Trái bình bát, đầy ắp tuổi thơ của người miền Tây

61

Trái bình bát, đầy ắp tuổi thơ của người miền Tây

Đới với người dân miền Tây, trái bình bát chính là tuổi thơ, là món ăn dân dã của biết bao nhiêu người con vùng sông nước.

Nhắc tới trái bình bát, người ta cũng sẽ hay nhầm lẫn với tên của một loại rau – bình bát dây. Hai loại cây này đều có tên là bình bát nhưng một loại là dạng dây leo, sử dụng lá để nấu canh, còn một loại là cây thân gỗ, chỉ ăn được khi trái chín. Quả của hai loại này cũng khác nhau, bình bát dây khi chín có màu đỏ, quả nhỏ chừng 2 ngón tay, có dạng thon dài. Trái bình bát có quả dạng tròn, khi chín có màu vàng cùng với hương thơm đặc trưng.

Bình bát dây.

Bình bát trái.

Tuy nhiên, cây bình bát được nhắc đến ở đây là loài cây thân gỗ thuộc họ na, mọc chủ yếu ở rìa bờ kênh, mương, ao, hồ, có quả to bằng trái mãng cầu, trong cũng có nhiều hạt. Khi trái chín, chuyển sang màu vàng và có mùi thơm rất dễ chịu. Cũng giống mãng cầu, phần thịt của quả bình bát ăn được, có vị chua, dầm đường và bỏ thêm đá, một ít sữa đặc lại trở thành món giải khát ngon, giàu vitamin. Đây luôn được xem là “thần dược” cho những buổi trưa hè oi bức nóng nực đấy nhé!

Ảnh: Mỹ Linh Trần.

Nhìn vậy thôi nhưng bình bát cũng chính là món ăn “cứu đói” cho những đứa trẻ ở quê vào mỗi trưa, là món ăn vặt nhưng lại rất được chuộng. Bình bát khi chín sờ vào rất mềm, ăn vào ngọt ngọt chua chua cùng với mùi thơm đặc trưng nên luôn được yêu thích.

Ảnh: Nike Lê/ Thánh Riviu.

Ngoài công dụng lấy trái ăn, người dân thường dùng cây bình bát để làm củi đốt. Đốn cây bình bát về ngâm nước, rồi bỏ lớp da ngoài, lấy lớp da bên trong làm dây thắt võng đưa; dây có đặc tính dai và chắc; còn thân cây bình bát thì dùng làm củi đốt.

Theo iVIVU.com

Xem thêm bài viết:

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Gà “ăn mày” – Đặc sản lạ tai đầy cuốn hút của người miền Tây

Các món ăn miền Tây độc đáo được nấu từ trái bần