch Sơn La

Du lịch Sơn La, bạn cần lưu ý một số điều sau để chuyến đi được suôn sẻ.

Thời gian du lịch

Tùy theo nhu cầu trải nghiệm cá nhân, bạn nên xem trước thời tiết trước khi chuẩn bị cho chuyến du lịch.

Chuẩn bị trang phục

Địa hình Sơn La khá đa dạng với núi non và thung lũng. Bạn nên chuẩn bị quần áo thoải mái, giày thể thao hoặc giày leo núi để thuận tiện cho việc di chuyển. Trong mùa đông, cần mang theo áo ấm vì nhiệt độ có thể xuống thấp.

Ẩm thực

Đã đến Sơn La hãy thử qua những món ăn địa phương, để cảm nhận hương vị thơm ngon của món ăn vùng đất này.

Phong tục tập quán

Khi đến các bản làng, bạn nên tôn trọng phong tục tập quán của người dân địa phương. Tránh mặc đồ quá hở hang và luôn giữ thái độ lịch sự.

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, đồ dùng cần thiết

Luôn kiểm tra các vật dụng cá nhân, giấy tờ và tiền bạc. Nếu bạn đi phượt bằng xe máy, hãy đảm bảo xe của bạn được kiểm tra kỹ lưỡng trước chuyến đi.

Đường lên Tây Bắc quanh co

Theo iVIVU.com