Viếng các nghĩa sĩ ở khu di tích nghĩa trủng Hòa Vang Đà Nẵng
Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Quân và dân ta đã đánh trả quyết liệt nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược. Trong gần 19 tháng giao tranh ác liệt, đã có hàng ngàn nghĩa sỹ hy sinh, góp phần quan trọng làm sập đổ kế hoạch nhanh chóng chiếm đóng Đà Nẵng.
Trong thời gian chiến tranh, việc mai táng các nghĩa sỹ hy sinh chỉ là tạm thời. Vì thế, khi Đà Nẵng giải phóng, nhân dân đã lập các nghĩa trủng và quy tập hài cốt, xây đắp mộ cho những chiến sĩ tử trận.
Lần đầu, nghĩa trủng Hòa Vang được thành lập năm 1866 tại làng Nghi An, thuộc tổng Phước Tường, huyện Hòa Vang. Khi thực dân Pháp cho xây dựng sân bay Đà Nẵng từ 1925 đến 1926, người dân buộc phải di dời nghĩa trủng về vườn Bá làng Khuê Trung. Năm 1962, sân bay Đà Nẵng tiếp tục được mở rộng và nghĩa trủng được chuyển về vị trí như hiện nay.
Nghĩa trủng Hòa Vang được xem là nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất ở Việt Nam, là nơi lưu giữ khí phách anh hùng của các nghĩa sĩ vì nước vong thân. Đây cũng là nơi đánh dấu sự thất bại đáng xấu hổ của thực dân Pháp trong trận đầu đánh vào Việt Nam.
Bên cạnh nghĩa trủng với hơn 1000 ngôi mộ chiến sĩ là quần thể di tích gồm: phế tích tháp Hóa Quê; ngôi miếu Bà; giếng cổ Chăm hình vuông được xây bằng đá sa thạch; phế tích tháp Chăm và nhà thờ tiền hiền làng Hóa Quê. Đặc biệt, nhà thờ tiền hiền của làng cùng với miếu Bà là những công trình có giá trị được dùng làm địa điểm bí mật trong hoạt động cách mạng.
Hàng năm vào tháng 3 âm lịch UBND phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ đều long trọng tổ chức lễ tế nghĩa sĩ cùng với hội làng Khuê Trung. Năm 1999, khu di tích nghĩa trủng Hòa Vang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
iVIVU gợi ý một số tour Đà Nẵng hấp dẫn
Tour Cao Cấp Đà Nẵng 3N2Đ: Đà Nẵng – Sơn Trà – Hội An – Bà Nà